Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (10 mẫu) mới nhất 2023

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh lớp 9 Cánh diều gồm 10 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
193 lượt xem


Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trang 60) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 1

 

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 1)

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích từ Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm đã ghi lại một cách chân thực bức tranh trong phủ chúa Trịnh Sâm với thói ăn chơi xa xỉ, vô độ; sự hống hách ngang ngược của bọn quan lại, đồng thời cho thấy cuộc sống khốn khổ của nhân dân.

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 2)

Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), tên thường gọi là Chiêu Hổ, sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi khoa bảng ở làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Cha đậu cử nhân và ra làm quan dưới triều Lê. Từ thuở nhỏ, Chiêu Hổ đã ôm mộng văn chương. Sau này, ông vào học trường Quốc Tử Giám và thi đậu sinh đồ, nhưng vì thời thế không yên nên đành lánh về quê dạy học.

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 3)

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Lớp 9

Phạm Đình Hổ (1768 – 1839, sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi khoa bảng ở tinh Hải Dương. Thời đại ông sống là thời thời kì xã hội phong kiến đang trên đà mục ruỗng, thối nát. Vì vậy, qua các tác phẩm của mình, ông thường kí thác tâm sự của nho sĩ sinh bất phùng thời. Trong số các tác phẩm đặc sắc, không thể không nhắc đến “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” trích “Vũ trung tùy bút”. Tùy bút này ghi lại cảnh sống xa hoa, vô độ của Chúa Trịnh và bọn quan lại, đồng thời tác phẩm cũng phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 4)

Cùng với "Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm tác giả Ngô gia văn phái và "Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác, "Vũ Trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ là thiên kí tiêu biểu xuất sắc trong mảng văn xuôi giàu giá trị hiện thực của nền văn học trung đại Việt Nam, ở thế kỉ XVIII. Dưới con mắt tinh anh của người viết sử, Phạm Đình Hổ đã ghi chép thật chi tiết, khách quan, chân thực về đời sống xã hội thời kì bấy giờ trên rất nhiều phương diện: nghi lễ, phong tục, tập quán... Trong đó, tiêu biểu có đoạn trích "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh", tác giả đã ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe về đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh. Qua đó, phản ánh một xã hội thối nát, gián tiếp thể hiện thái độ lên án vua chúa quan lại Lê – Trịnh và bộc lộ niềm thương cảm với cuộc sống của nhân dân thời kì bấy giờ.

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 5)

"Vũ Trung tùy bút" là tác phẩm gồm tám mươi tám mẩu chuyện nhỏ, được ghi chép tùy hứng, tản mạn bàn về lễ nghi phong tục, ... hay về những việc xảy ra ở xã hội những năm đầu thời Nguyễn của tác giả Phạm Đình Hổ. Trong đó, "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là đoạn trích được trích ra từ tập sách chữ Hán này. Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng đã ghi chép thật chân thực, cụ thể, sinh động những thú vui xa hoa, hưởng thụ của vua chúa, cùng với đó là sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê - Trịnh. Đồng thời, thông qua đó, ông muốn lên án, tố cáo một xã hội thối nát từ tận cùng, khiến cho dân chúng không thể yên ổn.

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 6)

Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), quê ở tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình làm quan cuối thời Lê - Trịnh. Phạm Đình Hổ là người rất tài giỏi. Điều này được minh chứng rất rõ khi ông còn rất nhỏ, khi còn đi học. Ông sáng tác rất nhiều văn thơ chữ Hán có giá trị về nhiều mặt. Nổi bật nhất phải kể đến tác phẩm "Vũ trung tùy bút", đây là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Phạm Đình Hổ. Trong đó, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trang tùy bút nổi bật trong tác phẩm.

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 7)

Tác phẩm Vũ trung tùy bút (tùy bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút kí sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, vào những năm cuối thế kỉ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tùy bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo, đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến.

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 8)

Trong các áng văn xuôi thời kì trung đại ở nước ta, bên cạnh Truyền kì mạn lục - một "Thiên cổ kì bút" - người đời thường nhắc tới Vũ trung tùy bút (Theo ngọn bút viết trong khi mưa) của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm ra đời vào đầu thế kỉ XIX. Khác với Truyền kì mạn lục, tập sách "viết trong mưa" ấy thuộc thể loại tùy bút. Dùng văn tuỳ bút, danh nho Phạm Đình Hổ đã tùy theo hứng thú và suy nghĩ của riêng mình, ghi chép lại những sự việc, những câu chuyện cụ thể chân thực, những điều tai nghe, mắt thấy trong cuộc sống.

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 9)

Phạm Đình Hổ là người người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là một con người có tài, từng làm quan dưới thời vua Minh Mạng. Phạm Đình Hổ đã có rất nhiều những công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí…Trong số những tác phẩm của ông, tiêu biểu nhất có thể kể đến đó chính là “Vũ Trung tùy bút”, trong đó có đoạn trích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh.

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (mẫu 10)

Bài văn phân tích tác phẩm

Trong các áng văn xuôi thời kì trung đại ở nước ta, bên cạnh Truyền kì mạn lục - một "Thiên cổ kì bút" - người đời thường nhắc tới Vũ trung tuỳ bút (Theo ngọn bút viết trong khi mưa) của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm ra đời vào đầu thế kỉ XIX. Khác với Truyền kì mạn lục, tập sách "viết trong mưa" ấy thuộc thể loại tuỳ bút. Dùng văn tuỳ bút, danh nho Phạm Đình Hổ đã tuỳ theo hứng thú và suy nghĩ của riêng mình, ghi chép lại những sự việc, những câu chuyện cụ thể chân thực, những điều tai nghe, mắt thấy trong cuộc sống. Khi đọc Truyền kì mạn lục, chúng ta bắt gặp đây đó những yếu tố lãng mạn, huyền ảo, còn trong Vũ trung tuỳ bút thì đậm đặc chất hiện thực. Một trong những bức tranh hiện thực ấy là những chuyện trong phủ chúa Trịnh Sâm. Viết lại những câu chuyện cũ ấy, tác giả dự báo "đó là triệu bất tường", là những dấu hiệu không lành, những điềm gở.

Bài viết liên quan

193 lượt xem