Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (16 mẫu) mới nhất 2023

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Cánh diều gồm 16 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
436 lượt xem


Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (22 mẫu) - Văn 9

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 1)

Thông qua cuộc đời của Vũ Nương, nhà văn muốn gửi gắm những giá trị nhân văn cao cả. Truyện là lời khẳng định sự trân trọng đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội. Cùng với đó là niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ. Không chỉ vậy, nhà văn cũng lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người. Cuối cùng là lời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm xuất sắc góp phần vào tiếng nói chung đòi sự bình đẳng cho người phụ nữ.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 2)

Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm truyền kì giàu giá trị hiện thực và tinh thần nhân văn. Qua câu chuyện về nàng Vũ Nương, nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ mở ra cuộc sống, số phận bất hạnh của những người phụ nữ nhỏ bé, không có tiếng nói, nạn nhân của chế độ phong kiến xưa, thể hiện nỗi xót xa, đồng cảm với họ mà còn là bức tranh hiện thực rõ nét đến mức xót xa. Trong xã hội phong kiến mục nát, những người phụ nữ dẫu xinh đẹp, thủy chung một lòng vì chồng vì con nhưng họ lại bị tước đoạt đi quyền được sống, quyền được hạnh phúc. Nguyễn Dữ đã lên án sâu sắc chế độ phong kiến đương thời, phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa, tư tưởng trọng nam khinh nữ và chế độ nam quyền trong xã hội xưa.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 3)

Qua “Chuyện người con gái Nam Xương”, nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đồng cảm với số phận bất hạnh, oan nghiệt của nàng Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến xưa mà còn mạnh mẽ lên án chế độ phong kiến hà khắc, nghiệt ngã đã đẩy những người phụ nữ hiền hậu, thủy chung vào con đường cùng không lối thoát. Đọc tác phẩm ta cũng thấy được trái tim giàu yêu thương, vị tha của Nguyễn Dữ đối với những thân phận nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội xưa.

Kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em siêu hay (4 mẫu) -  Văn 9

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 4)

Truyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hội của thời đại mới.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 5)

“Chuyện người con gái Nam Xương”, với những giá trị hiện thực và nhân đạo của mình, đã thực sự chạm được đến phần sâu kín nhất của trái tim con người. Đó là nỗi lòng của chính Nguyễn Dữ, là cặp mắt nhìn đời tinh anh sắc sảo và tấm lòng nồng ấm yêu thương. Tác phẩm đã cho ta thấy được cái tâm và cái tài của một nghệ sĩ lớn, đó mới là nghệ thuật chân chính mà muôn đời con người theo đuổi. Thời gian vẫn sẽ tuần hoàn theo quy luật của nó, nhưng ta sẽ vẫn còn nhớ về tác phẩm để hoài niệm về quá khứ xa vắng, để đau xót, để yêu thương!

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 6)

Cho tới nay, “Người con gái Nam Xương” vẫn còn lôi cuốn người đọc. Giữa xã hội nam nữ bình quyền thì nó là cột mốc để so sánh vai trò của người phụ nữ trong văn học xưa và nay. Giữa xã hội suy đồi về đạo đức, nhất là với nữ giới thì nội dung truyện là một bài học đạo đức truyền thống tốt.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 8)

Qua vẻ đẹp và bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của người giàu, người đàn ông, đồng thời thể hiện tấm lòng trân trọng của mình đối với người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh thiệt thòi trong xã hội.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 9)

Từ đây ta nhận thấy nguyên nhân cái chết của Vũ Nương còn do: Chiến tranh li tán, vợ phải xa chồng tạo nên mối ngờ vực, xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Cái chết của Vũ Nương đã chứng minh rằng: Hạnh phúc lứa đôi chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương chân chính, có sự cảm thông và sẻ chia.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 10)

Chuyện người con gái Nam Xương nhằm tố cáo tội ác của chế độ phong kiến, người đàn ông luôn cậy quyền lực mà đàn áp người phụ nữ khiến cho nhiều người phụ nữ phải chịu thiệt thòi, oan khuất. Nhân vật Vũ Nương là người con gái hiền dịu nết na, là tấm gương cho nhiều nhiều phụ nữ noi theo. Cô là người đức hạnh, hiền thục rất tiếc rằng cuộc đời lại không cho cô gặp được một người chồng tốt, không cho cô được quyết định hạnh phúc của đời mình.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 11)

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 12)

Vũ Nương mang vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhưng nàng lại chịu một số phận vô cùng bất hạnh. Số phận của Nàng thật đáng thương. Qua nhân vật Vũ Nương, tác giả đã tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ và bày tỏ niềm cảm thương với số phận của họ.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 13)

Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã vừa lên án chế độ xã hội phong kiến xưa đã đẩy người phụ nữ vào hoàn cảnh bất hạnh, đau thương, không cho họ có quyền được sống, được tự do. Ngược lại, người đàn ông luôn cậy quyền mà đàn áp phụ nữ. Mặt khác ông cũng ca ngợi những phẩm chất đạo đức cao quý của người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Đó chính là tấm gương cho những người phụ nữ thế hệ sau noi theo. Sống hiền lành, tử tế, hết lòng thương yêu mọi người. Kết thúc có hậu của câu chuyện đã một lần nữa khẳng định quy luật bất di bất dịch của tự nhiên: ở hiền gặp lành. Vì vậy, em mong sao tất cả mọi người cùng nhau sống lành mạnh, giàu tình thương để cuộc sống này luôn được ấm êm, hạnh phúc.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 14)

Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng áng văn "Chuyện người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Người đọc càng thêm xúc động khi nhớ lại vần thơ của vua Lê Thánh Tông trong bài "Lại bài viếng Vũ Thị”:

... "Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng..."

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 15)

Vũ Nương quả thật đã đại diện cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nguyễn Dữ đã vô cùng thành công khi khắc họa được nhân vật này.

Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 16)

Như vậy, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời qua đó gửi gắm những giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả.Tác phẩm của Nguyễn Dữ, một tác phẩm truyền kỳ có sử dụng những yếu tố hoang đường kỳ ảo. Nhưng từ đó lại thấy được cái nhìn, sự trân trọng và cảm thông của tác giả đối với số phận người phụ nữ xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của họ.

Bài viết liên quan

436 lượt xem