IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Văn Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Yên Thành, Nghệ An (Lần 1) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Yên Thành, Nghệ An (Lần 1) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Yên Thành, Nghệ An (Lần 1) có đáp án

  • 354 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Chỉ ra những từ ngữ thể hiện sự đau thương, mất mát của dân tộc trong các dòng thơ: 

Mang vết thương chảy máu ngoài tim 

Cùng nhức nhối với người chết oan ức 

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý. 

Cách giải: 

Những những từ ngữ thể hiện sự đau thương, mất mát của dân tộc: vết thương, chảy máu, nhức nhối, người  chết, oan ức 


Câu 3:

Nêu hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ: 

Cùng sống chung trên đất 

Cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam 

Cùng có chung tên gọi Việt Nam 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ. 

Cách giải: 

Gợi ý: 

Hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ:  

- Nhấn mạnh sự tương đồng của những người tác giả đã gặp: cùng chung sống, chung nỗi đau chia cắt và  niềm tự hào dân tộc.  

- Tạo giọng điệu tha thiết, tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ. 


Câu 4:

Nhận xét về tình cảm của tác giả với đất nước được thể hiện trong đoạn trích.
Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

- Học sinh có thể đưa ra suy nghĩ của bản thân, có lý giải. 

- Tình cảm của tác giả với đất nước được thể hiện trong đoạn trích: tình yêu và nỗi đau trước sự lầm than của  đất nước, niềm tự hào dân tộc.  

- Nhận xét tình cảm của tác giả với đất nước được thể hiện trong đoạn trích: chân thành, tha thiết, sâu lắng …


Câu 5:

Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày  suy nghĩ của anh/chị về mối liên hệ giữa tình cảm cá nhân và tình yêu đất nước. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.

Cách giải: 

1. Giới thiệu vấn đề: 

- Giới thiệu vấn đề: Mối liên hệ giữa tình cảm cá nhân và tình yêu đất nước. 

2. Giải quyết vấn đề 

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác  nhau miễn là hợp lí, thể hiện rõ về mối liên hệ giữa tình cảm cá nhân và tình yêu đất nước.Có thể theo hướng sau: 

Tình cảm cá nhân có mối liên hệ gắn bó sâu sắc với tình yêu đất nước:  

- Tình cảm cá nhân là cơ sở, tiền đề góp phần hình thành, tạo dựng, vun đắp nên tình yêu đất nước.

- Tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình cảm cá nhân; biểu hiện qua những tình cảm gần gũi, thân thuộc của cá  nhân; tạo động lực cho mỗi người vươn lên trong cuộc sống. 

3. Tổng kết vấn đề. 


Câu 6:

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây: 

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông  thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bịsặc. Trên mặt cái hút xoáy tít  đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào  qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn  cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc  lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có  những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới  lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dùng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi  cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà – từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt  sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng  quay tít, cái máy lia ngược contre-plonge’e lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve  một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang  xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang  lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên  cái gậy đánh phèn. 

 (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12,

Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr186,187) 

Cảm nhận của anh /chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của  Sông Đà trong tác phẩm để nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân.

 

Xem đáp án

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Nguyễn Tuân là một cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật độc  đáo, tài hoa và uyên bác, các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

- Người lái đò Sông Đà được trích từ tập Tùy bút Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế Nguyễn Tuân đến  với Tây Bắc. Tại đây, ông đã cảm nhận được thiên nhiên vừa dữ dội vừa trữ tình cùng với chất vàng mười  trong tâm hồn người dân nơi đây. 

- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về hình tượng sông Đà trong đoạn trích “Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới  Sơn La...một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.”. Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của  Sông Đà trong tác phẩm để nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân.

II. Phân tích 

1. Cảm nhận sông Đà trong đoạn trích. 

- Hình tượng sông Đà trong đoạn trích thể hiện sự phong phú, đa dạng: 

+ Sự dữ dội, khốc liệt, hung bạo của sông Đà: nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc,hút nước giống như  cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót  dầu sôi vào, nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống, thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông  đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới … 

+ Vẻ đẹp hùng vĩ, kì vĩ, kì thú của sông Đà: một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh  ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh, một cái cốc pha lê nước khổng lồ...

- Hình tượng sông Đà được thể hiện bằng ngôn ngữ phong phú, giàu tính gợi hình, gợi cảm; nghệ thuật so  sánh, nhân hóa tạo những liên tưởng bất ngờ, thú vị... Qua đó, đoạn trích thể hiện sự quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú; cảm quan thẩm mĩ độc đáo; tình yêu và niềm khao khát khám phá vẻ đẹp của quê  hương đất nước; phong cách tài hoa, uyên bác của tác giả Nguyễn Tuân. 

2. Liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm để nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng  sông của tác giả Nguyễn Tuân.  

- Liên hệ với vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm: bên cạnh việc thể hiện hình tượng sông Đà như  trong đoạn trích, tác giả còn khám phá vẻ đẹp trữ tình của dòng sông (thể hiện qua những so sánh, liên tưởng  độc đáo về màu sắc, hình dáng, sự gợi cảm của dòng sông…) 

- Nhận xét sự độc đáo trong cảm nhận về dòng sông của tác giả Nguyễn Tuân: sông Đà được cảm nhận trên  phương diện văn hóa, thẩm mĩ. Bằng việc vận dụng những kiến thức của nhiều lĩnh vực, với quan niệm thẩm  mĩ độc đáo, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên hình tượng sông Đà phong phú, đa dạng, đầy biến ảo(vừa hùng vĩ,  dữ dội, hung bạo vừa thơ mộng, lãng mạn, trữ tình). Cảm nhận độc đáo về dòng sông thể hiện tình yêu thiên  nhiên tha thiết, sâu nặng và phong cách tài hoa, uyên bác của tác giả Nguyễn Tuân. 

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.


Bắt đầu thi ngay