Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê - Chúa Trịnh (10 mẫu) mới nhất 2023

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê - Chúa Trịnh lớp 9 Cánh diều gồm 10 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
290 lượt xem


Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê - Chúa Trịnh - Ngữ văn 9

Dàn ý Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê - Chúa Trịnh (số 1)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh và dẫn dắt vào giá trị hiện thực của đoạn trích.

2. Thân bài

a. Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa

Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp; nghi trượng, sập, cột đều sơn son thếp vàng, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.

Trong khuôn viên phủ chúa, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi.

Hệ thống quan lại, quân lính, cung tần, người hầu kẻ hạ… trong phú chúa Trịnh rất đông. Phủ chúa không chỉ giống cung vua, mà còn uy nghi, oai vụ hơn cả cung vua.

Bên trong nội cung toàn là những thứ quý hiếm như: mâm vàng, chén bạc, ghế rồng, sập vàng, màn là, trướng gấm toàn những thứ "nhân gian chưa từng thấy". Cảnh nơi phủ chúa đẹp và giàu sang đến mức tác giả phải thốt lên: "Cả trời Nam sang nhất là đây".

→ Trong lúc đời sống của muôn dân lầm than cơ cực thì cảnh sống nơi phủ chúa mới thật xa xỉ làm sao. Điều này chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

b. Việc khám bệnh cho thế tử

Hình ảnh thế tử Trịnh Cán xuất hiện trong khung cảnh vây bọc thâm nghiêm, giữa vàng son vương giả nhưng thiếu sinh khí.

Khi xem bệnh không được thấy mặt thế tử, chỉ làm theo mệnh lệnh do quan chánh đường truyền tới, trước khi vào xem bệnh cho thế tử phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép

Lắm kẻ hầu người hạ: Chúa Trịnh luôn có phi tần hầu chầu chực xung quanh, thế tử bị bệnh có đến 7, 8 thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên.

→ Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa được tác giả khắc họa chân thực phù hợp với cung cách sinh hoạt của vua chúa thời kì bấy giờ, đồng thời cho thấy được uy quyền và sự lộng hành của chúa Trịnh lấn át cả cung vua.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của đoạn trích.

Dàn ý Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (số 2)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Phạm Đình Hổ

 

+ Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) là một người tiểu biểu cho cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà cưới thời Lê – Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn.

- Giới thiệu Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trang tùy bút đặc sắc, trích trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ.

- Dẫn dắt vấn đề: Thông qua bài tùy bút Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, ta có thể dễ dàng nhận ra được cuôc sống xa hoa, xa xỉ và dự báo sự sụp đổ của Vua Lê – Chúa Trịnh.

2. Thân bài

-Giới thiệu về thể tùy bút: tùy bút là viết tùy thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó.

-Tóm lược nội dung Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

+ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh viết về cảnh ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh Sâm, cảnh bán hàng của bọn nội thần, nội thị, cảnh tấu nhạc công cung đình tại chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây giữa thế kỉ XVIII, sự nhũng nhiễu của bọn hoạn quan khắp chốn dân gian.

+Thời gian, khung cảnh câu chuyện được thuật lại

- Bối cảnh trong nước: vô sự, việc an hưởng thái bình, du ngoạn cảnh đẹp.

+Thói ăn chơi xa đoạn của vua Lê – chúa Trịnh

 

-Bày đặc nghi lễ.

-Xây nhiều cung điện, dựng đình đài liên miên.

-Bày ra nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém:

- Những cuộc dạo chơi liên miên: mỗi tháng bốn lần, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ.

- Các nội thần bịt khăn, giả đàn bà bày hàng bán bên hồ, thuyền ngự đến đâu các quan đại thần vào bờ mua bán ⇒ Sự lố bịch của bọn nội thần.

- Dàn nhạc bố trí khắp nơi để tấu nhạc làm vui.

- Thu tìm vật quý của dân: cổ mộc quái thạch, chậu hoa, cây cảnh,…

⇒ Phản ánh cuộc sống xa hoa, hưởng lạc và dấu hiệu suy vong của vua Lê chúa Trịnh.

- Những hành động của bọn quan lại, thái giám

+ Thủ đoạn: Mượn gió bẻ măng, vu khống

- “Có chậu hoa, chim tốt,… biên ngay chữ phụng thử”

- “Dùng thủ đoạn khép những nhà giàu có vào tội giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền”

⇒ Thủ đoạn xấu xa, bỉ ổi, vừa ăn cắp vừa la làng, vừa vơ vét lại vừa được tiếng là mẫn cán.

⇒ Bọn vua chúa: quyền lực, xa xỉ, ngang ngược, hống hách.

- Thái độ của tác giả:

+ Tố cáo, khinh bỉ bọn quan lại.

+ Bất bình và phê phán bọn quan lại trong phủ chúa Trịnh.

3. Kết bài

- Nội dung:

+ Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.

+ Hiện thực lịch sử và thái độ của kẻ thức giả trước những vấn đề của đời sống xã hội.

- Nghệ thuật:

+ Giọng điệu, từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại.

+ Ngôi kể phù hợp, ngôn ngữ khách quan, sinh động.

 

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 1)

Tác phẩm “Vũ trung tùy bút” của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút kí sinh động của xã hội Viêt Nam thời Lê-Trịnh ."Thượng kinh kí sự" ghi lại hành trình của ông lên kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn văn "Vào phủ chúa Trịnh" trích trong cuốn kí sự ấy rất giàu giá trị hiện thực và cho thấy một ngòi bút đậm đà, tài hoa.

Lần đầu, Lê Hữu Trác được vào Trịnh phủ. Ông ngẫm nghĩ và quan sát rất kĩ càng. Cửa sau vào phủ chúa phải đi qua con đường bên trái, ông ngẩng đầu lên nhìn một khung cảnh tuyệt đẹp "đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương".

Nơi cung cấm, hành lang "quanh co nối nhau liên tiếp", người giữ cửa, vệ sĩ canh giữ nghiêm ngặt, ai muốn vào ra phải có thẻ, người có việc quan qua lại như mắc cửi, "truyền báo rộn ràng". Quan sát cảnh cung cấm, Lê Hữu Trác ngẫm nghĩ: "Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường". Rồi ông làm thơ nói lên sự ngạc ngạc nhiên, xúc động của mình tựa như "ngư phủ Đào nguyên thuở nào":

"Cả trời Nam sang nhất là đây!

Lầu từng gác vẽ tung mây,

Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.

Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,

Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen!"

Ông thầy thuốc trên đường đi khám bệnh, mang tâm hồn thi sĩ, tả cảnh, vịnh thơ, ta tưởng như ông đang đi thăm thú cảnh đẹp. Cách viết kí sự của Lê Hữu Trác hấp dẫn ta vì thế. Trong Trịnh phủ, cung điện nguy nga tráng lệ. Mỗi lâu đài, cung điện có một cái tên riêng. Đó là "Điếm Hậu mã quân túc trực" làm bên một cái hồ, cột và bao lơn "lượn vòng kiểu cách thật là xinh đẹp", phía ngoài có những cây "lạ lùng", có những hòn đá "kì lạ". Nhà "Đại đường" còn gọi là "Quyển bồng". Là cái lầu cao và rộng, "cột đều sơn son thiếp vàng" gọi là "Gác tía", nơi Thế tử dùng "chè thuốc", nên gọi là "Phòng trà". Lê Hữu Trác có phần choáng ngợp sợ hãi "chỉ dám liếc mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi". Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ, từ vườn hoa đến hồ, từ lầu son đến gác tía là những công trình văn hoá nghệ thuật do tài trí công sức của nhân dân làm nên, vì thế Lê Hữu Trác đã xúc động ngắm nhìn. Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ được miêu tả còn mang ý nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa thời Lê - Trịnh, cảnh giàu sang "khác hẳn người thường". Phương tiện đi lại của vua chúa là hai cái kiệu; đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Thứ để ngồi và nằm là một cái sập thiếp vàng, trên sập mắc một cái võng điều đỏ. Xung quanh cái sập bày bàn ghế vô cùng quý giá, sang trọng làm cho ông thầy thuốc phải tấm tắc và cảm thấy "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". Thế tử - con bệnh - là con Trời, mới lên 5, 6 tuổi mặc áo lụa đỏ, ngồi trên cái sập thiếp vàng. Bên cạnh sập đặt một cái ghế rồng sơn son thiếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Lê Hữu Trác phải đi qua năm, sáu lần trướng gấm mới đến được nơi thế tử ngồi để "lạy bốn lạy" trước và sau khi khám bệnh. Nơi nội cung, đèn sáp chiếu sáng, sau chiếc màn là cung nhân đứng xúm xít, "mặt phấn, màu áo đỏ". Cả một không gian "lấp lánh, hương hoa ngào ngạt". Thật đúng "Cả trời Nam sang nhất là đây!"

Vua chúa và bọn quan lại trong phủ chúa ăn uống như thế nào? Tại điếm "Hậu mã" lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc đời, vị đại danh y được ăn một bữa cơm ngon nhớ mãi. Tuy chỉ được quan Chánh đường "san mâm cơm cho ăn" nhưng "mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ". Ông thầy thuốc mà danh tiếng "như sấm động" đã suy nghĩ và nói: "Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia". Chốn đế đô cung cấm là nơi "lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt". Lê Hữu Trác chỉ mới được đặt chân tới một vài cung điện, mới tiếp xúc một vài cảnh, một số ít người, nhưng ông đã nêu bật được cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa thời Lê - Trịnh. Cuộc sống đế vương được xây dựng trên mồ hôi xương máu của nhân dân, mọi thứ của ngon vật lạ do người lao động cả nước làm ra bị tước đoạt cho một số ít người hưởng thụ. "Cơm ngự thiện bữa nghìn quan" xưa nay đều thế! Tác giả "Thượng kinh kí sự" có một lối viết rất hiện thực và ấn tượng, mọi chi tiết được ông nói đến rất sống động. Lê Hữu Trác vốn dòng dõi thế tộc thời Lê, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, trong cấm thành chỗ nào cũng đã từng biết, nhưng Trịnh phủ thì "ông mới nghe nói thôi", lần đầu đi vào ông choáng ngợp như bước vào cảnh thần tiên:

"Quê mùa cung cấm chưa quen,

Khác gì ngư phủ Đào nguyên thuở nào!".

Coi thường danh lợi, ông đã vào tận Hương Sơn, Hà Tĩnh sinh sống, chuyên tâm nghề y, lấy chữa bệnh cứu người làm lẽ sống. Vì có tài, tiếng tăm như sấm động nên có thánh chỉ triệu vào cung chữa bệnh cho thế tử. Ông viết một cách hóm hỉnh về cái bả công danh: "Cáng chạy như ngựa lồng, tôi bị xóc một mẻ, khổ không nói hết". Nửa thế kỉ sau, Cao Bá Quát chua chát viết: "ơn vua kèm theo sấm sét!".

Tiếp xúc với cảnh và người nơi Trịnh phủ, Lê Hữu Trác có lúc mất tự nhiên, có lúc sợ sệt, hoặc "cúi đầu" hoặc "liếc mắt nhìn". Lúc xem mạch thì "khúm núm" phải hai lần vái lạy một đứa bé độ 5,6 tuổi, mỗi lần bốn lạy. Lúc kê đơn là một cuộc tự đấu tranh tư tưởng diễn ra vô cùng gay gắt xung quanh vấn đề danh lợi, y đức và chữ nhàn. Ông nghĩ: "Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được", về núi để được sống tự do, thảnh thơi, chan hoà với thiên nhiên. "Lưng không uốn, lộc nên từ là thế. Lương tâm bậc danh y lại nhắc nhở ông "phải dốc hết cả cái lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của ông cha mình mới được". Cái lòng thành mà ông nói đến là lương y như từ mẫu, là y đức coi việc chữa bệnh cứu người là lẽ sống cao đẹp. Vì thế, mặc dù quan Chánh đường có gợi ý nên dùng những vị thuốc "phát tán mới xong", mặc dù có năm, sáu vị lương y của sáu cung, hai viện đang ngày đêm chầu chực xung quanh con bệnh, nhưng Lê Hữu Trác vẫn có chủ kiến riêng, lập luận riêng của mình: "Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên...". Qua đó, ta thấy tài năng và đức độ của Lê Hữu Trác, một đại danh y coi thường danh lợi, sống thanh bạch, thích nhàn, lấy việc trị bệnh cứu người, đạt lên trên hết, lên trước hết. Biệt hiệu "Lãn Ông" thật giàu ý nghĩa: ông già lười, lười làm quan và biếng danh lợi. Thật hay và thú vị, ta cảm thấy như được tác giả dẫn đi xem cung điện Thăng Long thời Lê - Trịnh. 

Đoạn văn cũng như toàn tác phẩm "Thượng kinh kí sự" vừa có giá trị văn chương vừa giàu giá trị lịch sử. Đoạn văn rất giàu tính hiện thực, phản ánh chân thực cảnh vàng son nơi Trịnh phủ và cuộc sống xa hoa, phú quý của vua chúa, quan lại thời Lê - Trịnh. Cách viết của Lãn Ông rất đặc sắc hấp dẫn. Vừa tả, vừa kể, vừa lồng ý nghĩ cảm xúc, rất chân thực, hóm hỉnh. Ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ cung đình, ngôn ngữ chuyên môn về y học được tác giả sử dụng rất sáng tạo, biến hoá.

 

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 2)

 

Tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút ký sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu rõ về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng.

Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê – Chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng lòng dân, lời ca thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời, ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tuỳ bút đặc sắc.

“Vũ trung tuỳ bút” là tập ký hoạ về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh huỷ diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa huỷ hoại nhân tính con người đến mức nào!

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 3)

Tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút ký sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu rõ về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng.

Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê – Chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng lòng dân, lời ca thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời, ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tuỳ bút đặc sắc.

“Vũ trung tuỳ bút” là tập ký hoạ về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh huỷ diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa huỷ hoại nhân tính con người đến mức nào!

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 4)

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này. Lê Hữu Trác có phần choáng ngợp sợ hãi "chỉ dám liếc mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi". Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ, từ vườn hoa đến hồ, từ lầu son đến gác tía là những công trình văn hoá nghệ thuật do tài trí công sức của nhân dân làm nên, vì thế Lê Hữu Trác đã xúc động ngắm nhìn. Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ được miêu tả còn mang ý nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa thời Lê - Trịnh, cảnh giàu sang "khác hẳn người thường".

Phương tiện đi lại của vua chúa là hai cái kiệu; đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Thứ để ngồi và nằm là một cái sập thiếp vàng, trên sập mắc một cái võng điều đỏ. Xung quanh cái sập bày bàn ghế vô cùng quý giá, sang trọng làm cho ông thầy thuốc phải tấm tắc và cảm thấy "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". Thế tử - con bệnh - là con Trời, mới lên 5, 6 tuổi mặc áo lụa đỏ, ngồi trên cái sập thiếp vàng. Bên cạnh sập đặt một cái ghế rồng sơn son thiếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Lê Hữu Trác phải đi qua năm, sáu lần trướng gấm mới đến được nơi thế tử ngồi để "lạy bốn lạy" trước và sau khi khám bệnh. Nơi nội cung, đèn sáp chiếu sáng, sau chiếc màn là cung nhân đứng xúm xít, "mặt phấn, màu áo đỏ". Cả một không gian "lấp lánh, hương hoa ngào ngạt". Thật đúng "Cả trời Nam sang nhất là đây!" .Vua chúa và bọn quan lại trong phủ chúa ăn uống như thế nào? Tại điếm "Hậu mã" lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc đời, vị đại danh y được ăn một bữa cơm ngon nhớ mãi. Tuy chỉ được quan Chánh đường "san mâm cơm cho ăn" nhưng "mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ". Ông thầy thuốc mà danh tiếng "như sấm động" đã suy nghĩ và nói: "Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia". Chốn đế đô cung cấm là nơi "lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt". Lê Hữu Trác chỉ mới được đặt chân tới một vài cung điện, mới tiếp xúc một vài cảnh, một số ít người, nhưng ông đã nêu bật được cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa thời Lê - Trịnh. Cuộc sống đế vương được xây dựng trên mồ hôi xương máu của nhân dân, mọi thứ của ngon vật lạ do người lao động cả nước làm ra bị tước đoạt cho một số ít người hưởng thụ. "Cơm ngự thiện bữa nghìn quan" xưa nay đều thế! Tác giả "Thượng kinh kí sự" có một lối viết rất hiện thực và ấn tượng, mọi chi tiết được ông nói đến rất sống động.

Lê Hữu Trác vốn dòng dõi thế tộc thời Lê, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, trong cấm thành chỗ nào cũng đã từng biết, nhưng Trịnh phủ thì "ông mới nghe nói thôi", lần đầu đi vào ông choáng ngợp như bước vào cảnh thần tiên Vào Trịnh phủ là đoạn trích kể lại sự việc tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho Đông Cung Thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện chân thực bức tranh sinh động về cuộc sống kiêu sa, vương giả và hiện thực cuộc sông nơi phủ chúa. Vào Trịnh phủ là một phần của tập Thượng kinh kí sự, là tác phẩm thuộc thế kỉ. Vì vậy đoạn trích là lời kể mộc mạc và chân thực, có ghi rõ thời gian Mồng 1 tháng 2, sáng tinh mơ và có sự việc: Có thánh chỉ triệu vào cung. Song điều làm cho chúng ta chú ý đó là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lẽn vô cùng rực rờ qua cái nhìn của tác giả. Ban đầu Lê Hữu Trác được hò chìm trong khung cảnh vườn phủ chúa: Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian, chứ không phải cảnh ở hiện thực mà tác giả nhìn thấy. Tiếp đến tác giả ghi lại những sự việc minh nhìn thấy: Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại như mắc cửi. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan được đặt chân vào một nơi mà chính tác giả cũng nghĩ mình đang ở trong mơ: Tôi nghĩ bụng: mình vốn con quan... Bước chân đến đây mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Điều này chứng tó thái độ ngỡ ngàng đến bất ngờ của tác giả. Khung cảnh giàu sang đó là ngoài sức tưởng tượng của ông. Đứng trước cảnh đẹp đệ nhất trời Nam ấy, tâm hồn người thầy thuốc tràn ngập một cảm xúc chân thành cứa một tâm hồn nhạy cảm:

“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt

Cả trời Nam sang nhất là đây...

... Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào.”

Bản thân vốn là một con người không màng danh lợi, nhưng đứng trước khung cảnh hoành tráng này, Lê Hữu Trác không tỏ ra miệt thị, phản diện trong cách nhìn nơi mà ông không hề muốn đến này. Trái lại ông vẫn ngợi ca, vẫn ngập tràn xúc cảm trước vẻ đẹp tuyệt vời nơi đây, có được điều này là do Lê Hữu Trác là nhà thơ có tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật, thế sự. Có một điều chúng ta nhận thấy rằng ông nhìn và cảm nhận bằng con mắt khách quan, đứng trước cảnh đẹp thì ông ngợi ca, nhưng không hoàn toán ngợi ca tất cả, dường như đằng sau những dòng thơ này vẫn ẩn chứa một nỗi niềm u hoài của tác giả:

Ông tự coi mình là kẻ quê mùa lạc vào chốn cung đình, có khác gì Đào nguyên lạc vào chốn thần tiên. Cảnh thì đẹp đấy, nhưng lòng người nào có vui gì. Đoạn trích là những trang kí sự giàu cảm xúc về cảnh giàu sang nơi phủ chúa và bệnh tình của thế tử. Nhưng bên cạnh những dòng hiện thực ấy, người đọc vẫn thấy toát lên trên tất cả là một tâm hồn, một nhân cách cao đẹp của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vốn bản thân không màng công danh, ông đã chọn nơi rừng núi yên tĩnh để sống cuộc sống ẩn dật, lấy chim muông làm bầu bạn, hoa cỏ làm niềm vui. Bởi thế mà Lê Hữu Trác dường như xa lạ trước cuộc sống cung đình. Tuy xa lạ nhưng ông không hề ngơ ngác mà vẫn giữ được cái uy nghi, trầm tĩnh của một ẩn sĩ. Trước hàng ngũ quan lại không hề tỏ ra khúm núm, hay kiêu ngạo khi danh tiếng của mình được nhiều người biết đến. Ngôn ngữ ông dùng thật khiêm nhường: Tôi là kẻ nơi quê mùa, làm sao biết được các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này. Ông còn dũng cảm chỉ ra sự ngu dốt của các quan thái y trong triều, đó là việc ông không nghe theo lời ngụ ý của quan chánh đường mà vẫn hành động theo lương tâm nghề nghiệp của mình, trình đơn thuốc lên thánh thượng. Ông cũng là người thấy được căn bệnh thừa mứa, ngu dốt của bọn ở phù chúa một cách chính xác: Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ... nên phủ tạng yếu đi.

 Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn, mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu dốt như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng yếu đi. Thế tử chính là nạn nhân của sự ngu dốt, của sự thừa thãi quá mức nơi phủ chúa. Đó cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một triều đại suy đồi đã đến lúc mạt vận, diệt vong, là sản phẩm của một chôn chỉ biết xu nịnh, ăn chơi phè phỡn không lo cho cuộc sống của nhân dân lao động.

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 5)

Xã hội Viêt Nam Triều đại Lê -Trịnh vào những năm cuối XVIII. Những điều được ghi lại chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc xảo.Nguyên nhân phải vào phủ Chúa, thời gian được ghi lại hết sức chi tiết, tỉ mỉ: “Mồng 1 tháng 2. Sáng tinh mơ, tôi nghe tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi chạy ra mở…. Có thánh chỉ triệu cụ vào….”. Và tiếp đó là khung cảnh trong phủ chúa lần lượt hiện ra dưới sự quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng của tác giả.

Con đường vào phủ phải đi qua nhiều lần cửa, những hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa đều có người canh gác, khi ra vào phải có thẻ, khung cảnh hết sức nghiêm trang, được bảo mật kĩ càng. Không chỉ vậy dưới con mắt của Lê Hữu Trác ông còn tinh mắt nhận ra “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm; gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Trước khung cảnh đó tác giả đã nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Lời nhận xét hết sức bình thản của tác giả nhưng đã phần nào bộc lộ thái độ phê phán trước cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi đây. Nhưng khung cảnh càng trở nên choáng ngợp khi bước vào sâu trong phủ chúa, “những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ” mà ông chưa từng thấy lần lượt hiện ra trước mặt. Đồ vật sử dụng trong phủ chúa cũng hết sức đẹp đẽ, xa hoa: đồ nghi trượng đều được sơn son thếp vàng, trướng gấm, quyển bồng,… đây đều là những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy, khiến Lê Hữu Trác “chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi”. Cảnh phủ chúa vô cùng tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng, đây chính là biểu hiện của cuộc sống xa hoa, cầu kì khác với cuộc sống đời thường. song khung cảnh vàng son này lại tù hãm thiếu sinh khí và ngột ngạt. Khung cảnh khiến ta liên tưởng đến Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ với câu nhận xét: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường”. Khung cảnh đó cũng là sự báo hiệu của đời sống trụy lạc của xã hội, triều đại đã đi vào mạt vận và chẳng bao lâu nữa sẽ đến hồi diệt vong.

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cũng hết sức khác thường. Khi vào phủ chúa phải có thánh chỉ, qua mỗi lần cửa cần phải có thẻ, phủ chúa được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Kẻ hầu người hạ đông đúc, nhộn nhịp, khi tác giả lên cáng vào phủ chúa có “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường” và “cáng chạy như ngựa lồng”, còn trong phủ chúa “người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Cách xưng hô hết sức kính cẩn, lễ phép “thánh thượng”, “đông cung thế tử” với một cậu bé chỉ hơn sáu tuổi, tôn ti trật tự được thiết lập hết sức rõ ràng, chặt chẽ. Bầu không khí khám bệnh hết sức trang nghiêm, khẩn trương, trước khi vào khám, Lê Hữu Trác phải quỳ lạy một đứa trẻ mặc dù tuổi đã cao. Muốn xem thân hình thế tử phải có một viên quan đến xin phép cởi áo. Thủ tục vô cùng rườm rà, rắc rối. Qua đó ta thấy được quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.

Trước cuộc sống xa hoa, nhưng yếm khí đó ngay lập tức tác giả đã chuẩn đoán được chính xác căn nguyên căn bệnh mà Thế tử mắc phải: “ở trong trốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Quả thật lời chuẩn đoán của ông vô cùng chính xác, do cuộc sống thừa thãi về vật chất mà lại thiếu đi sự vận động, sống trong không gian tăm tối, ngột ngạt, thiếu khí trời khiến cho phủ tạng ngày càng yếu, người ngày một gầy mòn. Nhưng khi bắt bệnh xong ông rơi vào tình thế khó xử, tin vào khả năng chữa bệnh của mình nhưng sợ bị danh lợi ràng buộc, không tiếp tục cuộc sống tự do tự tại, ẩn dật mà ông yêu thích nữa; nếu không chữa sẽ không đúng với lương tâm người thầy thuốc. Và cuối cùng ông đã quyết định làm theo đúng lương y của người thầy thuốc, khám và chữa bệnh cẩn thận cho thế tử. Qua đó ta thấy người Lê Hữu Trác là một lương y có tay nghề cao và tâm sáng luôn hết lòng vì người bệnh, đồng thời ông cũng là một người coi thường danh lợi.

Đoạn trích đã cho thấy tài năng nghệ thuật đặc sắc trong ngòi bút kí sự của Lê Hữu Trác. Nghệ thuật miêu tả, ghi chép rõ nét, trung thực, tạo sự tin cậy nơi người đọc. Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, ấn tượng qua quang cảnh phủ chúa, hình ảnh thế tử,… tất cả đều ngầm lên án, phê phán cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa. Kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm tạo nên sự cuốn hút và tăng giá trị hiện thực cho tác phẩm. Giọng điệu châm biếm, hài hước nhẹ nhàng kín đáo cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác không chỉ vẽ nên cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa với cung cách sinh hoạt hết sức rườm rà, cuộc sống đầy yếm khí ở nơi đây. Nhưng đồng thời sau những dòng chữ ấy còn cho thấy những nỗi niềm, cảm xúc của tác giả trước lối sống giàu sang, phú quý và tấm lòng, nhân cách cao cả của một bậc lương y.

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 6)

Thời xưa những người tài giỏi thì thường chúa ghét vòng danh lợi họ chỉ giúp vua một thời gian rồi về ở ẩn với nhân dân giúp đỡ nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao"

Có thể nói rằng sự lánh đục tìm trong ấy là cách xuất xử của biết bao nhiêu bậc nho sĩ, người tài. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng vậy, chúng ta được biết đến ông là một người lười làm quan, biếng danh lợi. Về ở ẩn ông không những là một người thầy thuốc giỏi mà còn là một nhà văn. Tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến là tác phẩm vào phủ chúa Trịnh. Trong tác phẩm này Lê Hữu Trác đã phê phán những thói ăn chơi sa đọa của bậc vua chúa. Nơi đây không khác gì cho những bậc thánh ở. Đoạn trích được rút trong tập thượng kinh kí sự, là một quyển cuối cùng trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh, đánh dấu sự phát triển của văn học ( Văn xuôi tiếng Việt, thể ký). Tác phẩm ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả được mời vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán cho tới khi ông về lại Hương Sơn. Vào phủ chúa trịnh ghi lại thời điểm: Sau khi ông vào kinh, đang tá túc tại nhà Quận Huy Hoàng Đình Bảo thì ông được mời vào phủ chúa Trịnh để xem bệnh cho Thế tử Cán. Đây là lần đầu tiên ông bước chân vào chốn thâm nghiêm này. Nhà văn đi vào chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán và thu vào mắt mình cái quang cảnh và cung cách trong phủ chúa Trịnh.

Trước hết là quang cảnh trong phủ chúa Trịnh, thu vào mắt tác giả là những quang cảnh của cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm. quả thật đây là một nơi sang trọng bậc nhất thiên hạ. Vào phủ chúa phải trải qua biết bao nhiêu là cửa sự trang nghiêm nơi đây thật sự khiến cho người ta rụt rè chân bước " Hậu mã quân thúc trực" để cho chúa sai việc. Bên trong cửa phủ thì có những "đại đường", "quyền bổng", "gác tía" với kiệu son, võng nghi lộng lẫy. tất cả mọi thứ đều được mạ vàng. Từ những chiếc cột cho đến những mâm bát chén cũng đều như được dát vàng. Ở đây ta thấy được những cuộc sống xa hoa trong phủ chúa. Không hiểu tại sao sống trong cảnh giàu sang vinh hoa ấy mà Trịnh Cán lại có thể bị bệnh cơ chứ. Cái sự sang trọng ấy được nhà văn miêu tả và nhận xét là "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". Đến nội cung của Thế tử thì phải qua biết mấy lần trướng gấm. Trong căn phòng của thế tử cũng có nhiều thứ rất sang trọng mà người đời mấy ai được xem qua. Nào là trướng là gấm rồi lại đến những sập cũng sơn son thiếp vàng, ghế rồng hương hoa bay ngào ngạt. Có thể nói đây chính là thiên đường trên mặt đất không đâu sánh bằng cái vẻ nguy nga lộng lẫy ấy. Thật sự là khiến cho người ta đau lòng vì khi nhân dân thì đang khổ sở với cuộc sống thì chúa cái người mà đứng ra cai quản lại có thể ăn chơi xa đọa trước những vất vả của nhân dân như vậy. Thử hỏi rằng triều đại ấy cái trị được bao nhiêu lâu, ngồi mát ăn bát vàng không lo cho dân chúng thì liệu có bền được không?

Đoạn trích là những trang kí sự giàu cảm xúc về cảnh giàu sang nơi phủ chúa và bệnh tình của thế tử. Nhưng bên cạnh những dòng hiện thực ấy, người đọc vẫn thấy toát lên trên tất cả là một tâm hồn, một nhân cách cao đẹp của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vốn bản thân không màng công danh, ông đã chọn nơi rừng núi yên tĩnh để sống cuộc sống ẩn dật, lấy chim muông làm bầu bạn, hoa cỏ làm niềm vui. Bởi thế mà Lê Hữu Trác dường như xa lạ trước cuộc sống cung đình. Tuy xa lạ nhưng ông không hề ngơ ngác mà vẫn giữ được cái uy nghi, trầm tĩnh của một ẩn sĩ. Trước hàng ngũ quan lại không hề tỏ ra khúm núm, hay kiêu ngạo khi danh tiếng của mình được nhiều người biết đến. Ngôn ngữ ông dùng thật khiêm nhường: Tôi là kẻ nơi quê mùa, làm sao biết được các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này. Ông còn dũng cảm chỉ ra sự ngu dốt của các quan thái y trong triều, đó là việc ông không nghe theo lời ngụ ý của quan chánh đường mà vẫn hành động theo lương tâm nghề nghiệp của mình, trình đơn thuốc lên thánh thượng. Ông cũng là người thấy được căn bệnh thừa mứa, ngu dốt của bọn ở phù chúa một cách chính xác: Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ... nên phủ tạng yếu đi. Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn, mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu dốt như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng yếu đi

Không chỉ quang cảnh mà đến cung cách trong cung cũng được nhà văn chú ý miêu tả. nào là "đầy tớ chạy trước hết đường", rồi lại đến "người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi". Quả thật đây đúng là một chốn lao xao mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói. Lời nói của mọi người khi nhắc đến thế chúa và thế tử đều rất cung kính, lễ độ. Riêng chúa Trịnh lúc nào cũng có những cung tần mĩ nữ xung quanh để hầu hạ. Chúa giống như những bậc thánh khiến cho nhà văn cũng không được gặp mặt chúa mà chỉ làm theo chỉ dẫn để vào cung thăm bệnh cho thế tử Trịnh Cán mà thôi. Khi xem bệnh xong thì không được trao đổi với chúa mà phải viết giấy khai đưa lên. Còn riêng phần thế tử thì khi bị bệnh lại có rất nhiều tầm bảy, tám ngự y thúc tục vây quanh. Không những thế nếu muốn khám bệnh cho thế tử thì những ngự y kể cả đã già lắm rồi cũng phải quỳ lạy dưới một đứa trẻ con. Không chỉ vậy mà người gọi chúa Trịnh là thánh thượng, các chữ "thánh" ấy phải chăng chúa Trịnh đang quá lạm dụng quyền hành của mình.

Trước những quang cảnh và cung cách trong phủ chúa ấy khiến cho tác giả thể hiện quan điểm của mình. Tác giả dửng dưng trước những quyến rũ của giàu sang phú quý bởi vì nó được xây đắp bởi xương máu của nhân dân làm ra. Và tác giả dùng những câu văn thể hiện sự không đồng tình của cảnh sống xa hoa nơi đây. Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy : Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy. Thế tử Trịnh Cán bị bệnh là do nơi đây quá đầy đủ khiến cho con người không thể khỏe mạnh bình thường được. Khi các ngự y không đồng tình với đơn thuốc mà tác giả kê thì ông đã nhất quyết bảo vệ đơn thuốc ấy. Chính vì thế mà các ngự y khác phải khâm phục trước kiến thức và tài năng của nhà văn.

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 7)

Tác phẩm “Vũ trung tùy bút” của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút kí sinh động của xã hội Viêt Nam thời Lê-Trịnh ."Thượng kinh kí sự" ghi lại hành trình của ông lên kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn văn "Vào phủ chúa Trịnh" trích trong cuốn kí sự ấy rất giàu giá trị hiện thực và cho thấy một ngòi bút đậm đà, tài hoa.

Lần đầu, Lê Hữu Trác được vào Trịnh phủ. Ông ngẫm nghĩ và quan sát rất kĩ càng. Cửa sau vào phủ chúa phải đi qua con đường bên trái, ông ngẩng đầu lên nhìn một khung cảnh tuyệt đẹp "đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương".

Nơi cung cấm, hành lang "quanh co nối nhau liên tiếp", người giữ cửa, vệ sĩ canh giữ nghiêm ngặt, ai muốn vào ra phải có thẻ, người có việc quan qua lại như mắc cửi, "truyền báo rộn ràng". Quan sát cảnh cung cấm, Lê Hữu Trác ngẫm nghĩ: "Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường". Rồi ông làm thơ nói lên sự ngạc ngạc nhiên, xúc động của mình tựa như "ngư phủ Đào nguyên thuở nào":

"Cả trời Nam sang nhất là đây!

Lầu từng gác vẽ tung mây,

Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.

Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,

Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen!"

Ông thầy thuốc trên đường đi khám bệnh, mang tâm hồn thi sĩ, tả cảnh, vịnh thơ, ta tưởng như ông đang đi thăm thú cảnh đẹp. Cách viết kí sự của Lê Hữu Trác hấp dẫn ta vì thế. Trong Trịnh phủ, cung điện nguy nga tráng lệ. Mỗi lâu đài, cung điện có một cái tên riêng. Đó là "Điếm Hậu mã quân túc trực" làm bên một cái hồ, cột và bao lơn "lượn vòng kiểu cách thật là xinh đẹp", phía ngoài có những cây "lạ lùng", có những hòn đá "kì lạ". Nhà "Đại đường" còn gọi là "Quyển bồng". Là cái lầu cao và rộng, "cột đều sơn son thiếp vàng" gọi là "Gác tía", nơi Thế tử dùng "chè thuốc", nên gọi là "Phòng trà". Lê Hữu Trác có phần choáng ngợp sợ hãi "chỉ dám liếc mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi". Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ, từ vườn hoa đến hồ, từ lầu son đến gác tía là những công trình văn hoá nghệ thuật do tài trí công sức của nhân dân làm nên, vì thế Lê Hữu Trác đã xúc động ngắm nhìn. Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ được miêu tả còn mang ý nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa thời Lê - Trịnh, cảnh giàu sang "khác hẳn người thường". Phương tiện đi lại của vua chúa là hai cái kiệu; đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Thứ để ngồi và nằm là một cái sập thiếp vàng, trên sập mắc một cái võng điều đỏ. Xung quanh cái sập bày bàn ghế vô cùng quý giá, sang trọng làm cho ông thầy thuốc phải tấm tắc và cảm thấy "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". Thế tử - con bệnh - là con Trời, mới lên 5, 6 tuổi mặc áo lụa đỏ, ngồi trên cái sập thiếp vàng. Bên cạnh sập đặt một cái ghế rồng sơn son thiếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Lê Hữu Trác phải đi qua năm, sáu lần trướng gấm mới đến được nơi thế tử ngồi để "lạy bốn lạy" trước và sau khi khám bệnh. Nơi nội cung, đèn sáp chiếu sáng, sau chiếc màn là cung nhân đứng xúm xít, "mặt phấn, màu áo đỏ". Cả một không gian "lấp lánh, hương hoa ngào ngạt". Thật đúng "Cả trời Nam sang nhất là đây!"

Vua chúa và bọn quan lại trong phủ chúa ăn uống như thế nào? Tại điếm "Hậu mã" lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc đời, vị đại danh y được ăn một bữa cơm ngon nhớ mãi. Tuy chỉ được quan Chánh đường "san mâm cơm cho ăn" nhưng "mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ". Ông thầy thuốc mà danh tiếng "như sấm động" đã suy nghĩ và nói: "Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia". Chốn đế đô cung cấm là nơi "lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt". Lê Hữu Trác chỉ mới được đặt chân tới một vài cung điện, mới tiếp xúc một vài cảnh, một số ít người, nhưng ông đã nêu bật được cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa thời Lê - Trịnh. Cuộc sống đế vương được xây dựng trên mồ hôi xương máu của nhân dân, mọi thứ của ngon vật lạ do người lao động cả nước làm ra bị tước đoạt cho một số ít người hưởng thụ. "Cơm ngự thiện bữa nghìn quan" xưa nay đều thế! Tác giả "Thượng kinh kí sự" có một lối viết rất hiện thực và ấn tượng, mọi chi tiết được ông nói đến rất sống động. Lê Hữu Trác vốn dòng dõi thế tộc thời Lê, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, trong cấm thành chỗ nào cũng đã từng biết, nhưng Trịnh phủ thì "ông mới nghe nói thôi", lần đầu đi vào ông choáng ngợp như bước vào cảnh thần tiên:

"Quê mùa cung cấm chưa quen,

Khác gì ngư phủ Đào nguyên thuở nào!".

Coi thường danh lợi, ông đã vào tận Hương Sơn, Hà Tĩnh sinh sống, chuyên tâm nghề y, lấy chữa bệnh cứu người làm lẽ sống. Vì có tài, tiếng tăm như sấm động nên có thánh chỉ triệu vào cung chữa bệnh cho thế tử. Ông viết một cách hóm hỉnh về cái bả công danh: "Cáng chạy như ngựa lồng, tôi bị xóc một mẻ, khổ không nói hết". Nửa thế kỉ sau, Cao Bá Quát chua chát viết: "ơn vua kèm theo sấm sét!".

Tiếp xúc với cảnh và người nơi Trịnh phủ, Lê Hữu Trác có lúc mất tự nhiên, có lúc sợ sệt, hoặc "cúi đầu" hoặc "liếc mắt nhìn". Lúc xem mạch thì "khúm núm" phải hai lần vái lạy một đứa bé độ 5,6 tuổi, mỗi lần bốn lạy. Lúc kê đơn là một cuộc tự đấu tranh tư tưởng diễn ra vô cùng gay gắt xung quanh vấn đề danh lợi, y đức và chữ nhàn. Ông nghĩ: "Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được", về núi để được sống tự do, thảnh thơi, chan hoà với thiên nhiên. "Lưng không uốn, lộc nên từ là thế. Lương tâm bậc danh y lại nhắc nhở ông "phải dốc hết cả cái lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của ông cha mình mới được". Cái lòng thành mà ông nói đến là lương y như từ mẫu, là y đức coi việc chữa bệnh cứu người là lẽ sống cao đẹp. Vì thế, mặc dù quan Chánh đường có gợi ý nên dùng những vị thuốc "phát tán mới xong", mặc dù có năm, sáu vị lương y của sáu cung, hai viện đang ngày đêm chầu chực xung quanh con bệnh, nhưng Lê Hữu Trác vẫn có chủ kiến riêng, lập luận riêng của mình: "Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên...". Qua đó, ta thấy tài năng và đức độ của Lê Hữu Trác, một đại danh y coi thường danh lợi, sống thanh bạch, thích nhàn, lấy việc trị bệnh cứu người, đạt lên trên hết, lên trước hết. Biệt hiệu "Lãn Ông" thật giàu ý nghĩa: ông già lười, lười làm quan và biếng danh lợi. Thật hay và thú vị, ta cảm thấy như được tác giả dẫn đi xem cung điện Thăng Long thời Lê - Trịnh. 

Đoạn văn cũng như toàn tác phẩm "Thượng kinh kí sự" vừa có giá trị văn chương vừa giàu giá trị lịch sử. Đoạn văn rất giàu tính hiện thực, phản ánh chân thực cảnh vàng son nơi Trịnh phủ và cuộc sống xa hoa, phú quý của vua chúa, quan lại thời Lê - Trịnh. Cách viết của Lãn Ông rất đặc sắc hấp dẫn. Vừa tả, vừa kể, vừa lồng ý nghĩ cảm xúc, rất chân thực, hóm hỉnh. Ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ cung đình, ngôn ngữ chuyên môn về y học được tác giả sử dụng rất sáng tạo, biến hoá.

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 8)

Tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút ký sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu rõ về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng.

Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê – Chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng lòng dân, lời ca thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời, ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tuỳ bút đặc sắc.

“Vũ trung tuỳ bút” là tập ký hoạ về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh huỷ diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa huỷ hoại nhân tính con người đến mức nào!

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 9)

Tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” (Tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút ký sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu rõ về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng.

Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê – Chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng lòng dân, lời ca thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời, ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tuỳ bút đặc sắc.

“Vũ trung tuỳ bút” là tập ký hoạ về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh huỷ diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa huỷ hoại nhân tính con người đến mức nào!

Cảm nhận về tình trạng đất nước thời vua Lê (mẫu 10)

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này. Lê Hữu Trác có phần choáng ngợp sợ hãi "chỉ dám liếc mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi". Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ, từ vườn hoa đến hồ, từ lầu son đến gác tía là những công trình văn hoá nghệ thuật do tài trí công sức của nhân dân làm nên, vì thế Lê Hữu Trác đã xúc động ngắm nhìn. Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ được miêu tả còn mang ý nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa thời Lê - Trịnh, cảnh giàu sang "khác hẳn người thường".

Phương tiện đi lại của vua chúa là hai cái kiệu; đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Thứ để ngồi và nằm là một cái sập thiếp vàng, trên sập mắc một cái võng điều đỏ. Xung quanh cái sập bày bàn ghế vô cùng quý giá, sang trọng làm cho ông thầy thuốc phải tấm tắc và cảm thấy "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". Thế tử - con bệnh - là con Trời, mới lên 5, 6 tuổi mặc áo lụa đỏ, ngồi trên cái sập thiếp vàng. Bên cạnh sập đặt một cái ghế rồng sơn son thiếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Lê Hữu Trác phải đi qua năm, sáu lần trướng gấm mới đến được nơi thế tử ngồi để "lạy bốn lạy" trước và sau khi khám bệnh. Nơi nội cung, đèn sáp chiếu sáng, sau chiếc màn là cung nhân đứng xúm xít, "mặt phấn, màu áo đỏ". Cả một không gian "lấp lánh, hương hoa ngào ngạt". Thật đúng "Cả trời Nam sang nhất là đây!" .Vua chúa và bọn quan lại trong phủ chúa ăn uống như thế nào? Tại điếm "Hậu mã" lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc đời, vị đại danh y được ăn một bữa cơm ngon nhớ mãi. Tuy chỉ được quan Chánh đường "san mâm cơm cho ăn" nhưng "mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ". Ông thầy thuốc mà danh tiếng "như sấm động" đã suy nghĩ và nói: "Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia". Chốn đế đô cung cấm là nơi "lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt". Lê Hữu Trác chỉ mới được đặt chân tới một vài cung điện, mới tiếp xúc một vài cảnh, một số ít người, nhưng ông đã nêu bật được cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa thời Lê - Trịnh. Cuộc sống đế vương được xây dựng trên mồ hôi xương máu của nhân dân, mọi thứ của ngon vật lạ do người lao động cả nước làm ra bị tước đoạt cho một số ít người hưởng thụ. "Cơm ngự thiện bữa nghìn quan" xưa nay đều thế! Tác giả "Thượng kinh kí sự" có một lối viết rất hiện thực và ấn tượng, mọi chi tiết được ông nói đến rất sống động.

Lê Hữu Trác vốn dòng dõi thế tộc thời Lê, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, trong cấm thành chỗ nào cũng đã từng biết, nhưng Trịnh phủ thì "ông mới nghe nói thôi", lần đầu đi vào ông choáng ngợp như bước vào cảnh thần tiên Vào Trịnh phủ là đoạn trích kể lại sự việc tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho Đông Cung Thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện chân thực bức tranh sinh động về cuộc sống kiêu sa, vương giả và hiện thực cuộc sông nơi phủ chúa. Vào Trịnh phủ là một phần của tập Thượng kinh kí sự, là tác phẩm thuộc thế kỉ. Vì vậy đoạn trích là lời kể mộc mạc và chân thực, có ghi rõ thời gian Mồng 1 tháng 2, sáng tinh mơ và có sự việc: Có thánh chỉ triệu vào cung. Song điều làm cho chúng ta chú ý đó là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lẽn vô cùng rực rờ qua cái nhìn của tác giả. Ban đầu Lê Hữu Trác được hò chìm trong khung cảnh vườn phủ chúa: Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian, chứ không phải cảnh ở hiện thực mà tác giả nhìn thấy. Tiếp đến tác giả ghi lại những sự việc minh nhìn thấy: Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại như mắc cửi. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan được đặt chân vào một nơi mà chính tác giả cũng nghĩ mình đang ở trong mơ: Tôi nghĩ bụng: mình vốn con quan... Bước chân đến đây mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Điều này chứng tó thái độ ngỡ ngàng đến bất ngờ của tác giả. Khung cảnh giàu sang đó là ngoài sức tưởng tượng của ông. Đứng trước cảnh đẹp đệ nhất trời Nam ấy, tâm hồn người thầy thuốc tràn ngập một cảm xúc chân thành cứa một tâm hồn nhạy cảm:

“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt

Cả trời Nam sang nhất là đây...

... Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào.”

Bản thân vốn là một con người không màng danh lợi, nhưng đứng trước khung cảnh hoành tráng này, Lê Hữu Trác không tỏ ra miệt thị, phản diện trong cách nhìn nơi mà ông không hề muốn đến này. Trái lại ông vẫn ngợi ca, vẫn ngập tràn xúc cảm trước vẻ đẹp tuyệt vời nơi đây, có được điều này là do Lê Hữu Trác là nhà thơ có tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật, thế sự. Có một điều chúng ta nhận thấy rằng ông nhìn và cảm nhận bằng con mắt khách quan, đứng trước cảnh đẹp thì ông ngợi ca, nhưng không hoàn toán ngợi ca tất cả, dường như đằng sau những dòng thơ này vẫn ẩn chứa một nỗi niềm u hoài của tác giả:

Ông tự coi mình là kẻ quê mùa lạc vào chốn cung đình, có khác gì Đào nguyên lạc vào chốn thần tiên. Cảnh thì đẹp đấy, nhưng lòng người nào có vui gì. Đoạn trích là những trang kí sự giàu cảm xúc về cảnh giàu sang nơi phủ chúa và bệnh tình của thế tử. Nhưng bên cạnh những dòng hiện thực ấy, người đọc vẫn thấy toát lên trên tất cả là một tâm hồn, một nhân cách cao đẹp của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vốn bản thân không màng công danh, ông đã chọn nơi rừng núi yên tĩnh để sống cuộc sống ẩn dật, lấy chim muông làm bầu bạn, hoa cỏ làm niềm vui. Bởi thế mà Lê Hữu Trác dường như xa lạ trước cuộc sống cung đình. Tuy xa lạ nhưng ông không hề ngơ ngác mà vẫn giữ được cái uy nghi, trầm tĩnh của một ẩn sĩ. Trước hàng ngũ quan lại không hề tỏ ra khúm núm, hay kiêu ngạo khi danh tiếng của mình được nhiều người biết đến. Ngôn ngữ ông dùng thật khiêm nhường: Tôi là kẻ nơi quê mùa, làm sao biết được các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này. Ông còn dũng cảm chỉ ra sự ngu dốt của các quan thái y trong triều, đó là việc ông không nghe theo lời ngụ ý của quan chánh đường mà vẫn hành động theo lương tâm nghề nghiệp của mình, trình đơn thuốc lên thánh thượng. Ông cũng là người thấy được căn bệnh thừa mứa, ngu dốt của bọn ở phù chúa một cách chính xác: Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ... nên phủ tạng yếu đi.

 Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn, mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu dốt như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng yếu đi. Thế tử chính là nạn nhân của sự ngu dốt, của sự thừa thãi quá mức nơi phủ chúa. Đó cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một triều đại suy đồi đã đến lúc mạt vận, diệt vong, là sản phẩm của một chôn chỉ biết xu nịnh, ăn chơi phè phỡn không lo cho cuộc sống của nhân dân lao động.

Bài viết liên quan

290 lượt xem