Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió - Bộ Cánh diều
-
5077 lượt thi
-
27 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hãy lập bảng mô tả đặc điểm của các tầng khí quyển.
Đặc điểm của các tầng khí quyển:
- Tầng đối lưu: độ cao từ 0 – 16 km (16 km ở xích đạo), chiếm 80% khối lượng khí quyển, 99% hơi nước trong khí quyển
- Tầng bình lưu: độ cao 16 - 55km, có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
- Các tầng cao của khí quyển không khí cực loãng:
+ Tầng giữa: độ cao từ 55 – 85km.
+ Tầng nhiệt: từ 85 – 350 hoặc 800km.
+ Tầng ngoài cùng: ): trên 55km.
Câu 2:
Dựa vào hình 13.2, hãy cho biết không khí gồm những thành phần nào?
- Không khí gồm các thành phần:
+ 78% khí ni - tơ
+ 21% khí ô - xy
+ 1% hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.
Câu 3:
Khí ô – xy, khí cac-bo-nic, hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại có vai trò rất lớn. Hãy cho biết vai trò của khí ô – xy, hơi nước và khí cac-bo-nic đối với đời sống và sản xuất của con người.
- Vai trò của khí của khí ô – xy, hơi nước và khí cac-bo-nic:
Khí ô – xy, hơi nước và khí cac-bo-nic tuy chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, nhưng có vai trò quyết định đến sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất. Vì con người và động vật cần khí ô- xy để thở, thực vật cần cac – bo – nic để quang hợp, hơi nước tác động vào quá trình trao đổi chất trong môi trường sống. Nếu không có khí ô – xy, hơi nước và khí cac-bo-nic thì trên Trái Đất sẽ không tồn tại sự sống.
Câu 4:
Hãy cho biết đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là đại dương.
Đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là đại dương là nóng và ẩm.
Câu 5:
Đọc thông tin và quan sát hình 13.5, hãy:
- Kể tên các đai khí áp trên trái đất. Các đai khí áp phân bố như thế nào trên Trái Đất?
- Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. Nhận xét về sự phân bố của các loại gió đó.
- Tên các đai khí áp trên Trái Đất:
+ Đai áp cao địa cực
+ Đai áp thấp ôn đới
+ Đai áp cao cận nhiệt đới
+ Đai áp thấp xích đạo
=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.
- Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất là:
+ Gió Tín phong
+ Gió Tây ôn đới
+ Gió Đông cực
=> Nhận xét:
+ Gió Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo. Ở nửa cầu Bắc gió thổi theo hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió thổi theo hướng Đông Nam.
+ Gió Tây ôn đới là gió thổi từ các đai áp cao cận nhiệt đới về các đai áp thấp ôn đới. Ở nửa cầu Bắc gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam gió hướng Tây Bắc.
+ Gió Đông cực là gió thổi từ áp cao địa cực về áp thấp ôn đới. Ở nửa cầu Bắc gió thổi theo hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió thổi theo hướng Đông Nam.
Câu 6:
Quan sát hình 13.1, hãy cho biết tầng khí quyển nào có liên quan nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của con người. Trình bày đặc điểm của tầng khí quyển đó.
- Tầng khí quyển liên quan nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của con người là tầng đối lưu.
- Đặc điểm tầng đối lưu là:
+ Độ cao từ 0 - 16km (7km ở cực; 16km ở xích đạo)
+ Tập trung tới 90% không khí, 99% hơi nước.
+ Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm dần, trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60 C.
+ Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp…
Câu 7:
Quan sát hình 13.5, hãy hoàn thành bảng mô tả đặc điểm của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất theo mẫu sau:
Loại gió |
Phạm vi hoạt động |
Hướng gió |
|
Gió Tín phong |
Loại gió |
Phạm vi hoạt động |
Hướng gió |
Gió Tây ôn đới |
Gió Tín phong |
khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo. |
- Bán cầu Bắc: hướng Đông Bắc. - Bán cầu Nam: hướng Đông Nam. |
Gió Đông cực |
Gió Tây ôn đới |
khoảng từ vĩ độ 30° Bắc và Nam lên khoảng vĩ độ 60° Bắc và Nam. |
- Bán cầu Bắc: hướng Tây Nam. - Bán cầu Nam: hướng Tây Bắc.
|
Gió Đông cực |
từ cực Bắc/Nam về vĩ tuyến 600 Bắc/Nam |
- Bán cầu Bắc: hướng Đông Bắc. - Bán cầu Nam: hướng Đông Nam. |
Câu 8:
Hãy tìm kiếm thông tin trên Internet với câu hỏi "Tại sao máy bay thương mại thường bay ở độ cao trên 10 000 m?" và tìm hai lí do liên quan đến đặc điểm khí quyển để trả lời cho câu hỏi này.
Các máy bay thương mại thường bay ở độ cao trên 10.000 m vì:
- Máy bay sẽ tiết kiệm được nhiên liệu do hạn chế được sức cản của không khí, bởi càng gần mặt đất mật độ không khí càng dày.
- Máy bay sẽ tránh được phần lớn thời tiết xấu hay bị nhiễu sóng, do tầng đối lưu là nơi
sinh ra các hiện tượng: mây, mưa, sấm chớp…
Câu 9:
Quan sát bức ảnh bên và cho ý kiến của mình về hành động nhóm bếp than tổ ong trên hè phố
Hành động nhóm bếp than tổ ong trên hè phố là không đúng. Vì than tổ ong khi đốt sẽ tạo ra các chất khí độc như: cacbon oxit, cacbon dioxit, nitơ oxit ...các chất này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sinh vật.
Câu 11:
Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
Đáp án B.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
Câu 13:
Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?
Đáp án B.
SGK/152, lịch sử và địa lí 6.
Câu 14:
Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?
Đáp án A.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
Câu 15:
Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là
Đáp án A.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 16:
Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?
Đáp án C.
SGK/153, lịch sử và địa lí 6.
Câu 17:
Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?
Đáp án B.
SGK/152, lịch sử và địa lí 6.
Câu 18:
Nguyên nhân chủ yếu có khí áp xuất hiện trên Trái Đất là do
Đáp án B.
Mặc dù không khí có trọng lượng rất nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất => Sức nén của không khí (khí quyển) đã tạo ra khí áp.
Câu 19:
Nguyên nhân chủ yếu ở các dãy núi cao có sự chênh lệch về nhiệt độ rất lớn giữa chân núi và trên đỉnh núi là do
Đáp án D.
Nguyên nhân ở các dãy núi cao có sự chênh lệch rất lớn về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi là do ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C nên ở các dãy núi, đỉnh núi cao thường nhiệt độ rất thấp. Ví dụ: Ở chân núi Phan-xi-pang (3143m) có thể là 270C nhưng ở đỉnh núi chỉ khoảng 140C.
Câu 20:
Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
Đáp án C.
SGK/152, lịch sử và địa lí 6.
Câu 21:
Ở hai bên Xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về Xích đạo là
Đáp án D.
SGK/153, lịch sử và địa lí 6.
Câu 22:
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có
Đáp án C.
SGK/153, lịch sử và địa lí 6.
Câu 23:
Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi
Đáp án D.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 24:
Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án B.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
Câu 27:
Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?
Đáp án A.
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có hoạt động của gió hành tinh là gió Mậu dịch (còn gọi là gió Tín Phong). Còn gió mùa là loại gió hoạt động theo mùa và chỉ có ở một số khu vực trên thế giới nên không phải là gió hành tinh.