Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông (phần 1) (có đáp án)
-
1100 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các quốc gia cổ đại đầu tiên trên thế giới được hình thành ở
Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi từ khoảng thiên niên kỉ IV trước Công nguyên, cư dân phương Đông đã biết tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Họ đã xây dựng nên những quốc gia đầu tiên của mình, đó là xã hội có giai cấp đầu tiên trên thế giới được hình thành.
Câu 2:
Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực của các dòng sông lớn, ở đây có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho đời sống con người: những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa…
- Loại trừ đáp án C (nội dung đáp án C phản ánh cơ sở về điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại phương Tây).
Câu 3:
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào?
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN (Ai Cập, Lưỡng Hà hình thành vào khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, Ấn Độ hình thành từ khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, chế độ công xã nguyên thủy ở Trung Quốc tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN).
Câu 4:
Các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn vì
Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ấm nóng giúp cho cư dân đã tập trung khá đông và hình thành nên các quốc gia.
Câu 5:
Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là
Khoảng 3500 – 2000 năm TCN, cư dân phương Đông cổ đại đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông. Họ đã biết sử dụng đồng thau cùng với những công cụ bằng đá, tre và gỗ.
Câu 6:
Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?
Cư dân trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi sống chủ yếu bằng nghề nông và những nghề bổ trợ đó là kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình, họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.
Câu 7:
Cư dân cổ đại phương Đông vẫn lấy nghề gốc là
Cư dân cổ đại phương Đông sống trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi sống chủ yếu bằng nghề nông. Họ đã biết trồng mỗi năm 2 vụ lúa.
Câu 8:
Điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất đã gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc
- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, những con sông lớn đã cung cấp nguồn nước dồi dào và bồi tụ nên nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các con sông lớn bên cạnh mặt thuận lợi thì một trong những khó khăn để bảo vệ đất nước là công việc trị thủy. Công việc này cần đến sức mạnh của nhiều người vì thế nó khiến mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
Câu 9:
Quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm nhất là
- Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành vào khoảng năm 3200 TCN.
- Hi Lạp ở phương Tây (không phải phương Đông), các nhà nước cổ đại ở Hi Lạp ra đời vào khoảng thiên niên kỉ I TCN.
- Các nhà nước cổ đại của người Ấn Độ được hình thành vào khoảng thiên niên kỉ III TCN.
- Nhà Hạ - nhà nước cổ đại đầu tiên của Trung Quốc được thành lập vào khoảng thế kỉ XXI TCN.
=> Ai Cập cổ đại được hình thành sớm nhất.
Câu 10:
Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện:
1. Trung Quốc;
2. Ai Cập;
3. Ấn Độ;
4. Lưỡng Hà.
Mục…2….Trang…14...SGK Lịch sử 10 cơ bản
Câu 11:
Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về sự hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông.
1. Sông Nin 2. Hoàng Hà, Trường Giang 3. Sông Tigơrơ và Ơphơrát 4. Sông Ấn, sông Hằng |
A, Ấn Độ B, Lưỡng Hà C, Ai Cập D, Trung Quốc |
Đáp án: B
Câu 12:
Ở Ai Cập cổ đại, khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, cư dân đã sinh sống tập trung theo từng
Mục…2….Trang…14...SGK Lịch sử 10 cơ bản
Câu 13:
Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở
Những cơ sở thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại:
+ Sản xuất phát triển, xã hội có sự phân hóa giàu - nghèo, xuất hiện tầng lớp quý tộc - người bình dân => nguyên tắc “công bằng bình đẳng” trong các công xã nguyên thủy bị phá vỡ.
+ Nhu cầu tập hợp lực lượng để trị thủy, phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực sông Nin. Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, nhưng cũng đồng thời đặt ra yêu cầu cần phải trị thủy để bảo vệ sản xuất. Công việc này đòi hỏi phải có sự chung lưng đấu cật của cả cộng đồng. => Trị thủy một trong những nhân tố đưa đến sự liên kết của các cư dân Ai Cập cổ đại trong các công xã nông thôn.
Câu 14:
Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông gồm:
+ Quý tộc - có nhiều của cải và quyền thế);
+ Nông dân công xã - đây là tầng lớp đông đảo nhất và là lực lượng chính sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội.
+ Nô lệ - đây là tầng lớn thấp nhất trong xã hội, chiếm số lượng không nhiều, họ chuyên làm những việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc, có nguồn gốc từ tù bình bị bắt trong chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ.
Câu 15:
Đối tượng nào dưới đây không thuộc tầng lớp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
Trong quá trình phân hóa xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông, đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ.
Câu 16:
Nội dung nào không phản ánh đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?
Trong xã hội cổ đại phương Đông, nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân ngèo, không trả được nợ. Họ chuyên làm những việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc, không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Câu 17:
Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.