Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Sơn La (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Sơn La (Lần 1) có đáp án
-
322 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Rất ít người nghi ngờ việc Al (tri tuệ nhân tạo) sẽ tiến bộ hết sức nhanh chóng trong những năm tới. Một số nhà bình luận nói rằng A1 hiện nay đang ở vị trí giống với máy tính cá nhân trong khoảng năm 2004, vậy nên sự tiến bộ ấy có thể sẽ vô cùng lớn. Trước kia tiếp cận Al của chúng ta vẫn mang tính thủ công, nhưng một khi các kĩ thuật vĩ tỉnh phát triển song song trở nên hoàn thiện, ta có thể nhanh chóng đạt được AI đích thực.
Tuy nhiên, vẫn còn đỏ hai câu hỏi lớn. Thứ nhất liệu não người về cơ bản chỉ là một cỗ máy với đống dây dợ và vài chất hoá học cũng như điện năng được thêm vào, hay còn chứa nhiều thứ hơn thể? Nếu não người chỉ đơn giản là bộ sưu tập của những nguyên tử, vậy thì chắc chắn rằng trước sau gì chúng ta cũng thiết kế ra những cỗ máy có thể bắt kịp và thậm chí vượt qua những năng lực của con người. Nếu điều này xảy đến, thì có lẽ loài người sẽ bước vào một kỷ nguyên tiến hóa mới, thời điểm chúng ta bắt đầu hợp nhất với máy móc và đạt được sự bắt tử ở một mức nào đó. Thực vậy có lẽ việc này đã xảy ra rồi nếu cho rằng bản thể thực sự của chúng ta là DNA và cơ thể con người chi là “phần xác” tạm thời chứa đựng chúng. Thứ hai, ngay cả nếu máy móc không đạt được mức độ tinh tế như trên, nhiều khả năng là chúng vẫn sẽ trở nên rất thông minh, vậy thì điều gì sẽ xảy đến với những người trước kia làm những việc mà máy móc sẽ đảm nhiệm trong tương lai? Chào mừng đến với thế giới tương lai. Một thế giới toàn kim loại và sử dụng rất nhiều pin. Hi vọng rằng máy móc sẽ không giận dữ và không tìm ra cách nô dịch loài người.
(Theo Ri-sút Oất - xem, 50 ý tưởng về tương lai - SGK Ngữ văn 11, Kết nối tri thức với
cuộc sống)Phương pháp: Vận dụng các kiến thức đã học về phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Tác giả cho rằng AI đã thay đổi như thế nào những năm gần đây?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Tác giả cho rằng Al trong những năm gần đây đã có sự thay đổi: A1 hiện nay đang ở vị trí giống với máy tính cá nhân trong khoảng năm 2004, vậy nên sự tiến bộ ấy có thể sẽ vô cùng lớn.
Câu 3:
Trước sự phát triển tiến bộ, hoàn thiện nhanh chóng của của Al, theo tác giả điều gì có thể xảy ra với con người? Tại sao?
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ.
Cách giải:
- Nếu não người chỉ đơn giản là bộ sưu tập của những nguyên tử, thì có lẽ loài người sẽ bước vào một kỷ nguyên tiến hóa mới, thời điểm chúng ta bắt đầu hợp nhất với máy móc và đạt được sự bất tử ở một mức nào đó.
- Một thế giới toàn kim loại và sử dụng rất nhiều pin. Hi vọng rằng máy móc sẽ không giận dữ và không tìm ra cách nô dịch loài người.
Câu 4:
Lời chào mừng đến với thế giới tương lai - một thế giới toàn kim loại, sử dụng rất nhiều pin và máy móc rất có thể nổi giận nhằm gửi tới con người thực tại bài học nào?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm cá nhân của mình, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Chúng ta ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào máy móc. Điều này gây ra sự suy giảm sáng tạo, ảnh hưởng đến môi trường.
=> Lời chào mừng đến với tương lai ở cuối bài là bài học về sự lệ thuộc vào công nghệ và bài học về ô nhiễm môi trường.
Câu 5:
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) tình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải làm chủ sức mạnh của công nghệ.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
a. Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải làm chủ sức mạnh của công nghệ.
b. Giải thích: Sức mạnh công nghệ được hiểu là những tác động mà công nghệ mang tới cho cuộc sống của con người.
c. Bàn luận:
* Vì sao chúng ta cần làm chủ sức mạnh công nghệ?
- Công nghệ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích (khiến tăng năng suất, hiệu quả công việc cao hơn,…) tuy nhiên, ảnh hưởng của công nghệ đến đời sống của con người cũng không ít.
+ Công nghệ kiến con người lệ thuộc và dần đánh mất khả năng sáng tạo của mình.
+ Từ việc lệ thuộc con người trở nên lười suy nghĩ, lười vận động, ngại giao tiếp,…
+ Một số máy móc công nghệ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài.
* Cần làm gì để làm chủ sức mạnh công nghê?
- Xác định rõ ràng mục đích của công nghệ – chỉ là phương tiện hỗ trợ công việc.
- Không để công nghệ chi phối cuộc sống.
- Luôn có ý thức rèn luyện bản thân, rèn luyện trí tuệ, tăng khả năng sáng tạo của bản thân…..
* Bàn luận mở rộng: Không phủ nhận những tích cực mà công nghệ mang lại, điều quan trọng là con người phải biết làm chủ để đưa cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Câu 6:
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều hôm ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2020, tr89)
Cảm nhận đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về cảm hứng hoài niệm của thơ Quang Dũng.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Giới thiệu về tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài những trước hết là một nhà thơ. Bản thân là một chiến sĩ, thơ Quang Dũng chứa đựng hiện thực bi tráng với bút pháp hào hoa, lãng mạn.
- Giới thiệu tác phẩm: Tây Tiến là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Quang Dũng viết về đề tài người lính. Năm 1948, khi phải rời xa binh đoàn Tây Tiến về làng Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã dùng nối nhớ viết lên tác phẩm này.
* Khái quát vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ. Nhận xét về cảm hứng hoài niệm của thơ Quang Dũng.
II. Phân tích
1. Cảm nhận đoạn thơ.
a. Hình ảnh đêm lửa trại – đêm hội đuốc hoa trong sự ngỡ ngàng và hân hoan.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo từ bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
- Chữ “bừng”: Khiến ta nhớ lại hình ảnh đầy rực rỡ, toả rạng và mang tính biểu tượng cao độ trong Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. “Bừng” vừa chỉ ánh lửa, ánh đuốc sáng bừng lên, vừa tả âm thanh tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát, tiếng khèn vang lên tưng bừng rộn rã. Và như vậy, nơi rẻo cao, nơi lạnh lẽo hoang sơ chốn núi rừng, ánh lửa đã xua tan giá lạnh, mang đến niềm vui, ấm áp, xua đi cả những mệt mỏi của những chặng đường vừa qua.
- Đuốc hoa là cây nến thắp lên trong phòng tối tân hôn. Quang Dũng sáng tạo thành “hội đuốc hoa” để nói về đêm liên hoan lửa trại giữa các cán bộ chiến sĩ đoàn binh Tây Tiến với đồng bào các bản mường. Như vậy, trong ánh lửa, ta thấy ấm tình thân, vui cái hân hoan của hạnh phúc.
- Chữ “kìa” thể hiện sự ngạc nhiên, niềm vui thích, tình tứ cúa chàng lính trẻ Tây Tiến khi nhìn thấy các “em”, các “nàng” đến dự hội đuốc hoa trong bộ xiêm áo xinh đẹp. Trong buổi chiều gặp gỡ, hẳn rằng các thiếu nữ y phục của họ vẫn là chiếc áo chàm, áo nâu mòn sờn sương gió. Nhưng khi lửa trại rực đỏ, trên sân khấu của nơi thăm thẳm âm u, thiếu nữ miền sơn cước đã có màn “lột xác” ngoạn mục, để các chàng lính trẻ phải trầm trồ trước nhan sắc miền non tản. Và càng trầm trồ, mê say hơn trước những “man điệu” lạ lẫm mà mê hồn quyến rũ, đó là điệu nhạc, điệu múa những anh lính Hà thành hào hoa chưa một lần được thưởng ngắm
b. Ký ức bỗng xuôi về một chiều sương miền Châu Mộc bảng lảng, vẽ lên một thiên nhiên Tây Bắc thật khác biệt khổ 1.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
- Hình ảnh “người đi” trong “chiều sương ấy” là một ý thơ độc đáo vô cùng. Độc đáo bởi chiều sương ấy cho ta hiểu là khung cảnh của quá khứ.
- Buổi chiều thu đầy sương ấy in đậm hồn người khiến cho hoài niệm thêm mênh mang.
- Rất cần chú ý điệp ngữ: “có thấy”, “có nhớ”. Thấy và nhớ là ấn tượng đập mạnh vào thị giác, cảm giác, vào chiều sâu tâm hồn. Thấy và nhớ như khắc sâu thêm ấn tượng về miền Tây Bắc.
- Trước hết là thấy lau ở nẻo bến bờ. Hình ảnh tiếp tục xuất hiện trong vùng trời ký ức là “dáng người trên độc mộc”. Ý thơ “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” lạ mà đầy sức gợi, cũng thật đa tình.
2. Nhận xét về cảm hứng hoài niệm của thơ Quang Dũng.
- Đoạn trích là những hoài niệm của người lính Tây Tiến về những kỷ niệm đẹp đẽ thắm đượm tình quân – dân.
- Bài thơ là con sóng của hoài niệm, của nỗi nhớ: Một nỗi nhớ chơi vơi không đầu không cuối; Một nỗi nhớ được mở rộng cả không gian và thời gian; Một nỗi nhớ khi gầm gào mãnh liệt, khi lắng sâu dào dạt.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.