Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hưng Yên (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hưng Yên (Lần 1) có đáp án
-
341 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂY CỎ VÀ HOA
Rừng có cây cao cây thấp
cây thấp đua nhau thoát bóng cây cao
cây cao nhận ra mình cô độc
hiểu bãi gió nắng mưa nên bình thản giữa trời.
Sống dưới cây
thiếu nắng
thiếu mưa
bão ở trên
đất động ở dưới
biết phận mình thấp bé như nhau
cỏ víu lấy cỏ
làm nên bất diệt mùa xanh
Cây sinh ra cây
cỏ sinh ra cỏ
dù là cây
dù là cỏ
hết một đời cũng dâng một lần hoa
(Nông Quang Khiêm, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 1006, tháng 2-2023, tr61)
Trong bài thơ, cây thấp, cây cao sống như thế nào?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Trong bài thơ:
- Cây thấp đua nhau thoát bóng cây cao. Các cây cỏ bám víu lấy nhau
- Cây cao sống cô độc.
Câu 2:
Theo tác giả, khi cỏ víu lấy cỏ, làm nên điều gì?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo tác giả, khi cỏ víu lấy cỏ làm nên bất diệt mùa xuân.
Câu 3:
Anh/Chị hãy nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong các dòng thơ sau:
dù là cây
dù là cỏ
hết một đời cũng dâng một lần hoa.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ.
Học sinh tự trình bày quan điểm của mình, lý giải:
Hiệu quả phép điệp:
- Nhấn mạnh sự tương đồng giữa cây và cỏ.
- Dù là cây hay cỏ thì trong một đời đều phải làm nhiệm vụ của mình mang vẻ đẹp dâng cho đời.
- Dù là cây hay cỏ thì đều mang giá trị riêng.
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự nêu ra quan điểm của bản thân, chú ý lý giải:
Gợi ý:
- Dù là ai chúng ta cũng đều mang những giá trị riêng của bản thân.
- Dù là ai thì chúng ta cũng phải sống hết mình với cuộc đời, cống hiến cho đời những giá trị tốt đẹp.
=> Như vậy cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa.
Câu 5:
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc phát huy giá trị của bản thân trong cuộc sống.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề:
- Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của việc phát huy giá trị của bản thân trong cuộc sống.
2. Giải quyết vấn đề
- Mỗi người trong chúng ta đều mang một giá trị riêng biệt, không trùng lặp với bất kì ai.
- Phát huy giá trị riêng là cách con người khẳng định bản thân mình.
- Phát huy giá trị riêng giúp con người cảm nhận cuộc sống một cách đúng nghĩa nhất.
- Phát huy giá trị riêng là cách con người tạo nên giá trị tốt đẹp cho xã hội
- Cần làm gì để phát huy giá trị riêng?
+ Quay về tìm hiểu bản thân, hiểu chính mình, nhậ ra giá trị của mình.
+ Tiếp tục trau dồi kiến thức để phát triển thêm khả năng của bản thân
+ Tiếp thu nhưng không hòa tan.
……
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân
3. Tổng kết vấn đề.
Câu 6:
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó liên hệ đến quyết định “nhặt vợ” của nhân vật Tràng để thấy được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người láo động: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Kim Lân là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thiên về chủ đề nông thôn và người nông dân nghèo với ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tài tình.
- Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Tác phẩm đã ngợi ca giá trị tình thần của con người ngay trên bờ vực cái chết.
- Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn trích trên; từ đó liên hệ đến quyết định “nhặt vợ” của nhân vật Tràng để thấy được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người láo động: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
II. Phân tích
1. Phân tích đoạn trích:
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần cuối cùng của câu chuyện. Đoạn trích là diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau.
* Diễn biến tâm trạng của Tràng:
- Tràng tỉnh dậy thấy bao thay đổi:
+ Sáng hôm sau, khi mặt trời đã lên cao bằng con sào Tràng mới tính dậy vì anh vừa trải qua một đêm hạnh phúc nhất trên đời – đêm tân hôn.4
+ Anh ta thấy ngôi nhà lụp xụp ngày hôm qua giờ đây được quét dọn gọn gàng hơn. Dường như người con dâu đã mang đến một luồng sinh khí mới mẻ cho căn nhà.
+ Anh thấy mẹ của mình hôm nay dậy sớm, làm việc gì cũng xăm xăm, vẻ mặt vui vẻ.
+ Anh thấy cô vợ đanh đá ngày hôm qua đã trở thành dâu hiền vợ thảo.
+ Anh thấy được sự thuận hòa giữa mẹ và vợ.
=> Chính những cảm xúc lâng lâng ấy khiến anh dưng dưng xúc động. Bản thân anh cũng thấy mình thay đổi. Anh thấy mình phải có trách nhiệm với gia đình vì mình chính là trụ cột của gia đình. Anh thấy mình nên người, anh thấy yêu cái ngôi nhà của mình.
- Bữa cơm ngày đói:
+ Bữa chính là ăn cháo: Cả nà rất vui vẻ, Tràng ngoan ngoãn nghe lời mẹ.
+ Đến khi bà cụ Tứ bê lên nồi chè khoán, Tràng ăn một miếng, thấy cổ họng đáng chát, nghẹn ứ. Đây chính là gia vị của ngày đói. Cảm giác xấu hổ của một người đàn ông xấu hổ khi không thể lo cho mẹ, cho vợ một bữa cơm no ngay cả đó là bũa mừng nàng dâu mới.
+ Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiện lên trong tâm chí Tràng bảo hệu cho một sự giải phóng. Tràng sẽ hòa vào dòng người kia để giải phóng những người dân nghèo.
=> Từ một con người ngộc nghệch vô tư đã trở thành một người đàn ông trưởng thành nhờ bản tình ca của hạnh phúc.
2. Liên hệ đến quyết định “nhặt vợ” của nhân vật Tràng.
- Quyết định “nhặt vợ” xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò. Lại đây mà đẩy xe bò với anh”.
- Quyết định thoát đầu có thể thấy đây là một quyết định nông nổi và ngờ nghệch. Thế nhưng, quyết định này thực chất là sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh.
- Chính vì thế, quyết định ấy đã mang đến hi vọng cho Tràng và những người nông dân nghèo. …..
=> Bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người láo động: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề nghị luận.