Phân tích nhân vật Trương Sinh (21 mẫu) mới nhất 2023

Phân tích nhân vật Trương Sinh lớp 9 Cánh diều gồm 21 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
203 lượt xem


Phân tích nhân vật Trương Sinh - Ngữ văn 9

 

Dàn ý Phân tích nhân vật Trương Sinh (số 1)

1. Mở bài

Giới thiệu nhân vật Trương Sinh: Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thành công của tác giả Nguyễn Dữ. Câu chuyện không chỉ giúp ta hiểu thêm về nhân vật chính Vũ Nương mà qua câu chuyện, chúng ta còn hiểu thêm về Trương Sinh - chồng của Vũ Nương.

 

2. Thân bài

a. Tính cách, con người Trương Sinh

Là con trai duy nhất trong một gia đình hào phú nhưng lại không có học.

Có tính đa nghi, ngay cả đối với vợ mình cũng đề phòng quá sức.

Là một người con hiếu thảo: khi đi tòng quân, vâng lời cha mẹ dặn dò. Khi về liền ra mộ thăm mẹ vô cùng đau khổ.

b. Khi đi tòng quân trở về

Khi nghe con nói có người cha hay đến thăm nó: liền nghi cho vợ mình thất tiết không chung thủy, mối nghi ngờ ngày càng sâu.

Về đến nhà bèn làm um lên, chửi mắng vợ mình, không cho nàng cơ hội giải thích, không nghe vào lời nàng nói mà một mực khăng khăng mình đúng. Bóng gió mắng nhiếc nàng và đuổi nàng đi mặc cho hàng xóm khuyên ngăn. → con người cố chấp, bảo thủ.

c. Khi nhận ra mọi chuyện

Khi con trai trỏ bóng mình trên tường và nhận đó là cha thì vỡ lẽ ra mọi chuyện, biết mình đã nghi oan cho vợ nhưng không làm gì khác được → vẫn không có ý hối lỗi.

Khi Phan Lang đưa kỉ vật của vợ cho mình: nhớ lại chuyện cũ và lỗi lầm năm xưa, nghe theo lời dặn của Phan Lang, lập đàn ở bến Hoàng Giang để đón vợ trở về nhưng mọi chuyện đã muộn màng.

3. Kết bài

Khái quát lại nhân vật (vì tính cách đa nghi của mình mà tự tay đánh mất hạnh phúc, đẩy người khác vào con đường đau khổ, bất hạnh) đồng thời rút ra bài học cho bản thân. 

Dàn ý Phân tích nhân vật Trương Sinh (số 2)

1. Mở bài

Giới thiệu nhân vật Trương Sinh: Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thành công của tác giả Nguyễn Dữ. Câu chuyện không chỉ giúp ta hiểu thêm về nhân vật chính Vũ Nương mà qua câu chuyện, chúng ta còn hiểu thêm về Trương Sinh - chồng của Vũ Nương.

2. Thân bài

a. Tính cách, con người Trương Sinh

Là con trai duy nhất trong một gia đình hào phú nhưng lại không có học.

Có tính đa nghi, ngay cả đối với vợ mình cũng đề phòng quá sức.

Là một người con hiếu thảo: khi đi tòng quân, vâng lời cha mẹ dặn dò. Khi về liền ra mộ thăm mẹ vô cùng đau khổ.

b. Khi đi tòng quân trở về

Khi nghe con nói có người cha hay đến thăm nó: liền nghi cho vợ mình thất tiết không chung thủy, mối nghi ngờ ngày càng sâu.

Về đến nhà bèn làm um lên, chửi mắng vợ mình, không cho nàng cơ hội giải thích, không nghe vào lời nàng nói mà một mực khăng khăng mình đúng. Bóng gió mắng nhiếc nàng và đuổi nàng đi mặc cho hàng xóm khuyên ngăn. → con người cố chấp, bảo thủ.

c. Khi nhận ra mọi chuyện

Khi con trai trỏ bóng mình trên tường và nhận đó là cha thì vỡ lẽ ra mọi chuyện, biết mình đã nghi oan cho vợ nhưng không làm gì khác được → vẫn không có ý hối lỗi.

Khi Phan Lang đưa kỉ vật của vợ cho mình: nhớ lại chuyện cũ và lỗi lầm năm xưa, nghe theo lời dặn của Phan Lang, lập đàn ở bến Hoàng Giang để đón vợ trở về nhưng mọi chuyện

đã muộn màng.

3. Kết bài

Khái quát lại nhân vật (vì tính cách đa nghi của mình mà tự tay đánh mất hạnh phúc, đẩy người khác vào con đường đau khổ, bất hạnh) đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 1)

“Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII, được xem là “thiên cổ kì văn” xưa nay hiếm có. Nhân vật Trương Sinh tuy không được tác giả kỳ công trau chuốt nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo đơn giản đã khiến nhân vật này nổi bậc, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Trước tiên, có thể nói, trong truyện cổ tích, nhân vật Trương Sinh là một loại nhân vật chức năng. Nhà văn xây dựng nhân vật này nhằm phát triển nội dung câu chuyện. Qua nhân vật chức năng thể hiện những thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc. Những hành động, lời nói của nhân vật chức năng chỉ nhằm làm nổi bật nhân vật trung tâm của truyện.

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã hết sức chú ý đến chức năng này. Ông đã phát triển nhân vật chức năng này thành một nhân vật chính có vai trò quyết định đến sự phát triển của truyện. Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản của nhân vật chức năng vẫn hiện hữu một cách đầy đủ trong nhân vật Trương Sinh.

Hệ thống nhân vật trong thiên truyện hết sức hạn chế. Có thể kể đến nhân vật chính là Vũ Nương rồi đến nhân vật trương Sinh, nhân vật bé Đản, người mẹ Trương Sinh và nhân vật đám đông (hàng xóm). Tất cả các nhân vật đều xoay quanh tình huống truyện được xây dựng gây cấn, đầy kịch tính.

Trong thiên truyện, Trương Sinh đóng vai trò là người tạo dựng nên thảm kịch đối với người vợ Vũ Nương từ tình huống ngộ nhận sự việc một cách mù quáng. Từ lời nói hồn nhiên của con trai, Trương Sinh đã thiếu suy nghĩ nên tự mình hình dung Vũ Nương, vợ chàng, đã không giữ gìn khí tiết, gian díu với người ngoài trong thời gian chàng đi lính. Chính từ suy nghĩ sai lầm ban đầu ấy đã dẫn đến hàng loạt hành động vô tâm, tàn bạo của chàng đối với Vũ Nương. Từ đó khiến nàng phải tìm đến cái chết.

Trong xã hội phong kiến, vị trí của người đàn ông vốn rất được đề cao. Bên cạnh đó, trách nhiệm của họ đối với bản thân, gia đình và đất nước cũng được cũng hết sức lớn lao. Người làm trai trong xã hội xưa luôn có khát vọng tìm kiếm công danh. Họ luôn khát khao làm những điều lớn lao, xứng đáng là bậc anh hùng lưu danh hậu thế. Có thể nói khát vọng công danh là một lý tưởng sáng ngời mà bất cứ người làm trai nào cũng suốt đời theo đuổi. Đó cũng là chuẩn mực để xã hội đánh giá về một người đàn ông trong xã hội. Nói như Nguyễn Công Trứ: “không công danh thà nát với cỏ cây” là muốn khẳng định cái mục đích cao thượng ấy.

Có hai con đường tìm kiếm công danh, sự nghiệp ở đời. Một là chăm chỉ đèn sách đợi ngày kinh thi ứng thí đạt lấy danh hiệu mà ra làm quan vinh quy bái tổ, làm rạng rỡ danh gia vọng tộc. Không những bản thân được kính trọng mà người thân, quyến thuộc cũng được thơm lây. Là người đi học không ai không mong ước điều này. Hoặc là đầu quân làm lính, xông pha trận mạc, giết giặc lập công được phong hầu phong tước. Tuy có mạo hiểm tính mạng nhưng con đường đi đến sự nghiệp có đôi phần dễ thành. Không những có được danh vọng mà còn có công với đất nước, sự nghiệp anh hùng vẻ vang.

Ở nhân vật Trương Sinh, chàng không hề có khát vọng công danh, sự nghiệp. Chàng dễ dàng chấp nhận sống cuộc đời bình thường theo kiểu nữ nhi thường tình. Là con nhà hào phú, chàng có điều kiện để học hành thành tài hơn hẳn người khác. Đó cũng là điều mà cha mẹ chàng luôn mong ước. Thế nhưng, chàng ham chơi hơn ham học, thích an nhàn hơn sống cuộc đời mãnh liệt vẻ vang. Tiếng đời tuy không gièm pha nhưng lòng kính trọng cũng không có. Đó cũng là nỗi buồn của mẹ chàng dù bà đã không nói ra. Bởi thế, hình ảnh Trương Sinh bị lẩn khuất trong hệ thống các nhân vật nam trong văn học, không hề có tiếng tăm gì.

Cha trương Sinh sớm qua đời. Một mình chàng ngày đêm chăm lo phụng dưỡng mẹ già. Đó là nghĩa cử hiếu thảo. Trương Sinh cũng đã ý thức lấy được người là “vợ hiền dâu thảo”. Lại sinh được con trai nối dõi tông đường, gìn giữ cho muôn đời sau. Đó là người con có hiếu, có trách nhiệm với gia tộc. Thế nhưng, chữ hiếu của chàng đã không thể thực hiện trọn vẹn. Vì biên cương giặc dã mà chàng phải ra trận, chưa định ngày về. Trong khi mẹ già ngày càng yếu sức, rất cần được phụng dưỡng, kề cận. Khi chàng chưa kịp trở về thì người mẹ đã nhắm mắt xuôi tay.

Có lẽ, chi tiết này, tác giả xây dựng để đi đến tình huống hiểu nhầm vợ của Trường Sinh. Đồng thời qua đó bộ lộ đức tính hiếu thảo, tận tâm tận tình của nhân vật Vũ Nương. Thế nhưng điều đó vô tình biến Trương Sinh thành đứa con bất hiếu.

Trong truyền thống Việt Nam ta, khi cha mẹ qua đời mà không được nhìn thấy mặt con, linh hồn sẽ không được siêu thoát. Người con nào không thể về gặp mặt cha mẹ lần cuối cùng cũng phải mang tội bất hiếu. Khi trở về, hay tin mẹ đã mất, Trương Sinh vô cùng đau buồn. Chàng đau buồn vì mẹ già đã không thể gắng gượng đợi ngày chàng về. Chàng cũng buồn vì mình chưa làm trọn đạo hiếu với mẹ.

Vốn yêu mến đức hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh xin mẹ trăm lạng bạc cưới nàng về làm vợ. Đó là một lựa chọn đúng đắn và đầy trách nhiệm. Tưởng chừng chàng sẽ hài lòng và hết mực yêu thương vợ mình. Thế nhưng, người đọc hết sức bất ngờ khi nhìn thấy cuộc sống gia đình sau đó. Vũ Nương rất thấu hiểu tính chồng hay ghen nên luôn cẩn trọng. Nàng ứng xử chừng mực, biết giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa lúc nào dẫn đến bất hòa. Bởi thế mà nàng luôn trong căng thẳng bởi cái tính đa nghi và hay ghen của Trương Sinh. Lại thêm chàng là người độc đoán, hành động hồ đồ, không hề tin tưởng ở vợ. Không ít lần chàng lần gây tổn thương đối với vợ. Áp lực ấy cứ tồn tại âm ỉ như ngọn lửa tàn ác. Chỉ cần một lý do nhỏ cũng có thể bùng cháy lớn. Lúc ở nhà, Trương Sinh đã ghen tuông như vậy. Khi ngoài mặt trận, lòng ghen còn lớn hơn.

Vũ Nương tuy con nhà nghèo khó, chưa gây dựng được điều gì lớn lao cho nhà Trương Sinh nhưng nàng đã sinh hạ được người con trai giúp Trương Sinh có người nối dõi. Lại thêm những ngày Trương Sinh đi lính, nàng một mình nuôi con nhỏ, phụng dưỡng mẹ chàng hết sức chu đáo. Khi mẹ mất, nàng lo ma chay tế lễ hết sức vẹn toàn. Nghĩa cử đó khiến ai ai cũng cảm phục. Công ơn ấy đến hết cuộc đời, Trương Sinh cũng không thể đền đáp nổi. Thế mà, chỉ vì ghen tuông mù quáng mà chàng đã quên đi tất cả, sẵn sàng phụ bạc, ruồng bỏ người vợ hiền đức ấy.

Cái chết của Vũ Nương là cái chết đầy oan ức. Nhưng đấy có thể lại là điều Trương Sinh và xã hội phong kiến mong muốn. Bởi người phụ nữ trong xã hội xưa là lớp người nhỏ bé, không có danh phận. Cuộc đời và số phận của họ phụ thuộc nhiều vào người đàn ông. Mặt khác, tội lỗi gian tình bị coi là một trong những trọng tội và là điều sỉ nhục bậc nhất của con người. Trương Sinh vì thế mà khó chấp nhận Vũ Nương tiếp tục sống trong gia đình. Cái chết đến với nàng như một điều tất yếu vậy.

Tuy tác giả không đề cập đến vấn đề này nhưng người đọc cũng nhận rõ suy nghĩ của chàng. Thế nên, khi Vũ Nương trầm mình xuống dòng sông, chàng có đi tìm vớt xác nàng nhưng không hề khóc thương hay hối hận. Vũ Nương chết oan khuất, chàng cũng không hề cầu siêu cho linh hồn nàng. Khi biết rõ sự tình vợ mình bị nghi oan, chàng cũng không hề hối lỗi, cũng không hề truy niệm công đức của nàng để linh hồn nàng nơi chín suối được yên nghỉ.

Khi nghe Phan Lang nói đã gặp Vũ Nương ở dưới cung nước Linh Phi, lúc đầu chàng hoài nghi không tin tưởng. Chàng cho rằng Phan Lang đã bịa chuyện ma quỷ. Nếu trong lòng trương Sinh còn nghĩa còn tình thì chỉ cần nghe nói thế đã hồ hởi hỏi tiếp. Nếu trong lòng Trương Sinh còn nhớ đến Vũ Nương và luôn mong nàng tha thứ thì chàng đã khóc thương. Cái bản ngã đàn ông quá lớn khiến Trương Sinh trở thành người vô cảm, không còn chút tình người.

Khi Vũ Nương trở về trên chiếc thuyền hoa mờ ảo, nói lời chia biệt, Trương Sinh đã không tha thiết mong nàng tha thứ và trở về cùng chàng và con. Vũ Nương trở về để chàng có cơ hội bù đắp cho những thiệt thòi mà nàng đã gánh chịu. Nàng trở về để Trương Sinh sửa chữa lỗi lầm của mình. Nàng trở về để con chàng có mẹ, được lớn lên trong vòng tay mẹ. Cái sĩ diện người đàn ông cùng với bản tính cố chấp khiến Trương Sinh hững hờ. Chàng chỉ van gọi nhưng không hề thành khẩn, thiết tha.

Vũ Nương đã không trở về. Bởi nàng tự biết, xã hội phong kiến đã không còn nơi nào để nàng dung thân nữa rồi. Chi tiết ấy là lời khẳng định mạnh mẽ Trương Sinh quả thực là một người ích kỉ, cạn tình bạc nghĩa đến tận cùng.

Hậu thuẫn phía sau nhân vật Trương Sinh là cả xã hội phong kiến nam quyền tàn bạo, bất nhân đã tàn nhẫn chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm, tước đoạt quyền sống, quyền làm người của người phụ nữ. Mọi hành động của Trương Sinh đều xuất phát từ những lý do được cho là hợp lý theo lễ giáo của xã hội ấy dù nó mang đến tai họa và thảm kịch cho người khác. Thế nên, Trương Sinh đã hết sức bình tĩnh. Một sự bình tĩnh đến tàn ác.

Dù nhân vật này không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại có sức biểu đạt sâu sắc. Đó cũng là dụng ý của ông. Cái xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắt khe của nó ấy dù không nổi bậc nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm. Nó giống như một sợi dây vô hình siết chặt và quyết định vận mệnh con người.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 2)

Nguyễn Dữ là một trong những tài năng hiếm có của văn học Việt Nam Trung đại. Và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm thành công của ông. Ngoài việc xây dựng thành công nhân vật chính Vũ Nương thì nhân vật Trương Sinh với những nét tính cách đặc trưng đa nghi đã làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Ta có thể thấy được tấn bi kịch xảy ra trong gia đình Vũ Thị Thiết đã lấy đi nước mắt của những ai khi đọc truyện này. Và dường như ngay cả nhà vua Lê Thánh Tông - vua anh minh, người đã văn võ kiêm toàn cũng dường như cũng đã phải gửi gắm niềm thương cảm Vũ Nương biết bao nhiêu và dường như cũng như thật oán trách chàng Trương trong bài vịnh “Lại bài viếng Vũ thị”. Đó còn chính là những câu:

“Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.”

Dường như đó là lời kết án nghiêm minh của chính những lí trí và trái tim tác giả. Tuy nhiên, ta có thể khẳng định rằng dường như không chỉ mình Vũ Nương mà cả Trương Sinh cũng chính là người bị lòng ghen tuông đến mức mà mù quáng của chính mình hủy hoại. Phải chăng, người đọc chúng ta cũng phải nên có một cái nhìn khoan dung và công bằng hơn cho chàng Trương?

Qua truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” thì chân dung tính cách Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, có vẻ rất độc đoán, đa nghi và cả ghen. Cũng chính vì nhờ Vũ Nương “giữ gìn khuôn phép” nên “chưa từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” bao giờ.

Khi mà chiến tranh xảy đến, Trương Sinh lúc này đây cũng phải đi tòng quân, từ đó ở Trương Sinh cũng như đã hình thành một khoảng trống về thời gian lẫn không gian. Có lẽ chính bởi khoảng ba năm xa cách gia đình, xa cách vợ con. Trong khoảng thời gian năm, ta như thấy được chính cái quãng thời gian đủ dài để khiến chàng mệt mỏi, cũng như khiến cho con người ta như dễ rơi vào tình trạng như thật là chán chường đời lính chinh chiến cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Khoảng thời gian đó cũng như thật đủ dài để nhấn chìm chàng trong nỗi nhớ thương quê nhà. Nó cũng như đã đủ để nuôi lớn niềm nghi ngại của chàng về lòng thủy chung của vợ. Nhưng có thể thấy được khi mà quãng thời gian ba năm giam cầm chàng cũng như đi vào hồi kết thúc. Không may, vừa trở bề thì chàng đã phải nhận tin dữ rằng đó chính mẹ mất, mẹ mất có thể đó được xem là lúc con người yếu đuối nhất và cần được chở che. Lúc này đây thì chàng Trương Sinh như cũng chỉ còn chỗ dựa là vợ và con trai. Vậy mà, dường như ông trời trêu ngươi, nhất là lúc khi đến thăm mộ mẹ, đứa trẻ lại ngây thơ hỏi rằng “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít.” Có thể thấy được chi tiết này đã làm cho Trương Sinh điếng người, vội vàng gạn hỏi, và cũng như để rồi phải tiếp tục hứng chịu một đòn đánh tinh thần đó chính là “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Nếu mà Trương Sinh là người có học, biết dò tìm, xem xét nông sâu sự việt như thế nào, và có thể hiểu được tư duy trẻ con và tỉnh táo thì đã nhận ra ngay đó là cái bóng. Nhưng thế mới lên chuyện, chuyện như trở lên oái oăm thay, Trương Sinh “tuy con nhà hào phú nhưng không có học”, và có lẽ là chính cái bản chất nông dân cả tin, hồ đồ và như vô học khiến chàng lập tức bị quật ngã bởi lời con trẻ. Chính vì chàng tin đứa trẻ không nói dối, vậy là “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận”.

Không nghe Vũ Nương minh oan, vì để bảo toàn đức hạnh cũng như danh tiết của mình mà nàng đã tự gieo mình xuống sông. Khi một tối bé Đản ngây thơ chỉ vào cái bóng và nói “cha đã đến”, lúc này đây Trương Sinh mới hiểu ra cơ sự nhưng đã quá muộn.

Qua câu chuyện cho thấy được Trương Sinh quả là người hồ đồ, nóng nảy, gia chủ mà đã không nghe những lời thanh minh của vợ để gây ra những điều đáng tiếc và không thể nào có thể sửa chữa. Qua nhân vật Trương Sinh tác giả như cũng đã gửi gắm vào đó biết bao những thông điệp cho chúng ta hãy nhìn nhận sự việc một cách tổng quát, không được chủ quan duy ý chí.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 3)

Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thành công của tác giả Nguyễn Dữ. Câu chuyện không chỉ giúp ta hiểu thêm về nhân vật chính Vũ Nương mà qua câu chuyện, chúng ta còn hiểu thêm về Trương Sinh - chồng của Vũ Nương.

Trương Sinh là con trai duy nhất trong một gia đình hào phú, giàu có khắp một vùng nhưng lại không có học. Thêm vào đó anh ta lại có tính đa nghi, ngay cả đối với vợ mình cũng đề phòng quá sức dù có một người vợ xinh đẹp, nết na, công dung ngôn hạnh đầy đủ. Tuy nhiên, anh ta lại là một người con hiếu thảo: khi đi tòng quân, vâng lời cha mẹ dặn dò. Khi chiến thắng trở về, nghe tin mẹ mình đã mất thì vô cùng đau xót, lập tức ra thăm mộ mẹ. Những tưởng anh ta sẽ có một cuộc sống đầm ấm, đề huề nhưng chính tay anh ta đã hủy hoại cuộc sống tốt đẹp đó của mình.

Vì là người có tính ghen tuông, lại thêm đau lòng khi nghe tin mẹ mình mất, anh ta đâm ra mù quáng, không phân biệt được phải trái, đúng sai. Khi ở mộ mẹ, nghe con nói có người cha hay đến thăm nó, anh ta liền nghi cho vợ mình thất tiết không chung thủy bèn về nhà mắng nhiếc, chửi mắng vợ mình mặc cho vợ giải thích, dù nàng có nói gì đi nữa anh ta cũng không tin và chỉ coi lí lẽ của mình mới là đúng. Dù hàng xóm bất bình trước sự vô lí của mình và bênh vực sự chung thủy, hiếu nghĩa của vợ mình cũng không có tác dụng gì với anh ta. Anh ta đã thẳng tay đuổi vợ mình đi mà không hề nể chút ân tình. Hành động này minh chứng cho việc anh ta là một người cố chấp, bảo thủ, sẵn sàng phụ bạc tình nghĩa vì những lí lẽ vô căn cứ của mình mà không cho người khác cơ hội giải thích.

Nhưng anh ta cũng nhận về được kết quả bẽ bàng từ tính cố chấp của mình. Vào một đêm khi đang nói chuyện, chơi đùa cùng con trai, bất chợt, đứa bé chỉ tay lên chiếc bóng của anh ta ở trên tường và nhận đó là cha mình. Hóa ra, để bù đắp cho những thiếu thốn tình phụ tử, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha bé để con trai mình đỡ tủi. Đến đây, anh ta vỡ lẽ ra mọi chuyện, biết rằng mình đã nghi oan cho vợ nên có chút buồn phiền tuy nhiên chúng ta vẫn không thấy được sự hối lỗi của Trương Sinh.

Vào một đêm, Phan Lang đến nhà đưa cho chiếc trâm và kể lại câu chuyện đã gặp vợ anh ta, anh ta mới tin lời và nghe theo những lời dặn dò của Phan Lang. Anh ta lập đàn giữa sông để mong được đón vợ trở về nhưng điều đó là không thể. Câu chuyện đã bị anh ta đẩy đi quá xa và cũng chính anh ta tự tay phá nát gia đình mình.

Câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm thông qua nhân vật Trương Sinh. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 4)

“Truyền kì mạn lục” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số hai mươi truyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” có lẽ là nổi bật nhất. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Vũ Nương - nhân vật chính của truyện. Thì hình ảnh Trương Sinh cũng hiện lên với vai trò riêng của mình.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện số mười sáu trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”. Chuyện kể về Vũ Nương - người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Trương Sinh - một chàng trai trong làng có gia thế giàu có đem lòng yêu mến, xin với mẹ đem sính lễ hỏi cưới nàng làm vợ. Trương Sinh là người có tính đa nghi nên Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Gia đình luôn hòa thuận. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trong căn phòng vắng thì bỗng đứa bé reo lên: “Cha Đản lại đến rồi”. Hỏi rõ thì mới biết, khi con hỏi, Vũ Nương hay chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản. Trương Sinh nhận ra vợ mình bị oan thì vô cùng hối hận. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Được Vũ Nương nhờ vả, sau khi trở về, Phan Lang đưa chiếc hòa vàng và chuyển lời của nàng cho Trương Sinh. Chàng liền lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm cho vợ, Vũ Nương liền hiện về trong làn khói mờ ảo.

Trong truyện, Trương Sinh hiện lên là một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương. Trương Sinh là con của một nhà hào phú trong làng. Khi gặp gỡ Vũ Nương thấy nàng xinh đẹp, hiền dịu lại có tư dung tốt đẹp nên đem lòng yêu mến. Trương đã xin mẹ đem trăm lạng bạc đến cầu hôn để lấy được Vũ Nương. Cuộc hôn nhân của hai người không phải xuất phát từ tình yêu. Bản thân Trương Sinh cũng luôn phòng ngừa vợ quá mức. Điều đó khiến cho Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép để tránh cảnh bất hòa.

Tưởng rằng như vậy sẽ có được hạnh phúc, nhưng với tính khi đa nghi. Khi trở về từ chiến trường, Trương Sinh nghe thấy lời con thơ mà đổ oan cho vợ là thất tiết: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít… Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả…”. Tính cách đa nghi cộng thêm sự độc đoán đã khiến Trương không tin vào lời giải thích của vợ. Nhưng lời mắng nhiếc, chửi rủa thậm chí đánh đập cho thấy sự cố chấp và bảo thụ cũng như sự vũ phu của một người có tính gia trưởng. Chính tính cách đó đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch phải tìm đến với cái chết.

Bên cạnh đó, Trương Sinh còn là một người vô tình bạc nghĩa. Không nghĩ đến công chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con thơ của vợ mà nghe lời giải thích. Khi Vũ Nương chết dù có động lòng thương cho người vớt xác nhưng không thấy. Sau đó Trương cũng chẳng cất công tìm kiếm nữa. Chàng coi vợ là một nỗi ô nhục trong cuộc đời mình. Hay khi nhận ra “chiếc bóng” chính là cha Đản trong lời con trẻ, Trương dù ân hận nhưng cũng chẳng có hành động gì mà chỉ lặng lẽ quên đi. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm mọi việc dù gây ra là gây ra tổn thương cho vợ mình. Đó chính là tính cách của một con người gia trưởng, độc đoán và ích kỷ. Dù sau này, khi Trương có lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương cũng chỉ hiện về nhìn hai cha con rồi biến mất. Nàng không thể tiếp tục sống với một người chồng như vậy nữa.

Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Trương Sinh - một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng đến cuộc đời của Vũ Nương. Theo tư tưởng phong kiến, người phụ nữ phải tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con). Chính tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức này đã đẩy cuộc đời người phụ nữ vào bi kịch, không thể tự quyết định cuộc đời mà phải phụ thuộc vào người đàn ông. Trương Sinh cũng giống như xã hội phong kiến lúc bấy giờ thật độc ác, bất công.

Tóm lại, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm giàu giá trị. Hình ảnh nhân vật Trương Sinh đã làm tròn chức năng trong câu chuyện trên.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 5)

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ mười sáu trong tập “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn. Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.

Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Gia đình Trương chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương lại là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho Trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu tình yêu thương.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, Trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.

Cuộc sống gia đình chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chồng chăm lo mẹ già, nuôi dạy con nhỏ.

Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc tan, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa nỗi hoài nghi và cơn giận dữ bấy lâu, không cần quan tâm đến lời giãi bày, biện minh của vợ.

Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn chàng hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắn vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.

Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỷ, đê tiện ấy của chàng đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng, khiến nàng phải lấy cái chết để chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.

Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời, linh hồn làm ma làm quỷ chốn nhân gian, đời đời kiếp kiếp không được siêu thoát. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ chàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi. Tuy có chút lòng cảm thương, ân hận nhưng sĩ diện quá lớn khiến chàng mặc nhiên để sự việc đó đi qua. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.

Đó là tính cách của một con người gia trưởng, ích kỷ, hèn hạ và vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh vì thiết tha sám hối mà lập đàn giải oan cho nàng nhưng lòng chàng vẫn chưa giải trừ được oan nghiệp, tính hồ nghi vẫn còn, lòng hẹp hòi, ích kỷ vẫn lớn, dẫu có trở về trước sau gì nàng cũng sẽ vướng vào một oan nghiệp khác mà thôi. Thế gian đã không có nơi để những người tận tụy, thủy chung và đức hạnh như nàng dung thân nữa rồi.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật Trương Sinh đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của Trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 6)

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ mười sáu trong tập “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn. Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.

Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Gia đình Trương chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương lại là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho Trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu tình yêu thương.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, Trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.

Cuộc sống gia đình chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chồng chăm lo mẹ già, nuôi dạy con nhỏ.

Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc tan, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa nỗi hoài nghi và cơn giận dữ bấy lâu, không cần quan tâm đến lời giãi bày, biện minh của vợ.

Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn chàng hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắn vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.

Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỷ, đê tiện ấy của chàng đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng, khiến nàng phải lấy cái chết để chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.

Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời, linh hồn làm ma làm quỷ chốn nhân gian, đời đời kiếp kiếp không được siêu thoát. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ chàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi. Tuy có chút lòng cảm thương, ân hận nhưng sĩ diện quá lớn khiến chàng mặc nhiên để sự việc đó đi qua. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.

Đó là tính cách của một con người gia trưởng, ích kỷ, hèn hạ và vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh vì thiết tha sám hối mà lập đàn giải oan cho nàng nhưng lòng chàng vẫn chưa giải trừ được oan nghiệp, tính hồ nghi vẫn còn, lòng hẹp hòi, ích kỷ vẫn lớn, dẫu có trở về trước sau gì nàng cũng sẽ vướng vào một oan nghiệp khác mà thôi. Thế gian đã không có nơi để những người tận tụy, thủy chung và đức hạnh như nàng dung thân nữa rồi.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật Trương Sinh đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của Trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 7)

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm nổi tiếng viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bên cạnh nhân vật Vũ Nương - nhân vật chính của câu chuyện. Thì hình ảnh nhân vật Trương Sinh hiện lên góp phần làm nổi bật cuộc đời của nàng Vũ Nương.

Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thiên thứ mười sáu của “Truyền kì mạn lục”. Truyện kể về cuộc đời của nàng Vũ Nương là người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Điều ấy khiến cho Trương Sinh - một chàng trai trong làng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong cuộc sống vợ chồng, biết chồng là một người hay ghen, nàng luôn sống giữ gìn khuôn phép để gia đình hòa thuận. Vậy mà chồng nàng, sau khi đi lính chỉ vì một lời ngây thơ của con trẻ, chưa làm rõ đầu đuôi câu chuyện đã giở thói ghen tuông. Dù Vũ Nương hết lòng giải thích nhưng vẫn vô dụng. Nàng quyết định tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện.

Nhân vật Trương Sinh - có một mối quan hệ đặc biệt với nhân vật chính Vũ Nương. Trương vốn là con của một nhà khá giả trong làng nhưng lại thất học và có tính đa nghi. Khi gặp gỡ Vũ Nương - thấy nàng xinh đẹp, hiền dịu lại có tư dung tốt đẹp nên đem lòng yêu mến. Trương đã xin mẹ đem trăm lạng bạc đến cầu hôn để lấy được Vũ Nương. Cuộc sống gia đình tuy yên ấm nhưng bản thân Trương luôn phòng ngừa vợ quá mức. Điều đó khiến cho Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép để tránh cảnh bất hòa. Bản thân Trương còn là một người hay ghen bởi vậy chính tính cách đó đã đẩy cuộc đời Vũ Nương vào bi kịch.

Dù là con nhà giàu có nhưng lại thất học nên Trương không thể thoát khỏi việc phải đi lính khi đất nước xảy ra chiến tranh. Chàng ra đi để lại mẹ già và đứa con thơ vừa mới chào đời cho Vũ Nương chăm sóc. Một người phụ nữ đáng lẽ ra phải được hưởng cuộc sống bình yên bên gia đình, được sự che chở của người chồng. Thì nay lại phải chịu nỗi đau chia ly, lo lắng cho sự an toàn của chồng ở chiến trường và chờ đợi chồng trở về. Thậm chí, nàng còn phải gánh vác gia đình thay Trương Sinh - trở thành người trụ cột.

Những tưởng khi giặc tan, Trương Sinh trở về thì hạnh phúc đoàn viên sẽ đến. Ai ngờ, tính đa nghi của Trương cộng thêm sự tin tưởng vào lời con trẻ ngây thơ về “chiếc bóng” đã khiến Trương nổi cơn ghen, vu oan cho vợ thất tiết. Dù Vũ Nương hết lời giải thích nhưng Trương vẫn không tin, còn mắng nhiếc đuổi đánh vợ. Trương Sinh đã không làm tròn bổn phận của một người chồng. Mà còn sự đa nghi che mờ đi sự tỉnh táo. Sự cố chấp, bảo thủ đã đẩy Vũ Nương vào việc phải lựa chọn cái chết.

Không chỉ vậy, Trương Sinh còn là một người vô tình bạc nghĩa. Không nghĩ đến công chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con thơ của vợ mà nghe lời giải thích. Khi Vũ Nương chết dù có động lòng thương cho người vớt xác nhưng không thấy. Sau đó Trương cũng chẳng cất công tìm kiếm nữa. Chàng coi vợ là một nỗi ô nhục trong cuộc đời mình. Hay khi nhận ra “chiếc bóng” chính là cha Đản trong lời con trẻ, Trương dù ân hận nhưng cũng chẳng có hành động gì mà chỉ lặng lẽ quên đi. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm mọi việc dù gây ra là gây ra tổn thương cho vợ mình. Đó chính là tính cách của một con người gia trưởng, độc đoán và ích kỷ. Dù sau này, khi Trương có lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương cũng chỉ hiện về nhìn hai cha con rồi biến mất. Nàng không thể tiếp tục sống với một người chồng như vậy nữa.

Như vậy, có thể thấy nhân vật Trương Sinh đã thực hiện được nhiệm vụ của mình trong toàn bộ câu chuyện. Bản chất của Trương Sinh cũng là bản chất của xã hội phong kiến đương thời với chế độ phụ hệ. Mọi việc đều phải nghe theo sự sắp xếp của người đàn ông. Điều đó đã đấy những người phụ nữ rơi vào thảm cảnh.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 8)

Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII, được xem là “thiên cổ kì văn” xưa nay hiếm có. Nhân vật Trương Sinh tuy không được tác giả kỳ công trau chuốt nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo đơn giản nhưng nó đủ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Trong chuyện, nhân vật Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, có vẻ rất độc đoán, đa nghi và cả ghen tuông. Có lẽ việc vợ chồng mới cưới hòa thuận chính vì nhờ Vũ Nương “giữ gìn khuôn phép” nên “chưa từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” bao giờ.

Khi mà chiến tranh xảy đến, Trương Sinh vì ít học nên phải đi tòng quân, và có lẽ chính bởi khoảng 2 năm xa cách gia đình, xa cách vợ con. Khoảng thời gian đó cũng đủ dài để nhấn chìm anh trong nỗi nhớ thương quê nhà. Nó cũng như đã đủ để nuôi lớn niềm nghi ngại của anh về lòng thủy chung của vợ. Vừa trở về thì hay tin mẹ mất, người mẹ một thân một mình nuôi nấng, chở che từ khi còn bé ra. Lúc này đây thì Trương Sinh chỉ còn lại vợ và đứa con thơ. Vậy mà, dường như ông trời trêu ngươi, nhất là lúc khi đến thăm mộ mẹ, đứa trẻ ngây thơ hỏi rằng: “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít.” Có thể thấy được việc này đã làm cho Trương Sinh điếng người, vội vàng gạn hỏi, và cũng như để rồi phải tiếp tục hứng chịu một đòn đánh tinh thần: “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Nếu Trương Sinh là người có học, biết dò tìm, xem xét nông sâu sự việc như thế nào, và có thể hiểu được tư duy trẻ con và tỉnh táo thì đã nhận ra ngay đó là cái bóng. Nhưng thế mới lên cơ sự sau này, Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng ít học, và có lẽ là chính cái bản chất cả tin, hồ đồ và hay ghen khiến chàng lập tức bị quật ngã bởi lời con trẻ. Chính vì chàng tin đứa trẻ không nói dối, vậy là “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận”. Không nghe lời Vũ Nương minh oan, họ hàng làng xóm hết lời bênh vực. Hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không chịu phân tích sự việc một cách cẩn thận để rồi dẫn tới việc Vũ Nương vì muốn bảo toàn đức hạnh cũng như danh tiết của mình mà gieo mình xuống sông. Cơ sự đã vậy, mà Trương Sinh chỉ động lòng thương, tìm vớt thi thể của vợ nhưng chẳng thấy nên ngương. Vào một tối bé Đản ngây thơ chỉ vào cái bóng và nói “cha Đản lại đến”, lúc này đây Trương Sinh mới hiểu ra cơ sự thì đã quá muộn. Khi gặp được Phan Lang, nghe tường tận lời vợ nói, anh cũng đã van xin cho gặp lại Vũ Nương. Và Trương Sinh cũng đã lập đền giải oan cho vợ mình.

Qua câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại là yếu tố quan trọng để tăng sức biểu đạt và diễn biến của truyện. Qua đó, người đọc càng thấy rõ cái xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắt khe của nó ấy dù không nổi bậc nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm ra sao.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 9)

Truyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện ngắn nổi bật nhất trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong truyện, bên cạnh việc tập trung khắc họa vẻ đẹp đáng trân trọng và số phận bất hạnh của Vũ Nương, nhà văn Nguyễn Dữ còn dùng một vài nét phác họa để dựng lên chân dung, tính cách của Trương Sinh - người chồng vũ phu, tàn nhẫn và cũng là đại diện tiêu biểu cho xã hội nam quyền nhiều bất công xưa.

Trương Sinh không phải nhân vật trung tâm của truyện, thế nhưng sự xuất hiện của nhân vật này đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của tình tiết, nội dung câu chuyện. Trương Sinh vốn là con một trong một gia đình khá giả nhưng ít học lại mang bản tính đa nghi, độc đoán. Vì cảm mến vẻ đẹp và đức hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ trăm lượng vàng để cưới nàng về làm vợ. Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép nên vợ chồng chưa bao giờ mất hòa khí, thế nhưng bản tính đa nghi, ghen tuông mù quáng của Trương Sinh vẫn không mất đi mà ấp ủ như một mầm tai họa.

Mọi bi kịch bắt đầu nảy sinh từ việc Trương Sinh bị bắt đi lính. Dù là con một trong gia đình giàu có, thế nhưng vì ít học nên Trương Sinh bị bắt ra trận. Xa mặt cách lòng lại có bản tính đa nghi, gia trưởng nên sau khi tòng quân trở về, Trương Sinh vì nghe lời nói ngây thơ của con trẻ mà nghi ngờ vợ thất tiết, phản bội mình. Mọi bi kịch cũng bắt đầu nảy sinh từ đây.

Tính cách cực đoan, ghen tuông mù quáng đã đánh mất đi khả năng suy xét, đánh giá mọi việc. Nghe lời bé Đản kể về một người đàn ông tối nào cũng đến thăm, Trương Sinh đã trở về nhà mắng nhiếc, đánh đập và đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mà không cho nàng lấy một cơ hội để giải thích mọi việc. Vũ Nương là người vợ mà Trương Sinh từng thương yêu hết mực, thế nhưng cơn ghen tuông vô lí và sự cố chấp bảo thủ đã làm tan vỡ tất cả. Trương Sinh không chỉ đối xử tàn nhẫn cả về tinh thần và thể xác, gây nên nỗi oan trái cho người vợ hiền lương của mình mà còn là người đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng. Đau đớn, tuyệt vọng khi bị chồng kết tội, Vũ Nương chỉ còn cách gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh tấm lòng thủy chung, trong sạch.

Sau khi Vũ Nương bị đuổi ra khỏi nhà, sự vô tâm, tàn nhẫn của Trương Sinh còn được thể hiện thông qua thái độ lạnh nhạt, dửng dưng. Trương Sinh không một chút áy náy vì hành động vũ phu, không lo lắng hay đi tìm vợ. Chỉ khi tối về, "người cha ngày nào cũng đến" của bé Đản xuất hiện, hắn mới vỡ ra mọi thứ. Thế nhưng mọi việc giờ đã quá muộn màng, lời nói tàn nhẫn đã nói ra, tình nghĩa vợ chồng đã rạn nứt, người vợ "đầu gối tay ấp" của hắn cũng bị bức đến đường cùng mà gieo mình xuống sông Hoàng Giang lạnh lẽo.

n hận về những việc mình đã làm, Trương Sinh đã lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang với mong muốn rửa sạch oan khuất cho vợ, mong muốn được gặp nàng một lần sau cùng. Vũ Nương đã hiện về, thế nhưng nàng không quay trở lại trần gian đầy đau khổ này nữa mà quyết định ra đi. Có lẽ rằng, sự ra đi của Vũ Nương là sự trừng phạt đau khổ nhất cho một kẻ đa nghi, tàn nhẫn như Trương Sinh. Hắn tiếp tục sống để chăm sóc đứa con của hai người và ôm nỗi ân hận đến suốt cuộc đời.

Trương Sinh không phải là một người đàn ông tốt, hắn gia trưởng, đa nghi lại bạc tình, bạc nghĩa. Có lẽ điểm sáng duy nhất trong nhân cách, con người Trương Sinh là sự hiếu thảo, trước khi ra trận hắn lắng nghe lời mẹ dặn dò, khi tòng quân trở về, nghe tin mẹ mất hắn đã vô cùng đau khổ. Tuy nhiên, dù có thế nào cũng không thể xóa nhòa mọi tội lỗi mà hắn đã gây ra.

Xây dựng nhân vật Trương Sinh, nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ nhằm tạo nên một tính cách, một "sinh mệnh" trong tác phẩm của mình mà thông qua đó phản ánh, lên án xã hội phong kiến bất công đã tạo nên bao bi kịch cho người phụ nữ. Tính cách gia trưởng, bảo thủ của Trương Sinh cũng chính là tấm gương phản chiếu của chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ trong xã hội xưa.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 10)

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ các truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, tác phẩm này phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.

Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật phụ, có vai trò làm nổi bậc các tình huống truyện xảy ra, càng khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương. Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Trương Sinh chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương lại là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, Trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng chàng ta vẫn luôn đa nghi, thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi này của Trương Sinh đã gây ra mối tai họa lớn.

Cuộc sum gia đình mới cưới chẳng được bao lâu, triều định bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy lúc này Vũ Nương đã có thay, và có thể thay mình chăm sóc mẹ nhưng do bản tính của mình mà chàng ta vẫn canh cánh trong lòng một nỗi hoài nghi lớn

Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc giữ bị phá, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa nỗi hoài nghi và cơn giận dữ bấy lâu, không cần quan tâm đến lời giãi bày, biện minh của vợ.

Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng ta khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng rằng trẻ con thì không biết nói rồi, và mình đã biết được sự thật và Vũ Nương chỉ đang cố gắng tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc. Chính hành động ích kỉ  ấy của chàng đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng, khiến nàng phải lấy cái chết để  chấm dứt nỗi ô nhục và dày vò ghê gớm này.

Trương Sinh còn là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng liệu có trôi nổi ở phương trời nào. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ chàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh mới hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi. Tuy có chút lòng cảm thương, ân hận nhưng sĩ diện quá lớn khiến chàng mặc nhiên để sự việc đó đi qua. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải theo ý nghĩ của mình. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác. Kể cả khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh nào có thể bỏ được tính hồ nghi, lòng hẹp hòi, ích kỉ.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của Trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 11)

Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII, được xem là “thiên cổ kì văn” xưa nay hiếm có. Nhân vật Trương Sinh tuy không được tác giả kỳ công trau chuốt nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo đơn giản nhưng nó đủ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Trong chuyện, nhân vật Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, có vẻ rất độc đoán, đa nghi và cả ghen tuông. Có lẽ việc vợ chồng mới cưới hòa thuận chính vì nhờ Vũ Nương “giữ gìn khuôn phép” nên “chưa từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” bao giờ.

Khi mà chiến tranh xảy đến, Trương Sinh vì ít học nên phải đi tòng quân, và có lẽ chính bởi khoảng 2 năm xa cách gia đình, xa cách vợ con. Khoảng thời gian đó cũng đủ dài để nhấn chìm anh trong nỗi nhớ thương quê nhà. Nó cũng như đã đủ để nuôi lớn niềm nghi ngại của anh về lòng thủy chung của vợ. Vừa trở về thì hay tin mẹ mất, người mẹ một thân một mình nuôi nấng, chở che từ khi còn bé ra. Lúc này đây thì Trương Sinh chỉ còn lại vợ và đứa con thơ. Vậy mà, dường như ông trời trêu ngươi, nhất là lúc khi đến thăm mộ mẹ, đứa trẻ ngây thơ hỏi rằng: “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít.” Có thể thấy được việc này đã làm cho Trương Sinh điếng người, vội vàng gạn hỏi, và cũng như để rồi phải tiếp tục hứng chịu một đòn đánh tinh thần: “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.  Nếu Trương Sinh là người có học, biết dò tìm, xem xét nông sâu sự việc như thế nào, và có thể hiểu được tư duy trẻ con và tỉnh táo thì đã nhận ra ngay đó là cái bóng. Nhưng thế mới lên cơ sự sau này, Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng ít học, và có lẽ là chính cái bản chất cả tin, hồ đồ và hay ghen khiến chàng lập tức bị quật ngã bởi lời con trẻ. Chính vì chàng tin đứa trẻ không nói dối, vậy là “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận”. Không nghe lời Vũ Nương minh oan, họ hàng làng xóm hết lời bênh vực. Hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không chịu phân tích sự việc một cách cẩn thận để rồi dẫn tới việc Vũ Nương vì muốn bảo toàn đức hạnh cũng như danh tiết của mình mà gieo mình xuống sông. Cơ sự đã vậy, mà Trương Sinh chỉ động lòng thương, tìm vớt thi thể của vợ nhưng chẳng thấy nên ngương. Vào một tối bé Đản ngây thơ chỉ vào cái bóng và nói “cha Đản lại đến”, lúc này đây Trương Sinh mới hiểu ra cơ sự thì đã quá muộn. Khi gặp được Phan Lang, nghe tường tận lời vợ nói, anh cũng đã van xin cho gặp lại Vũ Nương. Và Trương Sinh cũng đã lập đền giải oan cho vợ mình.

Qua câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại là yếu tố quan trọng để tăng sức biểu đạt và diễn biến của truyện. Qua đó, người đọc càng thấy rõ cái xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắt khe của nó ấy dù không nổi bậc nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm ra sao..
Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 12)
“Truyền kì mạn lục” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số hai mươi truyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” có lẽ là tác phẩm nổi bật nhất. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Vũ Nương - nhân vật chính của truyện. Thì hình ảnh Trương Sinh cũng hiện lên với vai trò riêng của mình.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện số mười sáu trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”. Chuyện kể về Vũ Nương - người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Trương Sinh - một chàng trai trong làng có gia thế giàu có đem lòng yêu mến, xin với mẹ đem sính lễ hỏi cưới nàng làm vợ. Trương Sinh là người có tính đa nghi nên Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Gia đình luôn hòa thuận. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà, sinh con và hết lòng chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ mất thì lo ma chay chu đáo. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trong căn phòng vắng thì bỗng đứa bé reo lên: “Cha Đản lại đến rồi”. Hỏi rõ thì mới biết, khi con hỏi, Vũ Nương hay chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản. Trương Sinh nhận ra vợ mình bị oan thì vô cùng hối hận. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Được Vũ Nương nhờ vả, sau khi trở về, Phan Lang đưa chiếc hòa vàng và chuyển lời của nàng cho Trương Sinh. Chàng liền lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm cho vợ, Vũ Nương liền hiện về trong làn khói mờ ảo.

Trong truyện, Trương Sinh được mô tả vô cùng ít ỏi nhưng lại đóng vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương. Trương Sinh là con của một nhà hào phú trong làng. Khi gặp gỡ Vũ Nương thấy nàng xinh đẹp, hiền dịu lại có tư dung tốt đẹp nên đem lòng yêu mến. Trương đã xin mẹ đem trăm lạng bạc đến cầu hôn để lấy được Vũ Nương. Cuộc hôn nhân của hai người không phải xuất phát từ tình yêu. Bản thân Trương Sinh cũng luôn phòng ngừa vợ quá mức. Điều đó khiến cho Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép để tránh cảnh bất hòa.

Tưởng rằng như vậy sẽ có được hạnh phúc, nhưng với tính khi đa nghi. Khi trở về từ chiến trường, Trương Sinh nghe thấy lời con thơ mà đổ oan cho vợ hư: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít… Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả…”. Tính cách đa nghi cộng thêm sự độc đoán đã khiến Trương không tin vào lời giải thích của vợ cùng lời bênh vực của họ hàng làng xóm. Những lời mắng nhiếc, chửi rủa thậm chí đánh đập cho thấy sự cố chấp và bảo thủ cũng như sự vũ phu của một người có tính gia trưởng. Chính tính cách đó đã đẩy Vũ Nương vào tấn bi kịch phải tìm đến với cái chết.

Bên cạnh đó, Trương Sinh còn là một người vô tình bạc nghĩa. Không nghĩ đến công chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con thơ của vợ mà nghe lời giải thích. Khi Vũ Nương chết dù có động lòng thương cho người vớt xác nhưng không thấy. Sau đó Trương cũng chẳng cất công tìm kiếm nữa. Chàng ta đã coi vợ mình là một nỗi ô nhục trong cuộc đời. Hay khi nhận ra “chiếc bóng” chính là cha Đản trong lời con trẻ, Trương dù ân hận nhưng cũng chẳng có hành động gì mà chỉ lặng lẽ quên đi. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm mọi việc dù gây ra là gây ra tổn thương cho vợ mình. Đó chính là tính cách của một con người gia trưởng, độc đoán và ích kỷ. Dù sau này, khi Trương có lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương cũng chỉ hiện về nhìn hai cha con rồi biến mất. Nàng không thể tiếp tục sống với một người chồng như vậy nữa.

Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Trương Sinh - một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng đến cuộc đời của Vũ Nương. Theo tư tưởng phong kiến, người phụ nữ phải tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con). Chính tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức này đã đẩy cuộc đời người phụ nữ vào bi kịch, không thể tự quyết định cuộc đời mà phải phụ thuộc vào người đàn ông. Trương Sinh cũng giống như xã hội phong kiến lúc bấy giờ thật độc ác, bất công.

Tóm lại, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm giàu giá trị. Hình ảnh nhân vật Trương Sinh mặc dù không được chú trọng quá nhiều nhưng lại làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình trong tác phẩm, khiến nó dễ đi vào lòng người.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 13)

Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thành công của tác giả Nguyễn Dữ. Câu chuyện không chỉ giúp ta hiểu thêm về nhân vật chính Vũ Nương mà qua câu chuyện, chúng ta còn hiểu thêm về Trương Sinh - chồng của Vũ Nương.

Trương Sinh là con trai duy nhất trong một gia đình hào phú, giàu có khắp một vùng nhưng lại không có học. Thêm vào đó anh ta lại có tính đa nghi, ngay cả đối với vợ mình cũng đề phòng quá sức dù có một người vợ xinh đẹp, nết na, công dung ngôn hạnh đầy đủ. Tuy nhiên, anh ta lại là một người con hiếu thảo: khi đi tòng quân, vâng lời cha mẹ dặn dò. Khi chiến thắng trở về, nghe tin mẹ mình đã mất thì vô cùng đau xót, lập tức ra thăm mộ mẹ. Những tưởng anh ta sẽ có một cuộc sống đầm ấm, đề huề nhưng chính tay anh ta đã hủy hoại cuộc sống tốt đẹp đó của mình.

Vì là người có tính ghen tuông, lại thêm đau lòng khi nghe tin mẹ mình mất, anh ta đâm ra mù quáng, không phân biệt được phải trái, đúng sai. Khi ở mộ mẹ, nghe con nói có người cha hay đến thăm nó, anh ta liền nghi cho vợ mình thất tiết không chung thủy bèn về nhà mắng nhiếc, chửi mắng vợ mình mặc cho vợ giải thích, dù nàng có nói gì đi nữa anh ta cũng không tin và chỉ coi lí lẽ của mình mới là đúng. Dù hàng xóm bất bình trước sự vô lí của mình và bênh vực sự chung thủy, hiếu nghĩa của vợ mình cũng không có tác dụng gì với anh ta. Anh ta đã thẳng tay đuổi vợ mình đi mà không hề nể chút ân tình. Hành động này minh chứng cho việc anh ta là một người cố chấp, bảo thủ, sẵn sàng phụ bạc tình nghĩa vì những lí lẽ vô căn cứ của mình mà không cho người khác cơ hội giải thích.

Nhưng anh ta cũng nhận về được kết quả bẽ bàng từ tính cố chấp của mình. Vào một đêm khi đang nói chuyện, chơi đùa cùng con trai, bất chợt, đứa bé chỉ tay lên chiếc bóng của anh ta ở trên tường và nhận đó là cha mình. Hóa ra, để bù đắp cho những thiếu thốn tình phụ tử, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha bé để con trai mình đỡ tủi. Đến đây, anh ta vỡ lẽ ra mọi chuyện, biết rằng mình đã nghi oan cho vợ nên có chút buồn phiền tuy nhiên chúng ta vẫn không thấy được sự hối lỗi của Trương Sinh.

Vào một đêm, Phan Lang đến nhà đưa cho chiếc trâm và kể lại câu chuyện đã gặp vợ anh ta, anh ta mới tin lời và nghe theo những lời dặn dò của Phan Lang. Anh ta lập đàn giữa sông để mong được đón vợ trở về nhưng điều đó là không thể. Câu chuyện đã bị anh ta đẩy đi quá xa và cũng chính anh ta tự tay phá nát gia đình mình.

Câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm thông qua nhân vật Trương Sinh. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 14)

Truyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện ngắn nổi bật nhất trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong truyện, bên cạnh việc tập trung khắc họa vẻ đẹp đáng trân trọng và số phận bất hạnh của Vũ Nương, nhà văn Nguyễn Dữ còn dùng một vài nét phác họa để dựng lên chân dung, tính cách của Trương Sinh – người chồng vũ phu, tàn nhẫn và cũng là đại diện tiêu biểu cho xã hội nam quyền nhiều bất công xưa.

Trương Sinh không phải nhân vật trung tâm của truyện, thế nhưng sự xuất hiện của nhân vật này đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của tình tiết, nội dung câu chuyện. Trương Sinh vốn là con một trong một gia đình khá giả nhưng ít học lại mang bản tính đa nghi, độc đoán.

Vì cảm mến vẻ đẹp và đức hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ trăm lượng vàng để cưới nàng về làm vợ. Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép nên vợ chồng chưa bao giờ mất hòa khí, thế nhưng bản tính đa nghi, ghen tuông mù quáng của Trương Sinh vẫn không mất đi mà ấp ủ như một mầm tai họa.

Mọi bi kịch bắt đầu nảy sinh từ việc Trương Sinh bị bắt đi lính. Dù là con một trong gia đình giàu có, thế nhưng vì ít học nên Trương Sinh bị bắt ra trận. Xa mặt cách lòng lại có bản tính đa nghi, gia trưởng nên sau khi tòng quân trở về, Trương Sinh vì nghe lời nói ngây thơ của con trẻ mà nghi ngờ vợ thất tiết, phản bội mình. Mọi bi kịch cũng bắt đầu nảy sinh từ đây.

Tính cách cực đoan, ghen tuông mù quáng đã đánh mất đi khả năng suy xét, đánh giá mọi việc. Nghe lời bé Đản kể về một người đàn ông tối nào cũng đến thăm, Trương Sinh đã trở về nhà mắng nhiếc, đánh đập và đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mà không cho nàng lấy một cơ hội để giải thích mọi việc. Vũ Nương là người vợ mà Trương Sinh từng thương yêu hết mực, thế nhưng cơn ghen tuông vô lí và sự cố chấp bảo thủ đã làm tan vỡ tất cả.

Trương Sinh không chỉ đối xử tàn nhẫn cả về tinh thần và thể xác, gây nên nỗi oan trái cho người vợ hiền lương của mình mà còn là người đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng. Đau đớn, tuyệt vọng khi bị chồng kết tội, Vũ Nương chỉ còn cách gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh tấm lòng thủy chung, trong sạch.

Sau khi Vũ Nương bị đuổi ra khỏi nhà, sự vô tâm, tàn nhẫn của Trương Sinh còn được thể hiện thông qua thái độ lạnh nhạt, dửng dưng. Trương Sinh không một chút áy náy vì hành động vũ phu, không lo lắng hay đi tìm vợ. Chỉ khi tối về, “người cha ngày nào cũng đến” của bé Đản xuất hiện, hắn mới vỡ ra mọi thứ. Thế nhưng mọi việc giờ đã quá muộn màng, lời nói tàn nhẫn đã nói ra, tình nghĩa vợ chồng đã rạn nứt, người vợ “đầu gối tay ấp” của hắn cũng bị bức đến đường cùng mà gieo mình xuống sông Hoàng Giang lạnh lẽo.

n hận về những việc mình đã làm, Trương Sinh đã lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang với mong muốn rửa sạch oan khuất cho vợ, mong muốn được gặp nàng một lần sau cùng. Vũ Nương đã hiện về, thế nhưng nàng không quay trở lại trần gian đầy đau khổ này nữa mà quyết định ra đi. Có lẽ rằng, sự ra đi của Vũ Nương là sự trừng phạt đau khổ nhất cho một kẻ đa nghi, tàn nhẫn như Trương Sinh. Hắn tiếp tục sống để chăm sóc đứa con của hai người và ôm nỗi ân hận đến suốt cuộc đời.

Trương Sinh không phải là một người đàn ông tốt, hắn gia trưởng, đa nghi lại bạc tình, bạc nghĩa. Có lẽ điểm sáng duy nhất trong nhân cách, con người Trương Sinh là sự hiếu thảo, trước khi ra trận hắn lắng nghe lời mẹ dặn dò, khi tòng quân trở về, nghe tin mẹ mất hắn đã vô cùng đau khổ. Tuy nhiên, dù có thế nào cũng không thể xóa nhòa mọi tội lỗi mà hắn đã gây ra.

Xây dựng nhân vật Trương Sinh, nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ nhằm tạo nên một tính cách, một “sinh mệnh” trong tác phẩm của mình mà thông qua đó phản ánh, lên án xã hội phong kiến bất công đã tạo nên bao bi kịch cho người phụ nữ. Tính cách gia trưởng, bảo thủ của Trương Sinh cũng chính là tấm gương phản chiếu của chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ trong xã hội xưa.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 15)

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ mười sáu trong tập “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn. Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.

Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Gia đình Trương chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương lại là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho Trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu tình yêu thương.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, Trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.

Cuộc sống gia đình chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chồng chăm lo mẹ già, nuôi dạy con nhỏ.

Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc tan, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa nỗi hoài nghi và cơn giận dữ bấy lâu, không cần quan tâm đến lời giãi bày, biện minh của vợ.

Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn chàng hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắn vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.

Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỷ, đê tiện ấy của chàng đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng, khiến nàng phải lấy cái chết để chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.

Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ chàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi. Tuy có chút lòng cảm thương, ân hận nhưng sĩ diện quá lớn khiến chàng mặc nhiên để sự việc đó đi qua. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.

Đó là tính cách của một con người gia trưởng, ích kỷ, hèn hạ và vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh vì thiết tha sám hối mà lập đàn giải oan cho nàng nhưng lòng chàng vẫn chưa giải trừ được oan nghiệp, tính hồ nghi vẫn còn, lòng hẹp hòi, ích kỷ vẫn lớn, dẫu có trở về trước sau gì nàng cũng sẽ vướng vào một oan nghiệp khác mà thôi. Thế gian đã không có nơi để những người tận tụy, thủy chung và đức hạnh như nàng dung thân nữa rồi.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật Trương Sinh đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của Trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 16)

Nguyễn Dữ là một trong những tài năng hiếm có của văn học Việt Nam Trung đại. Và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm thành công của ông. Ngoài việc xây dựng thành công nhân vật chính Vũ Nương thì nhân vật Trương Sinh với những nét tính cách đặc trưng đa nghi đã làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Ta có thể thấy được tấn bi kịch xảy ra trong gia đình Vũ Thị Thiết đã lấy đi nước mắt của những ai khi đọc truyện này. Và dường như ngay cả nhà vua Lê Thánh Tông – vua anh minh, người đã văn võ kiêm toàn cũng dường như cũng đã phải gửi gắm niềm thương cảm Vũ Nương biết bao nhiêu và dường như cũng như thật oán trách chàng Trương trong bài vịnh “Lại bài viếng Vũ thị”. Đó còn chính là những câu:

“Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.”

Dường như đó là lời kết án nghiêm minh của chính những lí trí và trái tim tác giả. Tuy nhiên, ta có thể khẳng định rằng dường như không chỉ mình Vũ Nương mà cả Trương Sinh cũng chính là người bị lòng ghen tuông đến mức mà mù quáng của chính mình hủy hoại. Phải chăng, người đọc chúng ta cũng phải nên có một cái nhìn khoan dung và công bằng hơn cho chàng Trương?

Khi mà chiến tranh xảy đến, Trương Sinh lúc này đây cũng phải đi tòng quân, từ đó ở Trương Sinh cũng như đã hình thành một khoảng trống về thời gian lẫn không gian. Có lẽ chính bởi khoảng ba năm xa cách gia đình, xa cách vợ con. Ta như thấy được chính cái quãng thời gian đủ dài để khiến chàng mệt mỏi, cũng như khiến cho con người ta như dễ rơi vào tình trạng như thật là chán chường đời lính chinh chiến cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Khoảng thời gian đó cũng như thật đủ dài để nhấn chìm chàng trong nỗi nhớ thương quê nhà. Nó cũng như đã đủ để nuôi lớn niềm nghi ngại của chàng về lòng thủy chung của vợ. Nhưng có thể thấy được khi mà quãng thời gian ba năm giam cầm chàng cũng như đi vào hồi kết thúc. Không may, vừa trở bề thì chàng đã phải nhận tin dữ rằng đó chính mẹ mất, mẹ mất có thể đó được xem là lúc con người yếu đuối nhất và cần được chở che. Lúc này đây thì chàng Trương Sinh như cũng chỉ còn chỗ dựa là vợ và con trai.

Vậy mà, dường như ông trời trêu ngươi, nhất là lúc khi đến thăm mộ mẹ, đứa trẻ lại ngây thơ hỏi rằng “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít.” Có thể thấy được chi tiết này đã làm cho Trương Sinh điếng người, vội vàng gạn hỏi, và cũng như để rồi phải tiếp tục hứng chịu một đòn đánh tinh thần đó chính là “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

Nếu mà Trương Sinh là người có học, biết dò tìm, xem xét nông sâu sự việt như thế nào, và có thể hiểu được tư duy trẻ con và tỉnh táo thì đã nhận ra ngay đó là cái bóng. Nhưng thế mới lên chuyện, chuyện như trở lên oái oăm thay, Trương Sinh “tuy con nhà hào phú nhưng không có học”, và có lẽ là chính cái bản chất nông dân cả tin, hồ đồ và như vô học khiến chàng lập tức bị quật ngã bởi lời con trẻ. Chính vì chàng tin đứa trẻ không nói dối, vậy là “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận”.

Không nghe Vũ Nương minh oan, vì để bảo toàn đức hạnh cũng như danh tiết của mình mà nàng đã tự gieo mình xuống sông. Khi một tối bé Đản ngây thơ chỉ vào cái bóng và nói “cha đã đến”, lúc này đây Trương Sinh mới hiểu ra cơ sự nhưng đã quá muộn.

Qua câu chuyện cho thấy được Trương Sinh quả là người hồ đồ, nóng nảy, gia chủ mà đã không nghe những lời thanh minh của vợ để gây ra những điều đáng tiếc và không thể nào có thể sửa chữa. Qua nhân vật Trương Sinh tác giả như cũng đã gửi gắm vào đó biết bao những thông điệp cho chúng ta hãy nhìn nhận sự việc một cách tổng quát, không được chủ quan duy ý chí.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 17)

“Truyền kì mạn lục” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số hai mươi truyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” có lẽ là nổi bật nhất. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Vũ Nương – nhân vật chính của truyện. Thì hình ảnh Trương Sinh cũng hiện lên với vai trò riêng của mình.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện số mười sáu trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”. Chuyện kể về Vũ Nương – người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Trương Sinh – một chàng trai trong làng có gia thế giàu có đem lòng yêu mến, xin với mẹ đem sính lễ hỏi cưới nàng làm vợ. Trương Sinh là người có tính đa nghi nên Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Gia đình luôn hòa thuận. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính.

Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trong căn phòng vắng thì bỗng đứa bé reo lên: “Cha Đản lại đến rồi”. Hỏi rõ thì mới biết, khi con hỏi, Vũ Nương hay chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản.

Trương Sinh nhận ra vợ mình bị oan thì vô cùng hối hận. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Được Vũ Nương nhờ vả, sau khi trở về, Phan Lang đưa chiếc hòa vàng và chuyển lời của nàng cho Trương Sinh. Chàng liền lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm cho vợ, Vũ Nương liền hiện về trong làn khói mờ ảo.

Trương Sinh là con của một nhà hào phú trong làng, chàng sinh lòng yêu mến Vũ Nương rồi đem trăm lạng bạc đến để lấy được Vũ Nương. Cuộc hôn nhân của hai người không phải xuất phát từ tình yêu. Trương Sinh bản tính hay ghen khiến cho Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép mới giữ được êm ấm.

Tưởng rằng như vậy sẽ có được hạnh phúc, nhưng với tính khi đa nghi. Khi trở về từ chiến trường, Trương Sinh nghe thấy lời con thơ mà đổ oan cho vợ là thất tiết: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít… Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến.

Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả…”. Tính cách đa nghi cộng thêm sự độc đoán đã khiến Trương không tin vào lời giải thích của vợ. Nhưng lời mắng nhiếc, chửi rủa thậm chí đánh đập cho thấy sự cố chấp và bảo thụ cũng như sự vũ phu của một người có tính gia trưởng. Chính tính cách đó đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch phải tìm đến với cái chết.

Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Trương Sinh – một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng đến cuộc đời của Vũ Nương. Theo tư tưởng phong kiến, người phụ nữ phải tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con). Chính tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức này đã đẩy cuộc đời người phụ nữ vào bi kịch, không thể tự quyết định cuộc đời mà phải phụ thuộc vào người đàn ông. Trương Sinh cũng giống như xã hội phong kiến lúc bấy giờ thật độc ác, bất công.

Tóm lại, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm giàu giá trị. Hình ảnh nhân vật Trương Sinh đã làm tròn chức năng trong câu chuyện trên.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 18)

“Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII, được xem là “thiên cổ kì văn” xưa nay hiếm có. Nhân vật Trương Sinh tuy không được tác giả kỳ công trau chuốt nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo đơn giản đã khiến nhân vật này nổi bậc, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Trước tiên, có thể nói, trong truyện cổ tích, nhân vật Trương Sinh là một loại nhân vật chức năng. Nhà văn xây dựng nhân vật này nhằm phát triển nội dung câu chuyện. Qua nhân vật chức năng thể hiện những thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc. Những hành động, lời nói của nhân vật chức năng chỉ nhằm làm nổi bật nhân vật trung tâm của truyện.

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã hết sức chú ý đến chức năng này. Ông đã phát triển nhân vật chức năng này thành một nhân vật chính có vai trò quyết định đến sự phát triển của truyện. Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản của nhân vật chức năng vẫn hiện hữu một cách đầy đủ trong nhân vật Trương Sinh.

Hệ thống nhân vật trong thiên truyện hết sức hạn chế. Có thể kể đến nhân vật chính là Vũ Nương rồi đến nhân vật trương Sinh, nhân vật bé Đản, người mẹ Trương Sinh và nhân vật đám đông (hàng xóm). Tất cả các nhân vật đều xoay quanh tình huống truyện được xây dựng gây cấn, đầy kịch tính.

Trong thiên truyện, Trương Sinh đóng vai trò là người tạo dựng nên thảm kịch đối với người vợ Vũ Nương từ tình huống ngộ nhận sự việc một cách mù quáng. Từ lời nói hồn nhiên của con trai, Trương Sinh đã thiếu suy nghĩ nên tự mình hình dung Vũ Nương, vợ chàng, đã không giữ gìn khí tiết, gian díu với người ngoài trong thời gian chàng đi lính. Chính từ suy nghĩ sai lầm ban đầu ấy đã dẫn đến hàng loạt hành động vô tâm, tàn bạo của chàng đối với Vũ Nương. Từ đó khiến nàng phải tìm đến cái chết.

Trong xã hội phong kiến, vị trí của người đàn ông vốn rất được đề cao. Bên cạnh đó, trách nhiệm của họ đối với bản thân, gia đình và đất nước cũng được cũng hết sức lớn lao. Người làm trai trong xã hội xưa luôn có khát vọng tìm kiếm công danh. Họ luôn khát khao làm những điều lớn lao, xứng đáng là bậc anh hùng lưu danh hậu thế.

Có thể nói khát vọng công danh là một lý tưởng sáng ngời mà bất cứ người làm trai nào cũng suốt đời theo đuổi. Đó cũng là chuẩn mực để xã hội đánh giá về một người đàn ông trong xã hội. Nói như Nguyễn Công Trứ: “không công danh thà nát với cỏ cây” là muốn khẳng định cái mục đích cao thượng ấy.

Có hai con đường tìm kiếm công danh, sự nghiệp ở đời. Một là chăm chỉ đèn sách đợi ngày kinh thi ứng thí đạt lấy danh hiệu mà ra làm quan vinh quy bái tổ, làm rạng rỡ danh gia vọng tộc. Không những bản thân được kính trọng mà người thân, quyến thuộc cũng được thơm lây. Là người đi học không ai không mong ước điều này.

Hoặc là đầu quân làm lính, xông pha trận mạc, giết giặc lập công được phong hầu phong tước. Tuy có mạo hiểm tính mạng nhưng con đường đi đến sự nghiệp có đôi phần dễ thành. Không những có được danh vọng mà còn có công với đất nước, sự nghiệp anh hùng vẻ vang.

Ở nhân vật Trương Sinh, chàng không hề có khát vọng công danh, sự nghiệp. Chàng dễ dàng chấp nhận sống cuộc đời bình thường theo kiểu nữ nhi thường tình. Là con nhà hào phú, chàng có điều kiện để học hành thành tài hơn hẳn người khác. Đó cũng là điều mà cha mẹ chàng luôn mong ước.

Thế nhưng, chàng ham chơi hơn ham học, thích an nhàn hơn sống cuộc đời mãnh liệt vẻ vang. Tiếng đời tuy không gièm pha nhưng lòng kính trọng cũng không có. Đó cũng là nỗi buồn của mẹ chàng dù bà đã không nói ra. Bởi thế, hình ảnh Trương Sinh bị lẩn khuất trong hệ thống các nhân vật nam trong văn học, không hề có tiếng tăm gì.

Cha trương Sinh sớm qua đời. Một mình chàng ngày đêm chăm lo phụng dưỡng mẹ già. Đó là nghĩa cử hiếu thảo. Trương Sinh cũng đã ý thức lấy được người là “vợ hiền dâu thảo”. Lại sinh được con trai nối dõi tông đường, gìn giữ cho muôn đời sau. Đó là người con có hiếu, có trách nhiệm với gia tộc. Thế nhưng, chữ hiếu của chàng đã không thể thực hiện trọn vẹn. Vì biên cương giặc dã mà chàng phải ra trận, chưa định ngày về.

Trong khi mẹ già ngày càng yếu sức, rất cần được phụng dưỡng, kề cận. Khi chàng chưa kịp trở về thì người mẹ đã nhắm mắt xuôi tay. Có lẽ, chi tiết này, tác giả xây dựng để đi đến tình huống hiểu nhầm vợ của Trường Sinh. Đồng thời qua đó bộ lộ đức tính hiếu thảo, tận tâm tận tình của nhân vật Vũ Nương. Thế nhưng điều đó vô tình biến Trương Sinh thành đứa con bất hiếu.

Trong truyền thống Việt Nam ta, khi cha mẹ qua đời mà không được nhìn thấy mặt con, linh hồn sẽ không được siêu thoát. Người con nào không thể về gặp mặt cha mẹ lần cuối cùng cũng phải mang tội bất hiếu. Khi trở về, hay tin mẹ đã mất, Trương Sinh vô cùng đau buồn. Chàng đau buồn vì mẹ già đã không thể gắng gượng đợi ngày chàng về. Chàng cũng buồn vì mình chưa làm trọn đạo hiếu với mẹ.

Vốn yêu mến đức hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh xin mẹ trăm lạng bạc cưới nàng về làm vợ. Đó là một lựa chọn đúng đắn và đầy trách nhiệm. Tưởng chừng chàng sẽ hài lòng và hết mực yêu thương vợ mình. Thế nhưng, người đọc hết sức bất ngờ khi nhìn thấy cuộc sống gia đình sau đó. Vũ Nương rất thấu hiểu tính chồng hay ghen nên luôn cẩn trọng. Nàng ứng xử chừng mực, biết giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa lúc nào dẫn đến bất hòa. Bởi thế mà nàng luôn trong căng thẳng bởi cái tính đa nghi và hay ghen của Trương Sinh.

Lại thêm chàng là người độc đoán, hành động hồ đồ, không hề tin tưởng ở vợ. Không ít lần chàng lần gây tổn thương đối với vợ. Áp lực ấy cứ tồn tại âm ỉ như ngọn lửa tàn ác. Chỉ cần một lý do nhỏ cũng có thể bùng cháy lớn. Lúc ở nhà, Trương Sinh đã ghen tuông như vậy. Khi ngoài mặt trận, lòng ghen còn lớn hơn.

Vũ Nương tuy con nhà nghèo khó, chưa gây dựng được điều gì lớn lao cho nhà Trương Sinh nhưng nàng đã sinh hạ được người con trai giúp Trương Sinh có người nối dõi. Lại thêm những ngày Trương Sinh đi lính, nàng một mình nuôi con nhỏ, phụng dưỡng mẹ chàng hết sức chu đáo.

Khi mẹ mất, nàng lo ma chay tế lễ hết sức vẹn toàn. Nghĩa cử đó khiến ai ai cũng cảm phục. Công ơn ấy đến hết cuộc đời, Trương Sinh cũng không thể đền đáp nổi. Thế mà, chỉ vì ghen tuông mù quáng mà chàng đã quên đi tất cả, sẵn sàng phụ bạc, ruồng bỏ người vợ hiền đức ấy.

Cái chết của Vũ Nương là cái chết đầy oan ức. Nhưng đấy có thể lại là điều Trương Sinh và xã hội phong kiến mong muốn. Bởi người phụ nữ trong xã hội xưa là lớp người nhỏ bé, không có danh phận. Cuộc đời và số phận của họ phụ thuộc nhiều vào người đàn ông. Mặt khác, tội lỗi gian tình bị coi là một trong những trọng tội và là điều sỉ nhục bậc nhất của con người. Trương Sinh vì thế mà khó chấp nhận Vũ Nương tiếp tục sống trong gia đình. Cái chết đến với nàng như một điều tất yếu vậy.

Tuy tác giả không đề cập đến vấn đề này nhưng người đọc cũng nhận rõ suy nghĩ của chàng. Thế nên, khi Vũ Nương trầm mình xuống dòng sông, chàng có đi tìm vớt xác nàng nhưng không hề khóc thương hay hối hận. Vũ Nương chết oan khuất, chàng cũng không hề cầu siêu cho linh hồn nàng. Khi biết rõ sự tình vợ mình bị nghi oan, chàng cũng không hề hối lỗi, cũng không hề truy niệm công đức của nàng để linh hồn nàng nơi chín suối được yên nghỉ.

Khi nghe Phan Lang nói đã gặp Vũ Nương ở dưới cung nước Linh Phi, lúc đầu chàng hoài nghi không tin tưởng. Chàng cho rằng Phan Lang đã bịa chuyện ma quỷ. Nếu trong lòng trương Sinh còn nghĩa còn tình thì chỉ cần nghe nói thế đã hồ hởi hỏi tiếp. Nếu trong lòng Trương Sinh còn nhớ đến Vũ Nương và luôn mong nàng tha thứ thì chàng đã khóc thương. Cái bản ngã đàn ông quá lớn khiến Trương Sinh trở thành người vô cảm, không còn chút tình người.

Khi Vũ Nương trở về trên chiếc thuyền hoa mờ ảo, nói lời chia biệt, Trương Sinh đã không tha thiết mong nàng tha thứ và trở về cùng chàng và con. Vũ Nương trở về để chàng có cơ hội bù đắp cho những thiệt thòi mà nàng đã gánh chịu. Nàng trở về để Trương Sinh sửa chữa lỗi lầm của mình. Nàng trở về để con chàng có mẹ, được lớn lên trong vòng tay mẹ. Cái sĩ diện người đàn ông cùng với bản tính cố chấp khiến Trương Sinh hững hờ. Chàng chỉ van gọi nhưng không hề thành khẩn, thiết tha.

Vũ Nương đã không trở về. Bởi nàng tự biết, xã hội phong kiến đã không còn nơi nào để nàng dung thân nữa rồi. Chi tiết ấy là lời khẳng định mạnh mẽ Trương Sinh quả thực là một người ích kỉ, cạn tình bạc nghĩa đến tận cùng.

Hậu thuẫn phía sau nhân vật Trương Sinh là cả xã hội phong kiến nam quyền tàn bạo, bất nhân đã tàn nhẫn chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm, tước đoạt quyền sống, quyền làm người của người phụ nữ. Mọi hành động của Trương Sinh đều xuất phát từ những lý do được cho là hợp lý theo lễ giáo của xã hội ấy dù nó mang đến tai họa và thảm kịch cho người khác. Thế nên, Trương Sinh đã hết sức bình tĩnh. Một sự bình tĩnh đến tàn ác.

Dù nhân vật này không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại có sức biểu đạt sâu sắc. Đó cũng là dụng ý của ông. Cái xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắt khe của nó ấy dù không nổi bậc nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm. Nó giống như một sợi dây vô hình siết chặt và quyết định vận mệnh con người.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 19)

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm nổi tiếng viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bên cạnh nhân vật Vũ Nương – nhân vật chính của câu chuyện. Thì hình ảnh nhân vật Trương Sinh hiện lên góp phần làm nổi bật cuộc đời của nàng Vũ Nương.

Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thiên thứ mười sáu của “Truyền kì mạn lục”. Truyện kể về cuộc đời của nàng Vũ Nương là người con gái quê ở Nam Xương, nàng xinh đẹp lại có phẩm chất đáng quý. Điều ấy khiến cho Trương Sinh – một chàng trai trong làng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong cuộc sống vợ chồng, biết chồng là một người hay ghen, nàng luôn sống giữ gìn khuôn phép để gia đình hòa thuận.

Vậy mà chồng nàng, sau khi đi lính chỉ vì một lời ngây thơ của con trẻ, chưa làm rõ đầu đuôi câu chuyện đã giở thói ghen tuông. Dù Vũ Nương hết lòng giải thích nhưng vẫn vô dụng. Nàng quyết định tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện.

Nhân vật Trương Sinh – có một mối quan hệ đặc biệt với nhân vật chính Vũ Nương. Trương vốn là con của một nhà khá giả trong làng nhưng lại thất học và có tính đa nghi. Khi gặp gỡ Vũ Nương – thấy nàng xinh đẹp, hiền dịu lại có tư dung tốt đẹp nên đem lòng yêu mến. Trương đã xin mẹ đem trăm lạng bạc đến cầu hôn để lấy được Vũ Nương.

Cuộc sống gia đình tuy yên ấm nhưng bản thân Trương luôn phòng ngừa vợ quá mức. Điều đó khiến cho Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép để tránh cảnh bất hòa. Bản thân Trương còn là một người hay ghen bởi vậy chính tính cách đó đã đẩy cuộc đời Vũ Nương vào bi kịch.

Dù là con nhà giàu có nhưng lại thất học nên Trương không thể thoát khỏi việc phải đi lính khi đất nước xảy ra chiến tranh. Chàng ra đi để lại mẹ già và đứa con thơ vừa mới chào đời cho Vũ Nương chăm sóc. Một người phụ nữ đáng lẽ ra phải được hưởng cuộc sống bình yên bên gia đình, được sự che chở của người chồng. Thì nay lại phải chịu nỗi đau chia ly, lo lắng cho sự an toàn của chồng ở chiến trường và chờ đợi chồng trở về. Thậm chí, nàng còn phải gánh vác gia đình thay Trương Sinh – trở thành người trụ cột.

Những tưởng khi giặc tan, Trương Sinh trở về thì hạnh phúc đoàn viên sẽ đến. Ai ngờ, tính đa nghi của Trương cộng thêm sự tin tưởng vào lời con trẻ ngây thơ về “chiếc bóng” đã khiến Trương nổi cơn ghen, vu oan cho vợ thất tiết. Dù Vũ Nương hết lời giải thích nhưng Trương vẫn không tin, còn mắng nhiếc đuổi đánh vợ. Trương Sinh đã không làm tròn bổn phận của một người chồng. Mà còn sự đa nghi che mờ đi sự tỉnh táo. Sự cố chấp, bảo thủ đã đẩy Vũ Nương vào việc phải lựa chọn cái chết.

Không chỉ vậy, Trương Sinh còn là một người vô tình bạc nghĩa. Không nghĩ đến công chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con thơ của vợ mà nghe lời giải thích. Khi Vũ Nương chết dù có động lòng thương cho người vớt xác nhưng không thấy. Sau đó Trương cũng chẳng cất công tìm kiếm nữa. Chàng coi vợ là một nỗi ô nhục trong cuộc đời mình. Hay khi nhận ra “chiếc bóng” chính là cha Đản trong lời con trẻ, Trương dù ân hận nhưng cũng chẳng có hành động gì mà chỉ lặng lẽ quên đi.

Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm mọi việc dù gây ra là gây ra tổn thương cho vợ mình. Đó chính là tính cách của một con người gia trưởng, độc đoán và ích kỷ. Dù sau này, khi Trương có lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương cũng chỉ hiện về nhìn hai cha con rồi biến mất. Nàng không thể tiếp tục sống với một người chồng như vậy nữa.

Như vậy, có thể thấy nhân vật Trương Sinh đã thực hiện được nhiệm vụ của mình trong toàn bộ câu chuyện. Bản chất của Trương Sinh cũng là bản chất của xã hội phong kiến đương thời với chế độ phụ hệ. Mọi việc đều phải nghe theo sự sắp xếp của người đàn ông. Điều đó đã đấy những người phụ nữ rơi vào thảm cảnh.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 20)

Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thành công của tác giả Nguyễn Dữ. Câu chuyện không chỉ giúp ta hiểu thêm về nhân vật chính Vũ Nương mà qua câu chuyện, chúng ta còn hiểu thêm về Trương Sinh – chồng của Vũ Nương.

Trương Sinh là con trai duy nhất trong một gia đình hào phú, giàu có khắp một vùng nhưng lại không có học. Thêm vào đó anh ta lại có tính đa nghi, ngay cả đối với vợ mình cũng đề phòng quá sức dù có một người vợ xinh đẹp, nết na, công dung ngôn hạnh đầy đủ.

Tuy nhiên, anh ta lại là một người con hiếu thảo: khi đi tòng quân, vâng lời cha mẹ dặn dò. Khi chiến thắng trở về, nghe tin mẹ mình đã mất thì vô cùng đau xót, lập tức ra thăm mộ mẹ. Những tưởng anh ta sẽ có một cuộc sống đầm ấm, đề huề nhưng chính tay anh ta đã hủy hoại cuộc sống tốt đẹp đó của mình.

Vì là người có tính ghen tuông, lại thêm đau lòng khi nghe tin mẹ mình mất, anh ta đâm ra mù quáng, không phân biệt được phải trái, đúng sai. Khi ở mộ mẹ, nghe con nói có người cha hay đến thăm nó, anh ta liền nghi cho vợ mình thất tiết không chung thủy bèn về nhà mắng nhiếc, chửi mắng vợ mình mặc cho vợ giải thích, dù nàng có nói gì đi nữa anh ta cũng không tin và chỉ coi lí lẽ của mình mới là đúng.

Dù hàng xóm bất bình trước sự vô lí của mình và bênh vực sự chung thủy, hiếu nghĩa của vợ mình cũng không có tác dụng gì với anh ta. Anh ta đã thẳng tay đuổi vợ mình đi mà không hề nể chút ân tình. Hành động này minh chứng cho việc anh ta là một người cố chấp, bảo thủ, sẵn sàng phụ bạc tình nghĩa vì những lí lẽ vô căn cứ của mình mà không cho người khác cơ hội giải thích.

Nhưng anh ta cũng nhận về được kết quả bẽ bàng từ tính cố chấp của mình. Vào một đêm khi đang nói chuyện, chơi đùa cùng con trai, bất chợt, đứa bé chỉ tay lên chiếc bóng của anh ta ở trên tường và nhận đó là cha mình. Hóa ra, để bù đắp cho những thiếu thốn tình phụ tử, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha bé để con trai mình đỡ tủi. Đến đây, anh ta vỡ lẽ ra mọi chuyện, biết rằng mình đã nghi oan cho vợ nên có chút buồn phiền tuy nhiên chúng ta vẫn không thấy được sự hối lỗi của Trương Sinh.

Vào một đêm, Phan Lang đến nhà đưa cho chiếc trâm và kể lại câu chuyện đã gặp vợ anh ta, anh ta mới tin lời và nghe theo những lời dặn dò của Phan Lang. Anh ta lập đàn giữa sông để mong được đón vợ trở về nhưng điều đó là không thể. Câu chuyện đã bị anh ta đẩy đi quá xa và cũng chính anh ta tự tay phá nát gia đình mình.

Câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm thông qua nhân vật Trương Sinh. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Phân tích nhân vật Trương Sinh (mẫu 21)

Theo mọi thứ theo thời gian sẽ bị bào mòn và băng hoại. Chỉ có duy nhất nghệ thuật, mình nó không thừa nhận cái chết. Có những tác phẩm dù trải qua bao nhiêu thế kỉ, qua sự thách thức của dòng đời, nó vẫn còn nguyên sức sống của mình. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một câu chuyện như thế.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. Qua câu chuyện nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh, tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và cảm hứng nhân đạo sâu sắc.

Trước hết. “Chuyện người con gái Nam Xương” là bản án đanh thép tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, bất công bấy giờ qua số phận bi kịch của Vũ Nương cũng như sự độc đoán của nhân vật Trương Sinh. Ngay khi bắt đầu, Vũ Nương đã phải chịu một tình duyên ngang trái. Nàng- người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp lại phải lấy Trương Sinh- một kẻ thất học, rất đa nghi, với vợ thường phòng ngừa quá sức. Cuộc tình duyên ấy đã chứa đựng mầm mống của của mâu thuẫn.

Lấy chồng chưa được bao lâu, Vũ Nương lại phải sống trong cảnh chờ đợi vất vả. Vợ chồng phải chia phôi vì “động việc lửa binh”. Cảnh nàng tiễn chồng đi lính thật ái ngại, xót xa: nàng rót chén rượu đầy mà ứa hai hàng lệ. Rồi khi chồng đi lính, nàng phải sống vò võ một mình ngóng trông tin chồng.

Nàng thay chồng lo toan gánh vác công việc gia đình: nuôi dạy con nhỏ, chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già lúc ốm đau, ma chay tế lễ chu đáo khi mẹ chồng mất. Ái ngại thay cho nàng, sau khi mẹ chồng mất, trong căn nhà trống vắng cô đơn, chỉ có người vợ trẻ và đứa con thơ dại.

Hơn nữa, người phụ nữ ấy còn phải chịu nỗi oan và cái chết thương tâm. Chỉ vì một lời nói của đứa con nhỏ mà Trương Sinh đã đinh ninh vợ mình hư hỏng, một mực mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. Hỏi nguyên cớ thì Trương Sinh giấu, nàng hết lời minh oan nhưng chồng không nghe, bà con làng xóm biện minh cho nàng cũng chẳng ích gì.

Nàng bị chồng đẩy vào bi kịch: “người vợ mất nết hư thân”, dồn đẩy nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sau, Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ thì “việc đã trót qua rồi”. Người đọc chỉ biết ngậm ngùi thở dài xót thương cho người phụ nữ bạc mệnh.

Vũ Nương còn phải chịu nỗi oan cách trở. Sống dưới thủy cung, cuộc sống đầy đủ, xứng đáng với nàng nhưng đó không phải cuộc sống nàng mong ước. Nàng vẫn khao khát cuộc sống gia đình, quê hương. Việc nàng trở về nhưng không thể trở về trần gian được nữa, âm dương cách biệt, nàng không còn được làm vợ, làm mẹ nữa.

Còn nhân vật Trương Sinh được xây dựng là con nhà hào phú nhưng thất học và rất đa nghi. Chính lòng ghen tuông mù quáng, cách cư xử hồ đồ, Trương Sinh đã đẩy vợ mình đến cái chết oan nghiệt. Bi kịch của Vũ Nương tiêu biểu cho bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: số phận nhỏ bé, không có tiếng nói và cũng không được quyền quyết định số phận cuộc đời mình.

Trương Sinh chính là sản phẩm của xã hội phong kiến bất công với thói gia trưởng độc đoán, với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ đến với bi kịch. Qua đó chính là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, cổ hủ với những định kiến xã hội, với cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan nát bao gia đình, cuộc đời.

Nhưng đằng sau sự xót xa, phẫn uất trước chế độ phong kiến lại là thái độ trân trọng, là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ dành cho con người. Tác giả thể hiện sự trân trọng, ngợi ca cho vẻ đẹp của người phụ nữ: Vũ Nương. Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết. Ngay phần đầu giới thiệu, tác giả đã dùng những từ ngợi ca để dành riêng cho nàng. Vì vậy mà Trương Sinh mới xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.

Nàng còn là người vợ thủy chung. Trong cuộc sống gia đình, nàng luôn giữ gìn khuôn phép. Dù chồng có tính đa nghi nhưng gia đình chưa từng đến thất hòa. Trong buổi tiễn chồng đi lính, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về. Với nàng, mọi vinh hoa phú quý không có nghĩa lí bằng hạnh phúc gia đình. Nàng còn cảm thông với những gian khổ hiểm nguy mà chồng phải trải qua nơi chiến trận, đồng thời bày tỏ nỗi nhớ nhung của mình.

Khi chồng đi lính, nàng luôn hướng về chồng, nỗi buồn nhớ dài theo năm tháng. Khi bị chồng nghi oan, nàng đã hết lời phân trần: dùng thân phận, tấm lòng. Nỗi đau đớn tuyệt vọng khi hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Nàng đã tìm đủ mọi cách để cứu vãn hạnh phúc gia đình, để minh oan cho mình. Hành động nhảy xuống sông tự vẫn để tỏ rõ với đời người phụ nữ đoan trang, giữ tiết, trinh bạch, gìn lòng.

Sống dưới thủy cung, nàng vẫn luôn hướng về gia đình, quê hương. Việc nàng trở về để được minh oan nhưng nàng không trở về được nữa để giữ mãi lòng thủy chung với Linh Phi- người đã cưu mang nàng. Hơn nữa, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo.

Nàng đảm đang, lo toan mọi công việc gia đình khi chồng đi vắng. Lời trăng trối của người mẹ chồng là sự ghi nhận cao nhất cho phẩm hạnh làm dâu, làm con của nàng: bà cảm ơn công lao của nàng với gia đình nhà chồng, bà cầu mong đứa con của mình sẽ được hạnh phúc: “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.

Có thể nói, Vũ Nương là người phụ nữ lí tưởng, ở nàng xuất hiện cả ba con người: người vợ thủy chung, người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo. Tất cả đều hoàn hảo, sáng tỏ đến mức tuyệt vời. Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, vốn không được coi trọng trong xã hội chính là giá trị nhân văn của tác phẩm. Đặc biệt, tác giả còn sáng tạo so với cổ tích khi để Vũ Nương có thể trở về để minh oan.

Nó như khúc vĩ thanh trong bản nhạc để ngân lên những ước mơ ngàn đời của người nông dân, rằng cuộc đời này vẫn còn công lí, người tốt dù chịu oan khuất rồi cũng sẽ được trả lại sự trong sạch, cái thiện rồi cũng sẽ chiến thắng. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm vơi đi phần nào sự bi thương, đau đớn để đánh thức trong người đọc niềm tin, lạc quan hướng về tương lai.

Ngoài những giá trị nội dung sâu sắc, tác phẩm còn có những thành tựu nghệ thuật đặc sắc. Tất cả mọi diễn biến tính cách, số phận nhân vật đều xoay quanh chi tiết chiếc bóng. Nó không xuất hiện ngay từ đầu nhưng là yếu tố để câu chuyện lên đến cao trào và cũng nó để cởi nút cho câu chuyện.

Nhờ cách sắp xếp tình huống mà câu chuyện trở nên bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng. Cùng với đó là nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình, đại diện cho những đặc điểm tầng lớp và số phận con người trong xã hội. Giọng văn cùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tuy có ước lệ nhưng vẫn sinh động, chân thực và hài hòa.

Như vậy qua nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh, “Chuyện người con gái Nam Xương” là tiếng nói lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô lí. Đồng thời lên tiếng nói thương cảm, ngợi ca với vẻ đẹp con người, niềm tin vào công bằng và công lí xã hội. Tấm lòng đau đáu của Nguyễn Dữ nhìn vào thực tại và dành cho con người đã khởi nguồn cho tiếng nói nhân đạo của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, … sau này.

Từ một chiếc bóng oan nghiệt, tác phẩm thấm đẫm cảm hứng nhân văn, mở ra cho chúng ta biết bao nhiêu bài học về tình người, về cuộc sống. Đây là một áng “thiên cổ kì bút” đáng tìm hiểu và suy ngẫm.

Bài viết liên quan

203 lượt xem