Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (5 mẫu) mới nhất 2023

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn lớp 9 Cánh diều gồm 5 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
231 lượt xem


Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn

TOP 10 mẫu Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (mẫu 1)

Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu vẫn luôn luôn như thế, bình dị, nhẹ nhàng mà chạm đến bao trái tim người đọc bởi những ý nghĩa và giá trị đầy đẹp đẽ mà nó mang lại. “Lục Vân Tiên gặp nạn”- một thi phẩm được viết bằng thể thơ dân tộc bằng tất cả sự nhiệt huyết, lòng mong ước về một cuộc sống bình yên, tốt đẹp với những người lương thiện. Và cao hơn thế nữa là sự ca ngợi và khơi dậy lòng trắc ẩn trong trái tim mỗi chúng ta khi sống giữa đời sống hôm nay.

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (mẫu 2)

Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” được xây dựng khéo léo theo kết cấu truyền thống của truyện cổ dân gian. Tuy nhiên, Nguyễn Đình Chiểu đã thành công sử dụng bút phát hiện thực kết hợp bút pháp ước lệ tượng trưng, nhịp thơ nhẹ nhàng, có điểm nhấn, ngôn ngữ bình dị, gần gũi. Đoạn trích qua đó đã gửi gắm niềm tin về một cuộc sống bình yên, tốt đẹp với những người lương thiện, ngợi ca vẻ đẹp ẩn giấu từ lòng trắc ẩn trong trái tim con người, lên án và phê phán những kẻ tiểu nhân mưu mô xảo quyệt, sẵn sàng đẩy người khác vào chỗ chết để đạt được mục đích cá nhân.

“Lục Vân Tiên gặp nạn” đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của cả tác phẩm và ghi dấu phong cách hồn thơ Nguyễn Đình Chiểu trong văn học Việt Nam. Không chỉ chứa đựng giá trị văn chương sâu sắc, nó còn nâng niu một đạo lý truyền thống tốt đẹp của cả dân tộc – Ở hiền gặp lành.

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn" đã sử dụng cách sắp xếp các tình tiết hợp lí, lời thơ dung dị đời thường, xây dựng các hình ảnh đối lập. Qua đó, người đọc thấy được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa những người cao cả và những kẻ thấp hèn, đặc biệt cảm nhận được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ dành cho vẻ đẹp của những người dân lao động bình dị.

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (mẫu 4)

Như vậy, đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là một đoạn trích khá hay trong tác phẩm. Ở đây, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được bức tranh đối lập về hai kiểu người, hai loại nhân cách. Một bên là Trịnh Hâm xấu xa, vô tình, sẵn sàng hãm hại người vì đố tị, ganh ghét. Một bên lại là những con người lao động vô cùng bình thường, không màng danh lợi, chức tước, sống giản dị nhưng lại vô cùng tình nghĩa, đạo đức. Qua đoạn trích ta cũng thấy được sự tinh tế của nhà văn khi đi xây dựng nhân vật, tình huống, cốt truyện của Nguyễn Đình Chiểu.

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (mẫu 5)

Phải nói rằng đây là một đoạn thơ hay của tác phẩm bởi nó chính là tiếng nói của ông – Nguyễn Đình Chiểu. Nhà thơ tô đậm nhân cách cao đẹp của ông Ngư không chỉ muốn nói lên một sự thực ở đời mà còn muốn nhân đó bộc lộ những quan niệm sống, những điều mong ước thiết tha nhất của mình. Ngôn ngữ trong đoạn thơ vẫn giữ được vẻ mộc mạc, bình dị, dân dã nhưng lời thơ thanh thoát, hình ảnh thơ đẹp gợi cảm ("hứng gió", "chơi trăng", "một bầu trời đất", "tắm mưa trải gió"…)

Bài viết liên quan

231 lượt xem