Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (12 mẫu) mới nhất 2023

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 Cánh diều gồm 12 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
256 lượt xem


Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

TOP 12 mẫu Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 1)

Mỗi biểu hiện của cảnh vật bên bờ biển lúc này đều thể hiện một tâm trạng và một cảnh ngộ đáng thương. Nhìn cánh buồm thấp thoáng giữa biển khơi rồi dần dần khuất bóng "càng trông" lại càng thấy buồn, nàng liên tưởng tới cuộc đời nho nhỏ bơ vơ trơ trọi trên đất khách. Nhìn những cánh hoa tàn nát trôi giữa dòng nước lũ. Nàng tự hỏi rồi nó sẽ trôi về đâu về phương trời nào mà hoàn toàn vô định.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 2)

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn nhìn xa, cũng như buồn nhìn trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng xa xa, không rõ, như là một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông một ngọn nước mới, từ cửa sông ra biển, ngọn sóng xô đẩy theo cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiều ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 3)

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu... Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 4)

Trong tâm trạng buồn hướng tầm mắt về nơi cửa bể là không gian rộng lớn chỉ có trời với biển. Không gian ấy lại đặt vào thời điểm chiều hôm gợi lên trong lòng nàng nỗi nhớ quê hương nhớ về người thân yêu. Trên mặt biển rộng lớn nàng còn nhìn thấy con thuyền và cánh buồm thấp thoáng ở phía xa.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 5)

TOP 12 mẫu Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Từng cảnh vật dưới con mắt của Kiều đều nhuộm một nỗi buồn khó tả, cũng có trời nước, nhưng mây trời thì nhàn nhạt, dòng nước thì mải miết cuốn trôi những cành hoa rơi. Cùng với gió, sóng nhưng là “gió cuốn”, “sóng xô” giữa cái mênh mông của biển trời, lại vào lúc hoàng hôn buông xuống, nàng chỉ đủ sức để nhận ra một con thuyền, một cánh buồm thấp thoáng phía xa “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 6)

Nhìn ra một hướng khác cũng chỉ có nội cỏ bủa vây bốn phía. Màu xanh tàn tạ, héo úa, nhạt nhòa, đâu còn màu xanh non tươi tốt, mỡ màng đến tận chân trời của cảnh ngày xuân nữa. Màu xanh này gợi lên trong Kiều nỗi buồn vô vọng bởi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc. hai câu thơ cuối cùng cả tình và cảnh đã đạt đến độ điêu luyện. Nỗi buồn mỗi lúc một tăng, dồn dập xô tới. Tiếng sóng ầm ầm đó cũng chính là biết bao phong ba bão táp đổ ập xuống cuộc đời Kiều. Lúc này không còn là lo âu mà là sự kinh sợ, dần rơi vào vực thẳm bất lực.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 7)

Với bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện cùng với tinh thần nhân đạo sâu sắc, nhà thơ Nguyễn Du qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã có những miêu tả đầy tinh tế bức tranh thiên nhiên cũng như bức tranh tâm trạng của nàng Kiều khi bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích. Qua cơn gia biến, Kiều bị sóng gió khắc nghiệt của cuộc đời thổi dạt đến nơi lầu hoa ong bướm, theo dõi diễn biến tâm trạng nàng Kiều: từ nhớ thương Kim Trọng, người thân đến sự bẽ bàng, e ngại đến sợ hãi trước những dự cảm khủng khiếp về tương lai khiến người đọc không khỏi xót xa, đồng cảm. Đây cũng chính là thành công của Nguyễn Du khi xây dựng thế giới nội tâm của nhân vật Kiều quá đỗi chân thực, tự nhiên khiến cho độc giả như chứng kiến, cảm nhận được từng thay đổi trong tâm trạng, cảm xúc của nàng Kiều.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 8)

Có thể nói, "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn trích miêu tả tinh tế, xúc động nhất về tâm trạng đau khổ, xót xa của nàng Kiều khi bị cuốn vào cơn giông tố khủng khiếp của cuộc đời. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, lấy khung cảnh tự nhiên để làm nổi bật lên tâm cảnh trĩu nặng, thấm đượm cảm xúc của con người cùng với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, đại thi hào Nguyễn Du đã đưa người đọc về thế giới nội tâm đầy giằng xé, đau khổ của Thúy Kiều. Qua đoạn trích ta cũng thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ khi hướng sự đồng cảm, nỗi lòng xót xa đến những số phận bất hạnh trong cuộc đời.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 9)

Có lẽ người đọc sẽ còn khắc ghi mãi ấn tượng về bức tranh ngoại cảnh đồng điệu cùng bức tranh tâm cảnh. Tất cả được vẽ nên bởi một tài năng trác việt, một tấm lòng nhân văn cao đẹp của Nguyễn Du. Vì thế, đoạn trích đã góp phần làm nên sức sống bất tử của kiệt tác “Truyện Kiều”.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 10)

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" với đoạn mở đầu là bức tranh thiên nhiên, kế đến là lời độc thoại của nhân vật và kết thúc lại bằng một bức tranh thiên nhiên. Điệp khúc vòng cho thấy cái nét độc đáo trong cách làm thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, đồng thời gieo vào lòng ta niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của nhân vật Kiều.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 11)

TOP 12 mẫu Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ, nàng đã hi sinh bán mình nên phần nào đã đáp đền được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, lỗi hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia lìa đột ngột.

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 12)

Các từ láy: bát ngát, bẽ bàng, bơ vơ, thấp thoáng, xa xa , man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm ... kết hợp với điệp ngữ "buồn trông" đã tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ và tô đậm cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Đó là giá trị văn chương đích thực của đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích".

Bài viết liên quan

256 lượt xem