Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hoàng Hoa Thám (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hoàng Hoa Thám (Lần 1) có đáp án
-
330 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Một trong những khác biệt giữa người thành công và người thất bại là ở thái độ tiếp nhận khác nhau đổi với những khó khăn của cuộc sống. Người thất bại thường né tránh, hoặc cam chịu các trở ngại còn người thành công luôn đi tìm giải pháp, ngay cả khi phải chịu đựng khổ ải bởi họ tin rằng sẽ vượt qua. Rất nhiều người cứ mãi than vãn về những khó khăn của mình như thể trường hợp của mình là duy nhất, và họ luôn cảm thấy cuộc sống của người khác dễ dàng hơn cuộc sống của họ. Trong suy nghĩ của họ, có vẻ như việc phàn nàn đó tưởng sẽ trút bớt trở ngại của mình lên người khác, và chính điều đó cũng thể hiện rằng họ chưa chấp nhận khó khăn là điều vốn có của cuộc sống. Thực ra sự than vãn đó chỉ làm họ yếu lòng hơn và muốn tránh thực tế.
Ngay khi chúng ta chấp nhận sự thực: Cuộc sống vốn khắc nghiệt, thì chúng ta cũng bắt đầu hiểu rằng, khi mỗi trở ngại đến cũng chính là một cơ hội đang đến. Thay vì để khó khăn đánh bại, chúng ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình.
(Trích Những bài học cuộc sống, Hal Urban, NXB Trẻ, 2016, tr. 9-10)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2:
Theo đoạn trích, sự khác biệt ở thái độ tiếp nhận khó khăn giữa người thất bại và người thành công là gì?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo đoạn trích, sự khác biệt ở thái độ tiếp nhận khó khăn giữa người thất bại và người thành công là: Người thất bại thường né tránh, hoặc cam chịu các trở ngại còn người thành công luôn đi tìm giải pháp, ngay cả khi phải chịu đựng khổ ải bởi họ tin rằng sẽ vượt qua.
Câu 3:
Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về bản chất của việc than vãn khi gặp khó khăn? Trong suy nghĩ của họ, có vẻ như việc phàn nàn đó tưởng sẽ trút bớt trở ngại của mình lên người khác, và chính điều đó cũng thể hiện rằng họ chưa chấp nhận khó khăn là điều vốn có của cuộc sống. Thực ra sự than vãn đó chỉ làm họ yếu lòng hơn và muốn tránh thực tế.
Phương pháp: Phân tích, lý giải.
Cách giải:
Bản chất của việc than vãn khi gặp khó khăn:
- Con người chưa chấp nhận được khó khăn là điều vốn có của cuộc sống.
- Than vãn là thể hiện sự yếu lòng và muốn lảng tránh thực tế.
Câu 4:
Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả khi mỗi trở ngại đến cũng chính là một cơ hội đang đến? Vì sao?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày suy nghĩ của bản thân mình, có lý giải.
- Trở ngại: Được hiểu là những khó khăn, thử thách gặp phải trong cuộc sống.
- Tuy nhiên ẩn sau mỗi khó khăn đó lại chứa đựng những cơ hội nếu biết cách vượt qua.
- Ẩn trong mỗi trở ngại là cơ hội khám phá bản thân, khám phá những tiềm năng mà nếu không có trở ngại chưa chắc con người đã phát hiện ra.
Câu 5:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Điều bản thân cần làm để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống.
* Bàn luận:
- Khó khăn trong cuộc sống: Là những gian nan, thử thách mà bất kì ai cũng sẽ gặp phải trong cuộc sống.
- Đối diện với những khó khăn con người cần phải làm gì?
+ Học cách chấp nhận và đối diện với tất cả những khó khăn thử thach gặp phải trong cuộc sống. Coi đó là những điều tất yếu.
+ Đối diện với khó khăn thử thách bằng tâm thế tích cực.
+ Nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, bình tĩnh tìm ra giải pháp
* Tổng kết:
Câu 6:
……Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trở một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi, Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mỹ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả cao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr 7-8)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ kết hợp với kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học.
Cách giải:
I. Mở bài:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Tô Hoài là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông chủ yếu viết về đề tài thiếu nhi và cuộc sống của người dân miền núi với sự am hiểu sâu sắc của mình về đời sống sinh hoạt của người dân miền núi. Phong cách sáng tác của ông nột bật ở tài phân tích tâm lý nhân vật mang đậm tính khẩu ngữ.
- Tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn nổi tiếng của Tô Hoài được ra đời từ chyến đi thực tế của tác giả cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc. Tác phẩm đã tái hiện lại nỗi khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị. Tác giả đã thể hiện niềm thương cảm của mình đồng thời bày tỏ sự trân trọng đối với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người nơi đây.
* Khái quát vấn đề nghị luận:
Phân tích hành động và tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét nét tinh tế của nhà văn Tô Hoài khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật Mị.
II. Thân bài:
1. Khái quát chung:
- Khái quát về nhân vật Mị (phẩm chất, số phận...); về nguyên nhân của sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị: Không khí mùa xuân, hơi rượu và tiếng sáo...
- Vị trí đoạn trích: Khi về làm dâu nhà thống lí, trong đêm tình mùa xuân sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy.
2. Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích:
a. Chuyển biến tâm lí – sự thức tỉnh của tâm hồn.
- Ý thức về giá trị của bản thân và cuộc sống:
+ Lòng ham sống trỗi dậy, khát vọng hạnh phúc bừng tỉnh: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
+ Phản kháng với hoàn cảnh thực tại: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại.
+ Mị thực sự hồi sinh và ý thức rất rõ hoàn cảnh đau xót của mình: Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra.
+ Tiếng sáo trở thành nốt nhạc, chất xúc tác để phản ứng đi chơi của Mị diễn ra nhanh hơn.
- Sự trỗi dậy của Mị với tinh thần phản kháng mạnh mẽ:
+ Hành động thức tính: Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào địa đèn cho sáng. + Sự hồi sinh, bản năng làm đẹp, phần nữ tính trở về nguyên vẹn trong Mị: Quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái cái váy hoa vắt ở phía trong vách, nổi loạn muốn đi
chơi tết” chấm dứt sự tù đày
=> Điểm sâu sắc nhất trong cuộc hồi sinh của Mị.
+ Hiện thực không trói được trái tim Mị, khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi.
=> Tâm hồn chai sạn của Mị đã sống lại, Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt. Sức sống ấy luôn âm trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. Dù sự nổi loạn của Mị không thể giải thoát số phận cô nhưng đây là nền tảng nhóm lên thêm ngọn lửa sức sống trong cô, để sức sống không lụi tắt hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: Cắt dây trói cứu A Phủ và giải thoát cho chính mình trong đêm mùa đông.
=> Đoạn trích trên đã góp phần thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b. Khái quát nghệ thuật
Miêu tả tâm lí nhân vật tỉ mỉ, chân thực, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, sự am hiểu về phong tục và con người Tây Bắc, ngôn ngữ, lối trần thuật rất tự nhiên, câu văn giàu tính tạo hình, lời văn thấm đẫm cảm xúc...
3. Nhận xét nét tinh tế của Tô Hoài khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn Mị.
– Thành công của nhà văn chính là việc khắc họa nội tâm nhân vật chủ yếu bàng tâm trạng.
+ Chỉ bằng một sự khai thác tinh tế nơi sự thay đổi cảnh sắc mùa xuân đất trời, mùa xuân nơi bản làng, người đọc như thấy được nó đã tác động như thế nào đến tâm hồn nguội lạnh của người đàn bà kia.
+ Cả trong đêm ấy, hành động của Mị được tác già miêu tả rất ít, ngắn gọn, những nó đã thật sự gây hứng thú cho người đọc khi dõi theo từng cử chỉ, từng kí ức, từng việc làm của Mị trong đêm mùa xuân ấy.
III. Kết bài
- Khẳng định lại nội dung nghệ thuật.