Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Lê Xoay - Vĩnh Phúc Lần 3 có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Lê Xoay - Vĩnh Phúc Lần 3 có đáp án
-
347 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bao bài ca xáo trộn trong tôi
Có tiếng khóc của con chim gẫy cánh
Tiếng đau rên của ngôi nhà đổ sập
Tiếng con thuyền không về được bờ quen
Tiếng mưa rơi trên ngọn cỏ yếu mềm...
Nhưng đêm hội này, chỉ một lần tôi được hát
Chỉ sống một cuộc đời giữa vô cùng năm tháng
Chỉ một lần gặp bạn, bạn yêu thương
Chẳng muốn kỷ niệm về tối là một điệu hát buồn
Tôi chọn bài cả của mùa hạ nắng
Tôi chọn bài ca của người gieo hạt
Hôm nay là mầm, mai sẽ thành cây
Khổ đau dẫu nhiều, tôi chọn niềm vui
Là suối mát lòng tôi gửi bạn
Một cuộc đời - một bài ca duy nhất
Tôi chẳng muốn điệu hát buồn là kỷ niệm về tôi.
(Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một diệu hát buồn, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tới, Lưu Quang Vũ, NXB Hội Nhà văn, 2014, tr.185)
Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Phương pháp: Vận dụng các kiến thức đã học về các thể thơ.
Cách giải:
Thể thơ tự do
Câu 2:
Nhân vật tôi trong bài thơ bị xáo trộn bởi những bài ca nào?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Nhân vật tôi trong đoạn trích bị xáo trộn bởi: tiếng khóc của con chim gẫy cánh, tiếng đau rên của ngôi nhà đổ sập, con thuyền không về được bến bờ quen, tiếng mưa rơi trên ngọn cỏ yếu mềm.
Câu 3:
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm của bản thân, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
Câu thơ có thể được hiểu theo ý: Nếu hôm nay chúng ta có những suy nghĩ tích cực, gieo những hạt mầm tích cực thì tương lai sẽ gặt hái được những thành quả tích cực.
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình về những lựa chon của nhân vật tôi trong đoạn trích, chú ý lý giải hợp lí.
Gợi ý:
Nhân vật “tôi” chọn bài ca của nắng, của người gieo hạt của những niềm vui. Đó là những bài ca tích cực của cuộc sống. Những bài ca ấy mang lại cho con người thái độ sống tích cực, tạo nên một cuộc sống có ý nghĩa.
Câu 5:
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
* Xác định vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của thái độ sống tích cực.
1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề
2. Thân đoạn: Triển khai vấn đề
- Thái độ sống tích cực là việc đối diện với cuộc sống bằng những suy nghĩ, hành động mang chiều hướng tốt. Thái độ sống tích cực trái ngược với lối sống tiêu cực, đổ lỗi.3
- Ý nghĩa của thái độ sống tích cực:
+ Tháo độ sống tích cực khiến con người trở nên vui vẻ hơn, tự đó có điều kiện để tận hướng cuộc sống theo đúng nghĩa của nó.
+ Thái độ sống tích cực tạo ra những cơ hội mới, giúp con người tiến gần hơn với mục tiêu của mình. + Thái độ sống tích cực giúp con người nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Từ đó tạo cơ hội giải quyết các vấn đề theo cách nhanh hơn.
+ Thái độ sống tích cực góp phần đưa xã hội phát triển tốt hơn.
3. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động
- Đố lập với thái độ sống tích cực là thái độ số tiêu cực, đổ lỗi. Thái độ này sẽ khiến con người luôn chìm trong sự đau khổ, không tìm được lối thoát.
- Để có được thái độ sống tích cực con người phải tự tạo cho mình cách nhìn nhận vấn đề, tiếp xúc với những thông tin mang tính chất tích cực, hạn chế tiếp xúc với nguồn năng lượng tiêu cực.
Câu 6:
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”.
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).
Phân tích vẻ đẹp của sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về quan niệm cái đẹp mà Nguyễn Tuân gửi gắm qua hình tượng này.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Tuân là một cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác, các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
- Người lái đò Sông Đà được trích từ tập Tùy bút Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc. Tại đây, ông đã cảm nhận được thiên nhiên vừa dữ dội vừa trữ tình cùng với chất vàng mười trong tâm hồn người dân nơi đây.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về sự độc đáo trong cách miêu tả Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.
II. Phân tích
1. Phân tích đoạn trích – Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.
- Trước đó nhà văn đã khám phá và thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của Đà giang với cảnh đá bờ sông dựng vách thành, những cái hút nước hay những trùng vi thạch trận trên mặt sông... ở phương diện này sông Đà hiện lên như một thứ kẻ thù số 1 với tâm địa độc ác, nham hiểm luôn muốn tiêu diệt những người lái đò. Trong đoạn văn này nhà văn tập trung thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình độc đáo của con sông.
- Từ điểm nhìn trên cao, Sông Đà có vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, yêu kiều.
+ Sông Đà thướt tha, duyên dáng, đầy nữ tính như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân….
+ Sông Đà có sự thay đổi kì diệu màu nước theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: Mùa xuân – “dòng xanh ngọc bích”; mùa thu – “nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ”.
- Từ điểm nhìn gần hơn – điểm nhìn của một người đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông, Sông Đà gợi cảm, Sông Đà “như một cố nhân”.
+ Sông Đà lung linh, thơ mộng, mang đậm vẻ đẹp Đường Thi.
+ Sông Đà gợi niềm vui, đem lại cảm giác “đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân” cho con người.
- Hình tượng Sông Đà được cảm nhận bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; câu văn nhịp nhàng; hình ảnh bay bổng, lãng mạn; sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh…tạo những liên tưởng độc đáo thú vị, làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông.
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn.
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo...
+ Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm.
+ Câu văn giàu nhịp điệu, ngôn ngữ trong sáng đậm chất thơ...
2. Nhận xét quan niệm cái đẹp mà Nguyễn Tuân gửi gắm qua tác phẩm.
- Nhà văn nhìn Sông Đà không chỉ là một dòng sông tự nhiên, vô tri vô giác mà còn là một sinh thể có sự sống, có tâm hồn, tình cảm. Với Nguyễn Tuân, sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện vào vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc nên càng trở nên đặc biệt. …
- Cách miêu tả độc đáo này cho thấy Nguyễn Tuân có sự gắn bó sâu nặng, tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên Tây Bắc, với quê hương đất nước, đồng thời cho thấy được ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm của ông...
=> Quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân: Cái tôi của Nguyễn Tuân là cái tôi có cảm hứng mãnh liệt đối với những gì gây cảm giác mạnh, gây ấn tượng sâu đậm, độc đáo. Dữ dội phải tới mức khủng khiếp (con sông Đà hung bạo), đẹp phải tới mức tuyệt mĩ (con sông Đà thơ mộng, trữ tình), tài năng phải tới mức siêu phàm (hình tượng ông lái đò).
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.