Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông (có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông (có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông (phần 2) (có đáp án)

  • 1127 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, giúp việc cho vua là

Xem đáp án

- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu.

- Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh, Viện Nguyên lão… là các tổ chức trong bộ máy nhà nước phương Tây cổ đại.


Câu 2:

Ở phương Đông cổ đại, bộ máy giúp việc cho vua phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ việc

Xem đáp án

- Giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội.

- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, vua là người đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Mọi chính sách của đất nước đều do vua quyết định, phê duyệt


Câu 3:

Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông?

Xem đáp án

Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

- Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Việt Nam…


Câu 5:

Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?

Xem đáp án

Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.


Câu 6:

Thiên văn học và lịch sơ khai ra đời sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông là do nhu cầu

Xem đáp án

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”, dần dần họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng.


Câu 7:

Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là

Xem đáp án

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”, dần dần họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Từ tri thức về thiên văn học con người đã tạo ra lịch vì vậy lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.


Câu 8:

Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiều loại chữ, ngoại trừ

Xem đáp án

- Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết, lúc đầu là chữ tượng hình (là hình vẽ những gì mà họ muốn nói). Sau này người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩa của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người người ta gọi là chữ tượng thanh.

- Chữ hình nêm là tên gọi loại chữ viết của cư dân Lưỡng Hà cổ đại.

- Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu của cư dân La Mã cổ đại => đáp án C đúng.


Câu 9:

Điểm hạn chế của chữ viết của người phương Đông cổ đại là gì?

Xem đáp án

- Những hạn chế trong chữ viết của cư dân phương Đông cổ đại:

+ Chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu; mặt khác số lượng chữ rất lớn; kí hiệu, đường nét không cố định mà có sự thay đổi theo thời gian => khó phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

+ Dùng hình vẽ để biểu thị ý muốn nói nên khó có thể diễn đạt các khái niệm trừu tượng, phức tạp.


Câu 10:

Nội dung nào không phản ánh đúng nhu cầu dẫn đến sự sáng tạo toán học của người phương Đông?

Xem đáp án

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.


Câu 11:

Chữ số A rập, kể cả số 0 được dùng ngày nay, là thành tựu của

Xem đáp án

Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số Ả-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.


Câu 12:

Kim tự tháp là thành tựu kiến trúc của cư dân

Xem đáp án

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú, nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim Tự tháp (Ai Cập),… Hiện nay Kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cairo (Ai Cập).


Câu 13:

Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về nền văn hóa cổ đại phương Đông?

Xem đáp án

Văn hóa cổ đại phương Tây ra đời sau và rất nhiều lĩnh vực có sự tiếp thu từ văn hóa cổ đại phương Đông.


Câu 14:

Vì sao trong các bộ luật nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này?

Xem đáp án

Đáp án: D


Câu 15:

Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là

Xem đáp án

Cư dân phương Đông cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực của các dòng sông lớn, hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp. Để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, phòng tránh thiên tai lũ lũ lụt… người dân phải lo xây dựng hệ thống thủy lợi, đắp đê ngăn lũ,…

=> Công việc trị thủy khiến mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, liên minh công xã… đồng thời thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại.


Câu 16:

Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của

Xem đáp án

Xã hội có giai cấp và nhà nước được hình thành từ liên minh bộ lạc, nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước đó mang tính chất của một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền: đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc (họ làm các việc như thu thuế, xây dựng các công trình công cộng, chỉ huy quân đội).


Câu 17:

Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của nhà vua ở phương Đông cổ đại?

Xem đáp án

Nhà vua ở phương Đông cổ đại tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, nắm mọi quyền hành (vua vừa là thủ lĩnh quân sự, thẩm phán tối cao, vừa là người sở hữu tất cả đất đai và thần dân trong cả nước).


Bắt đầu thi ngay