Giải SGK Lịch sử 10 Phần 3 Chương 3: Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
Bài 39: Quốc tế thứ hai
-
1643 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy cho biết những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
- Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nga. Mục tiêu đấu tranh của phong trào là đòi tăng lượng, giảm giờ làm, cải thiện cuộc sống, ...
- Công nhân nhiều nước bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước. Sự phát triển đó đòi hỏi yêu cầu một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào.
Câu 2:
Hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ hai trong thời gian Ăng-ghen lãnh đạo
- 14/7/1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri. Đại hội đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính Dảng của giai cấp vô sản mỗi nước, đề cao vai trò của quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động.
- Cũng như Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội. Nhờ vai trò tích cực của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.
Câu 3:
Trình bày hoàn cảnh của Quốc tế thứ hai
- Sau khi Quốc tế thứ nhất giải tán, phong trào cách mạng ở các nước vẫn phát triển. Công nhân nhiều nước được tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, từ đó dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước. Sự phát triển đó đòi hỏi yêu cầu một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào.
- Trước tình hình đó 14/7/1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri.
Câu 4:
Vì sao Quốc tế thứ hai bị tan rã?
- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.
- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.