Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Giải SGK Lịch sử 10 Phần 3 Chương 3: Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Giải SGK Lịch sử 10 Phần 3 Chương 3: Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Bài 37: Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

  • 1588 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trình bày những nét chính về buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ăng-ghen.

Xem đáp án

- Hoạt động của C.Mac

     + C.Mác sinh ngày 5/5/1818 tại thành phố Tơ-ri-ơ (Đức).

     + Năm 1842 ông làm công tác viên rồi Tổng biên tập Báo sông Ranh – một tờ báo có xu hướng dân chủ cách mạng.

     + Năm 1843, ông cùng gia đình sang Pa-ri (Pháp), rồi Brúc-xen (Bỉ) và cuối cùng cư trú ở Anh. Mác.

     + Ở Pa-ri, ông tiếp xúc với các nhà hoạt động cách mạng, viết sách và xuất bản tạp chí “Biên niên Pháp – Đức”. Ông nhận thấy vai trò, sứ mệnh của giai cấp vô sản giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.

- Hoạt động của Ăng-ghen

     + Ăng-ghen sinh ngày 28/11/1820 ở thành phố Bác-men (Đức)

     + Năm 1842, ông sang Anh làm thư kí hãng buôn và viết cuốn “Tình cảnh công nhân Anh”, phên phán sự bóc lột của giai cấp tư sản, thấy được vai trò của giai cấp công nhân.

     + 1844 – 1847 C.Mác và Ăng-ghen cho ra đời những tác phẩm về triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, đặt cơ sở hình thành chủ nghĩa Mác.


Câu 2:

“Đồng minh những người cộng sản” ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích của tổ chức này là gì?

Xem đáp án

- Hoàn cảnh ra đời của “Đồng minh những người cộng sản”

     + Trong những năm sống ở Anh, C.Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa năm 1836

     + 6/1847, tại đại hội của Đồng minh những người chính nghĩa họp ở Luân-Đôn, theo đề nghị của Ăng-ghe, tổ chức này đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản”.

- Mục đích của tổ chức “Đồng minh những người cộng sản” được khẳng định là “...lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ”.


Câu 3:

Vai trò của C.Mac và Ăng-ghen trong việc thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản như thế nào?

Xem đáp án

- Những hoạt động của C.Mác và Ăng-ghen thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển đã đặt cơ sở lí luận cho sự hình thành học thuyết Mác, Những hoạt động của Mác và Ăng-ghen trong phong trào công nhân là cơ sở thực tế cho sự hình thành học thuyết Mac.

- C.Mac và Ăng-ghen là người sáng lập “Đồng minh những người cộng sản”, đề ra mục đích hoạt động của tổ chức này.

- Mác và Ăng-ghen là người soạn thảo Tuyên ngôn Đảng cộng sản – văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.


Câu 4:

Hãy nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Xem đáp án

- Nội dung cơ bản

+ Khẳng định chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến , song nó chứa dựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư sản và vô sản tất yếu nổ ra. Bản Tuyên ngôn trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu trah chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.

+ Kêu gọi thành lập chính Đảng, thiết lập chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

+ Dùng bạo lực để lật đổ xã hội hiện có và kêu gọi nhân dân đứng lên làm cách mạng.

+ Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”.

- Ý nghĩa

+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.

+ Giai cấp công nhân có lí luận cách mạng soi đường để thực hiệ mục tiêu cuối cùng của người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới.


Bắt đầu thi ngay