Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 13) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 13) có đáp án
-
296 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản:
Sau hàng loạt trường hợp phụ huynh bị lừa chuyển tiền với lý do “con cấp cứu ở bệnh viện” diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, câu hỏi được nhiều người quan tâm là thông tin học sinh bị lọt ra từ kênh nào và làm sao để đảm bảo an toàn thông tin cho người học.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM) cho rằng, hiện nay nhiều công tác hồ sơ, giấy tờ trong trường học như sổ khám sức khỏe, thẻ ngân hàng, bảo hiểm y tế, xét tuyển đại học,… nếu không được kiểm soát chặt đều có thể trở thành nguy cơ lọt thông tin của học sinh. Với sự phát triển nhanh của công nghệ, dù công tác bảo mật được các trường chú trọng vẫn có thể bị tội phạm mạng tấn công. Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú, TPHCM) Nguyễn Đình Độ khẳng định, nhà trường rất coi trọng công tác nhập dữ liệu học sinh và thường xuyên nhắc nhở đội ngũ về việc bảo mật thông tin. Tuy nhiên, rất nhiều hoạt động diễn ra trong trường học như tư vấn hướng nghiệp, khuyến mãi của nhãn hàng… đều có thể là nguyên nhân khiến thông tin cá nhân của học sinh bị lọt ra ngoài. Ngoài ra, lọt thông tin có thể xuất phát từ việc học sinh truy cập mạng internet với nhiều ứng dụng phổ biến hiện nay như Facebook, TikTok, game… dẫn đến cạm bẫy về mã độc, đường dẫn truy cập có nội dung lừa đảo. Thậm chí, việc phụ huynh có thói quen “khoe” thành tích học tập cùng giấy khen của con lên mạng xã hội cũng vô tình làm lọt thông tin của học sinh.
Theo Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TPHCM, mỗi ngày đơn vị này tiếp nhận từ 20-30 đơn tố cáo của người dân về việc bị lừa đảo với nhiều cách thức đa dạng như: mượn danh người quen, dùng hình ảnh hoặc tự xưng là người của cơ quan nhà nước để tiến hành hành vi lừa đảo. Theo đánh giá của Công an TPHCM, khoảng 20% trường hợp lọt thông tin xuất phát từ doanh nghiệp, cơ quan hành chính; nhưng đến 80% là do cá nhân vô tình lọt thông tin ra ngoài qua các hoạt động hàng ngày, sử dụng ứng dụng giải trí, mạng xã hội. Nhằm hạn chế tình trạng lọt thông tin học sinh, gia đình và nhà trường cần phối hợp với nhau trong việc tăng cường “sức đề kháng”cho học sinh thông qua việc cung cấp kỹ năng, kiến thức phòng chống tội phạm công nghệ cao. Trong đó, trường học tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, đưa ra các tình huống cụ thể giúp học sinh có kỹ năng tự bảo vệ mình trước các rủi ro an toàn thông tin trên mạng xã hội.
(Trang bị kỹ năng bảo mật thông tin, Thu Tâm, báo Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 21/03/2023)
Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2:
Theo tác giả, những nguyên nhân để lọt thông tin của học sinh ra ngoài là gì?
Theo tác giả, những nguyên nhân để lọt thông tin của học sinh ra ngoài là:
- Nhiều hoạt động diễn ra trong trường học như tư vấn hướng nghiệp, khuyến mãi của nhãn hàng…
- Có thể xuất phát từ việc học sinh truy cập mạng internet với nhiều ứng dụng phổ biến hiện nay như Facebook, TikTok, game… dẫn đến cạm bẫy về mã độc, đường dẫn truy cập có nội dung lừa đảo.
- Việc phụ huynh có thói quen “khoe” thành tích học tập cùng giấy khen của con lên mạng xã hội cũng vô tình làm lọt thông tin của học sinh.Câu 3:
Anh/ chị hiểu như thế nào về cụm từ “sức đề kháng” được đề cập đến trong văn bản.
Câu 4:
Các cách mà bản thân có thể thực hiện để bảo vệ thông tin cá nhân và của người thân trong gia đình là:
- Không nhấp vào các đường dẫn lạ, không cần thiết trên mạng xã hội.
- Sử dụng mật khẩu khó, phức tạp, thay đổi định kì để bảo mật thông tin trên mạng xã hội.
- Không chia sẻ thông tin cá nhân một cách tùy tiện, khi sử dụng các hệ thống trang mạng xong phải đăng xuất.
…
Hs phải nên từ 2 cách trở lênCâu 5:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
ý nghĩa của việc mạnh dạn thực hiện những điều mới mẻ đối với bản thân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề ý nghĩa của việc mạnh dạn thực hiện những điều mới mẻ đối với bản thân.
Có thể theo hướng:
- Giúp bản thân ngày một tự tin hơn, xác định được điều mình thích và không thích từ đó hiểu được chính mình.
- Khiến cho bản thân mình ngày càng phát triển tích cực, mở mang tầm hiểu biết. Khắc phục được những khuyết điểm, hạn chế của bản thân mình và biết được những ưu điểm để từ đó phát huy hoàn thiện chính mình và được mọi người tín nhiệm, tin tưởng.
- Mạnh dạn thực hiện những điều mới mẻ vừa là thử thách, nhưng cũng vừa là cơ hội trải nghiệm. Việc dũng cảm dấn bước, rời khỏi vùng an toàn của mình sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới trong công việc và đời sống.
- Việc dám đối mặt với những thử thách mới cũng khiến bạn trở nên dạn dĩ hơn, can đảm hơn, không còn nỗi sợ hãi nào có thể khiến bạn bận tâm. Từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên thú vị hơn.
…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
Câu 6:
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.118)
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn thơ; nhận xét về quan niệm cội nguồn Đất Nước là những điều nhỏ bé gần gũi được thể hiện trong đoạn thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Đất Nước và đoạn thơ.
*Cảm nhận đoạn thơ:
- Khái quát chung:
+ Nếu như rất nhiều nhà văn, nhà thơ khác thường ngợi ca đất nước với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, có tính chất biểu tượng thì Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng trang trọng. Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng qua những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.
+ Đoạn thơ nằm ở phần đầu đoạn trích “Đất Nước” là những câu trả lời của Nguyễn Khoa Điềm cho câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ? Quá trình hình thành của Đất Nước gắn liền với những yếu tố nào ?
- Cội nguồn của Đất Nước:
+ Đất Nước vốn là giá trị bền vững, vĩnh hằng; Đất Nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi.
+ Hai từ “Đất Nước” được viết hoa một cách trang trọng. Đó là cách mà nhà thơ thể hiện niềm tự hào và lòng thành kính trước Đất Nước của mình.
+ Đại từ “ta” có thể hiểu là bất cứ người Việt Nam nào trong bất cứ thời kì nào. Khi “ta” cất tiếng khóc chào đời, khi ta lớn lên, Đất Nước đã hiện hữu.
-> Như vậy, Đất Nước có từ trước, từ lâu đời, trước khi ta sinh ra, luôn hiện hữu để bao bọc, trở che, nuôi dưỡng mỗi người dân đất Việt.
- Quá trình hình thành Đất Nước:
+ Gắn liền với phong tục, tập quán lâu đời của dân tộc: Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn - Phong tục ăn trầu của những người bà, người mẹ. Gợi ta nhớ về sự tích "Trầu cau" nhắc nhớ ta về nghĩa tình nghĩa anh em hòa thuận, sum vầy cùng phong tục dùng miếng trầu, quả cau trong các lễ cưới hỏi, dặm ngõ xưa. Phong tục để tóc dài, búi tóc sau đầu của những người phụ nữ Việt xưa đã trở thành biểu tượng của nét đẹp văn hóa: Tóc mẹ thì búi sau đầu.
+ Gắn liền với những nét văn hóa độc đáo của cha ông: Văn hoá ứng xử đẹp đẽ của dân tộc ta: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Văn hóa đặt tên con bằng những vật dụng quen thuộc, thông thường, gần gũi: Cái kèo, cái cột thành tên.
+ Gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của người Việt Nam: Truyền thống đánh giặc giữ nước của Thánh Gióng và của các thế hệ người Việt: Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Truyền thống chăm chỉ, cần cù lao động của nền văn minh lúa nước: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
-> Từ đó đi đến khẳng định: Đất Nước có từ ngày đó.
- Đánh giá:
+ Đất Nước là những gì gần gũi, quen thuộc gắn bó sâu sắc trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Chín câu đầu, Đất Nước được cảm nhận ở phương diện văn hóa và lịch sử hình thành. Đó là hình tượng đất nước có từ lâu đời, gắn bó trong cái gần gũi, hằng ngày của nhân dân.
+ Vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp. Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.
*Nhận xét về quan niệm cội nguồn Đất Nước là những điều nhỏ bé gần gũi được thể hiện trong đoạn thơ.
- Đất Nước đã có... , Đất Nước có... , Đất Nước bắt đầu... , Đất Nước lớn lên... , Đất Nước có từ... cho phép ta hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên và trưởng thành của đất nước trong tâm thức con người Việt Nam bao thế hệ.
- Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước thật nhỏ bé và gần gũi, hiện diện trong những câu chuyện cổ tích thường mở đầu bằng “ngày xửa ngày xưa” mà các bà mẹ vẫn hay kể cho con cháu nghe. Mỗi câu chuyện là một bài học đạo lý dạy ta “ở hiền gặp lành”, biết thiện biết ác, biết sống thủy chung. Tác giả không dùng những từ ngữ, hình ảnh mỹ lệ mang tính biểu tượng thể hiện đất nước mà dùng cách nói giản dị, tự nhiên, dễ hiểu, dễ đi sâu vào lòng người.
- Đất Nước đối với Nguyễn Khoa Điềm là những gì bình thường, nhỏ bé và gần gũi nhất. Nó có trong cổ tích, ca dao, gắn liền với nguồn mạch quê hương để làm nên một chân dung trọn vẹn về Đất Nước - Thân thương mà hào hùng, vất vả mà thủy chung.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.