Bài 13: Công cơ học
-
5054 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát các hiện tượng:
Từ các trường hợp quan sát trên, em có thể cho biết khi nào thì có công cơ học nào?
Khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực thì có công cơ học. Như vậy, cả hai trường hợp đều có công cơ học.
Câu 2:
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau:
- Chỉ có "công cơ học" khi có …(1)… tác dụng vào vật và làm cho vật …(2)... theo phương vuông góc với phương của lực.
- Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật).
- Công cơ học thường gọi tắt là công.
- Chỉ có "công cơ học" khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực.
- Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật).
- Công cơ học thường gọi tắt là công.
Câu 3:
Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học?
a) Người thợ mỏ đang đẩy làm cho xe goòng chở than chuyển động.
b) Một học sinh đang ngồi học bài.
c) Máy xúc đất đang làm việc.
d) Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
- Các trường hợp có công cơ học là: a), c), d)
Giải thích: vì ở cả 3 trường hợp đều có một lực tác dụng lên vật làm cho vật chuyển dời (tương ứng là: xe goòng chuyển động, máy xúc chuyển động và quả tạ chuyển động.).
Câu 4:
Trong các trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học?
a) Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.
b) Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.
c) Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao (H.13.3 SGK).
a) Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động: Lực kéo của đầu tàu thực hiện công.
b) Quả bưởi rơi từ trên cây xuống: Trọng lực thực hiện công.
c) Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao: Lực kéo của người công nhân thực hiện công.
Câu 5:
Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu.
Công của lực kéo là:
A = F.s = 5000.1000 = 5000000J
= 5000kJ.
Câu 6:
Một quả dừa có trọng lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực?
Trọng lực của quả dừa: P = 2.10 = 20 N.
Công của trọng lực là:
A = P.h = 20.6 = 120 J
Câu 7:
Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang?
Trọng lực theo phương thẳng đứng luôn vuông góc với phương chuyển động của hòn bi nên không có công cơ học trong trường hợp đó.