Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Bài 9: Áp suất khí quyển

  • 5062 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía (hình 9.2). Hãy giải thích tại sao?

Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

Xem đáp án

Khi hút bớt không khí như vậy thì áp suất không khí bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất bên ngoài. Khi đó vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía.


Câu 2:

Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước H.9.3. Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao?

Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

Xem đáp án

Do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước nên nước không chảy ra khỏi ống.


Câu 3:

Trong thí nghiệm của câu hỏi 2, nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên ống ra thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?

Xem đáp án

Nếu bỏ ngón tay bịt đầu ống ra thì phần không khí phía trên cột nước trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước sẽ lớn hơn áp suất khí quyển làm cho nước chảy ra khỏi ống.


Câu 6:

Trong thí nghiệm Tôrixenli (ở C5), áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? Lên B là áp suất nào?

Xem đáp án

+ Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển.

+ Áp suất tác dụng lên B là áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 cm trong ống.


Câu 7:

Hãy tính áp suất do cột thủy ngân tác dụng lên B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3. Từ đó suy ra độ lớn của áp suất khí quyển.

Xem đáp án

Áp suất tác dụng lên B là: p = h.d = 0,76.136000 = 103360N/m2

Áp suât khí quyển là 103360N/m2 (vì áp suất khí quyển gây ra tại A bằng áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm trong ống).


Câu 8:

Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước(H9.1) thì nước có chảy ra ngoài được hay không? Vì sao?

Xem đáp án

Ta thấy áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.


Câu 9:

Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Xem đáp án

- Trên nắp các bình nước lọc thường có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để lấy nước dễ dàng hơn.

- Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.


Câu 10:

Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg nghĩa là thế nào? Tính áp suất này ra N/m2.

Xem đáp án

Nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất gây bởi trọng lượng của một cột thủy ngân cao 76cm.

Ta có: p = h.d = 0,76.136000 = 103360 N/m2.


Câu 12:

Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h?

Xem đáp án

Ta thấy độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi nên không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h


Bắt đầu thi ngay