Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải ( Đề số 11)
-
35395 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quốc gia nào mở đầu ki nguyên chinh phục vũ trụ của loài người trong nửa sau của thế kỉ XX?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11.
Cách giải: Liên Xô là quốc gia mở đầu ki nguyên chinh phục vũ trụ của loài người trong nửa sau của thế kỉ XX.
Chọn D
Câu 2:
Đâu là chính sách của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 93 – 94.
Cách giải: Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác là chính sách của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Chọn B
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của quân ta trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 136.
Cách giải: Khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc là mục tiêu của quân ta trong chiến dịch Biển giới thu - đông 1950.
Chọn D
Câu 4:
Đâu là biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ở nửa sau của thế kỷ XX?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 60.
Cách giải: Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông là biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ở nửa sau của thế kỷ XX.
Chọn C
Câu 5:
Để hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa dân quốc và tay sai sau Cách mạng tháng Tám (1945) Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có biện pháp nào dưới đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 127.
Cách giải: Để hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa dân quốc và tay sai sau Cách mạng tháng Tám (1945) Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không thông qua bầu cử cùng với 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.
Chọn C.
Câu 6:
Thực tiễn việc giải quyết mối quan hệ giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng | hòa với thực dân Pháp và quân Trung Hoa dân quốc (2/9/1945 – trước 19/12/1946) đã để lại bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì giai đoạn từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 ta chưa có sự ủng hộ từ quốc tế. Phải từ năm 1950 trở đi thì Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN mới lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta. Từ đó, Việt Nam mới bắt đầu có sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía cộng đồng quốc tế.
B chọn vì Việt Nam luôn mong muốn hòa bình và cố gắng hết sức để bảo vệ hòa bình, không muốn xảy ra chiến tranh Việt Nam thực hiện hòa hiếu với các nước, nhún nhường nhưng luôn dựa trên nguyên tắc không vi phạm chủ quyền quốc gia, dân tộc.
C loại vì ngày 11/11/1945 Đảng đã tuyên bố “tự giải tán”.
D loại vì nội dung này không phải là bài học được rút ra từ việc giải quyết mối quan hệ giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thực dân Pháp và quân Trung Hoa dân quốc (2/9/1945 – trước 19/12/1946).
Chọn B
Câu 7:
Sự ra đời của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) là biểu hiện rõ nét của xu thế nào dưới đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 69.
Cách giải: Sự ra đời của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) là biểu hiện rõ nét của xu thế toàn cầu hóa.
Chọn A
Câu 8:
Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) được Đảng cộng sản Đông Dương xác định khi nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 115, suy luận.
Cách giải:
A loại vì lúc này cả Nhật và Pháp đang cai trị nhân dân ta – Nhật – Pháp mạnh nên ta chưa tiến hành Tổng khởi nghĩa được.
C loại vì lúc này quân Nhật còn mạnh, thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
B loại vì nếu chờ đến khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương thì ta không thể giành được độc lập nữa.
D chọn vì thời cơ “ngàn năm có một” để Nhân dân Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 xuất hiện khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. –> Tức là lúc này kẻ thù của ta đã hoàn toàn suy yếu, thời cơ khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
Chọn D.
Câu 9:
Đâu là thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám (1945)?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 122, suy luận.
Cách giải: Đất nước độc lập, Đảng ta lên cầm quyền là thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám (1945).
Chọn D
Câu 10:
Nước nào có âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 121.
Cách giải: Pháp âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công.
Chọn A
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A chọn vì với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân ta vươn lên thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B, C loại vì nội dung của các phương án này là ý nghĩa với chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
D loại vì nội dung của phương án này là kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Chọn A.
Câu 12:
Tổ chức cách mạng nào dưới đây đi theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A, C loại và các tổ chức này đi theo khuynh hướng vô sản.
B loại vì một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng đi theo khuynh hướng vô sản
D chọn vì Việt Nam quốc dân đảng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Chọn D
Câu 13:
Năm 1945, Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương quyết định thành lập căn cứ địa cách mạng nào?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
- Cao Bằng được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn làm căn cứ địa khi Người trở về Việt Nam năm 1941.
- Bắc Sơn – Võ Nhai là căn cứ địa đã có từ trước.
- Việt Bắc là căn cứ địa được thành lập năm 1945 gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Chọn B
Câu 14:
Nhật Bản bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX là do nguyên nhân nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 56, giải thích.
Cách giải: Với tiềm lực kinh tế - tài chính ngày càng lớn mạnh, từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX Nhật Bản bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại, bắt đầu chú trọng quan hệ với các nước châu Á.
Chọn B.
Câu 15:
Sự kiện nào đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy sau khi Nhật vào Đông Dương (1940).
B chọn vì cuộc khai thác thuộc địa đã chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội (sự ra đời của các giai cấp mới) và điều kiện chính trị để tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản.
C loại vì Pháp tăng cường đầu tư vốn cũng nằm trong nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
D loại vì Cách mạng tháng Mười Nga không tạo nên chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.
Chọn B
Câu 16:
Luận cương chính trị (1930- Trần Phú) có hạn chế nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 95, phần chữ nhỏ, suy luận.
Cách giải: Luận cương chính trị (1930- Trần Phú) có hạn chế khi xác định chưa đúng nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Chọn A.
Câu 17:
Đâu là mục đích chính trị của Kế hoạch Mácsan Mĩ triển khai ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 59, suy luận.
Cách giải: Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô, Đông Âu là mục đích chính trị của Kế hoạch Mácsan Mĩ triển khai ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn C
Câu 18:
Khó khăn nào đe dọa trực tiếp nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945)?
Phương pháp: Dựa vào tình hình nước ta sau thành công của Cách mạng tháng Tám để phân tích.
Cách giải:
Khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945:
- Ngoại xâm và nội phản: Đây là kẻ thù nguy hiểm nhất vì chúng đều âm mưu phá chính quyền, chống phá cách mạng nước ta, đối lập lợi ích với nhân dân ta. –> nếu không có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, linh hoạt, ta sẽ mất đi thành quả của CM tháng 8/1945 và bị biến thành nước mất độc lập như thời kì
- Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính: cũng là những khó khăn rất lớn của ta nhưng đây là những vấn đề khó khăn trong nước. Các vấn đề này không nguy hại như ngoại xâm và nội phản, Đảng và Chính phủ cùng nhân dân có thể giải quyết được.
Chọn D
Câu 19:
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất (10/1930) đã thông qua văn kiện nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 94.
Cách giải:
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất (10/1930) đã thông qua Luận cương chính trị.
Chọn B
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây là quyết định của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1941)?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930.
B loại vì Đảng đổi tên thành Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam năm 1951.
C loại vì các hội Cứu quốc ra đời từ năm 1942.
D chọn vì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1941) đã xác định đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
Chọn D
Câu 21:
Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 ở Việt Nam các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đã sử dụng hình thức đấu tranh nào dưới đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 80, suy luận.
Cách giải:
A loại vì tư sản không bãi công, bãi khóa.
Bloại vì tiểu tư sản và tư sản không khởi nghĩa vũ trang.
C loại vì tự sản không tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình.
D chọn vì tư sản và tiêu tư sản đã thành lập các tổ chức chính trị. Ví dụ, tư sản thành lập Đảng Lập hiến, Nam Phong, Trung Bắc tân văn, tiểu tư sản thành lập Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên.
Chọn D
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây là biện pháp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám (1945)?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 124.
Cách giải: Thành lập Nha Bình dân học vụ là biện pháp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám (1945).
Chọn D
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây là quyết định của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (1936)?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100.
Cách giải: Đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình là quyết định của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (1936).
Chọn D.
Câu 24:
Quyết định nào của Hội nghị Ianta (1945) tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5, suy luận.
Cách giải:
Quyết định của Hội nghị Ianta (1945) tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945 là Đông Nam Á là vùng ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây như vậy, Pháp vẫn có ảnh hưởng ở Đông Nam Á với các thuộc địa cũ trong đó có Việt Nam.
Chọn B
Câu 25:
Năm 1995, nước nào gia nhập vào tổ chức ASEAN là thành viên thứ 7?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 31 – 32.
Cách giải:
Năm 1995, Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN là thành viên thứ 7.
Chọn B
Câu 26:
Nội dung nào dưới đây trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1947) thể hiện rõ nhất đường lối kháng chiến toàn dân của Chính phủ ta?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì nội dung của phương án này thuộc Tuyên ngôn Độc lập.
B chọn vì đường lối kháng chiến toàn dân của Chính phủ ta được thể hiện qua nội dung kêu gọi hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
C, D loại vì nội dung của hai phương án này thể hiện lí do kháng chiến và quyết tâm kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc.
Chọn B
Câu 27:
Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế nổi bật nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 120, suy luận.
Cách giải: Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế nổi bật là góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Chọn A
Câu 28:
dung nào dưới đây là mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A chọn vì mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 là đòi quyền lợi kinh tế, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B, C loại vì chỉ từ sự kiện bãi công Ba Son tháng 8/1925 thì công nhân Việt Nam mới thể hiện mục tiêu đấu tranh chính trị và tinh thần quốc tế vô sản mà câu hỏi đang nêu cả về 1 giai đoạn từ 1919 – 1925 nên nội dung này không phù hợp.
D loại vì lúc này công nhân chưa đấu tranh để giải phóng dân tộc.
Chọn A.
Câu 29:
Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1917) so với những người đi trước là gì?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì Nguyễn Ái Quốc và các vị tiền bối có chung mục đích là tìm con đường cứu nước, gaiir phóng dân tộc.
B, D loại vì nội dung này chưa cho thấy sự độc đáo.
C chọn vì
- Hướng đi: khác với các vị tiền bối đi sang phương Đông, hướng sang Nhật thì Nguyễn Ái Quốc đi sang phương Tây.
-Cách tiếp cận chân lí cứu nước: Người đi nhiều nơi và khảo cứu các cuộc cách mạn thời người hòa mình vào cuộc sống của nhân dân cần lao nhận thức đúng đắn về bạn và thù => nhận thấy chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng “đến nơi”.
Chọn C
Câu 30:
Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 53.
Cách giải: Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951) đặt nền tảng mới cho quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ
Chọn A
Câu 31:
Tổ chức cách mạng nào được coi là một sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam?
Phương pháp: Phân tích sự chuẩn bị về tổ chức của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng. Cách giải:
- Đảng Cộng sản nói chung ra đời = chủ nghĩa Mác – Lê nin + phong trào công nhân.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời = chủ nghĩa Mác – Lê nin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước.
Xét thực tế ở Việt Nam, năm 1925, phong trào công nhân chưa phát triển, chủ nghĩa Mác – Lê nin được chưa được truyền bá rộng rãi trong công nhân và quần chúng nhân dân => chưa thể thành lập 1 Đảng vô sản. Trên cơ sở đó, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – tổ chức quá độ, là bước đệm để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin, lí luận giải phóng dân tộc về trong nước cũng như trong phong trào công nhân và quần chúng nhân dân. Đây là một sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Chọn B.
Câu 32:
là con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra cho dân tộc Việt Nam năm 1920?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 81.
Cách giải: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tìm ra cho dân tộc Việt Nam con đường cứu nước đúng đắn đó là con đường cách mạng vô sản.
Chọn C
Câu 33:
Đâu là mục đích của thực dân Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (1947)?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 133, suy luận.
Cách giải: Tiêu cơ quan đầu não của ta kết thúc chiến tranh là mục đích của thực dân Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (1947).
Chọn B
Câu 34:
Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tên gọi là gì?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 6, suy luận.
Cách giải: Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tên gọi là Trật tự hại cực Ianta.
Chọn C
Câu 35:
Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 69.
Cách giải: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. .
Chọn C.
Câu 36:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì trong Cách mạng tháng Tám chưa có lực lượng vũ trang ba thứ quân. Lực lượng vũ trang ba thứ quân hình thành trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
B chọn vì Cách mạng tháng Tám có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định, lực lượng vũ trang đóng vai trò là lực lượng nòng cốt, xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
C loại vì trong Cách mạng tháng Tám chưa có chiến tranh cách mạng.
D loại vì đây là bài học được rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
Chọn B
Câu 37:
Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về quan hệ quốc tế từ những năm 70 của thế kỷ XX đến 1989?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
B, C loại vì từ những năm 70 của thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây, quan hệ giữa Mĩ – Xô đã giảm bớt căng thẳng.
D loại vì dù xu thế hoàn hoãn Đông Tây xuất hiện nhưng Mĩ – Xô vẫn còn mâu thuẫn nên các mối quan hệ xoay quanh Mĩ– Xô không thể gọi là hòa bình.
Chọn A
Câu 38:
Hoạt động nào dưới đây nằm trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100 – 101.
Cách giải:
A, C loại vì ta vận động đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc Kì, Hội đồng quản hạt Nam Kì còn các tổ chức này đã được thành lập từ trước.
D loại vì không phù hợp về mặt thời gian với câu hỏi. Cuộc vận động Đông Dương Đại hội (1936) nằm trong phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Chọn B.
Câu 39:
Đâu là điểm sáng tạo của Cương lĩnh chính trị so với Luận cương chính trị (1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Phương pháp: Phân tích sự sáng tạo trong nội dung của Cương lĩnh chính trị khi xác định lực lượng cách mạng.
Cách giải:
- Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản; còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
- Luận cương xác định lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân.
Chọn C
Câu 40:
Hoạt động nào dưới đây do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động?
hương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 84.
Cách giải: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tổ chức phong trào “vô sản hóa” (1928).
Chọn A.