Phân tích khổ đầu bài Đoàn Thuyền Đánh Cá (15 mẫu) mới nhất 2023

Phân tích khổ đầu bài Đoàn Thuyền Đánh Cá lớp 9 Cánh diều gồm 15 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
241 lượt xem


Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá - Ngữ văn 9

Dàn ý Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá

I. Mở bài:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích

- Huy Cận được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

- "Đoàn thuyền đánh cá" là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông.

- Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh đoàn thuyền ra khơi lúc chiều tà.

II. Thân bài:

* Hoàn cảnh ra đời:

- Năm 1958, trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ tại Hồng Gia, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

* Phân tích đoạn thơ:

- 2 câu thơ đầu: Thời gian ra khơi của đoàn thuyền

 

+ Mặt trời so sánh với "hòn lửa" → khung cảnh lung linh rực rỡ sắc màu, dù là thời khắc của ngày tàn những hình ảnh đoàn thuyền ra khơi vẫn hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ và căng tràn sức sống.

+ Ẩn dụ "sóng - cài then", "đêm - sập cửa" → màn đêm đang dần buông xuống

- Khi vạn vật đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, chỉ có đoàn thuyền là căng tràn sức sống, hăng hái lên đường

- 2 câu thơ sau: không khí ra khơi vui tươi, sôi nổi đầy hứng khởi

+ Từ "lại" → Nhấn mạnh đến nhịp công việc quen thuộc, lặp lại hàng ngày của người dân làng chài.

+ "Câu hát" cùng "gió khơi" và con người với thiên nhiên như đang hòa làm một.

→ Khổ thơ thứ nhất với sự vui tươi cùng hình ảnh thiên nhiên tráng lệ đã thật sự mở ra một bức tranh, một hành trình ra khơi mới

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ.

 

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 1)

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được sáng tác vào năm 1958. Trong chuyến đi thực tế ở vùng Hồng Gai, Cẩm Phả, Quảng Ninh của ông. Đây là một sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai nguồn cảm hứng:. Cảm hứng lãng mạn tràn ngập niềm vui cuộc sống về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. Sự gặp gỡ, phối hợp của hai nguồn cảm hứng này đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, lung linh tráng lệ như những bức tranh sơn mài. Và mở đầu bài thơ là hai câu thơ miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển thật độc đáo và thú vị:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Với sự liên tưởng độc đáo, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm thật kỳ vĩ như thần thoại. Vũ trụ như một ngôi nhà rộng lớn mà ở đó màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ. Còn những lượn sóng gối đầu lên nhau trên biển là những chiếc then cài cửa.

Câu thơ khắc họa một bức tranh phong cảnh thần kỳ như thể nhà thơ có một cặp mắt thần và một trái tim nhạy cảm. Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày, giữa lúc đất trời đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu công việc của mình:.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Hình ảnh ẩn dụ liên tưởng “câu hát căng buồm cùng gió khơi” đã làm rõ sự đối lập này,. Đồng thời cũng làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.

Nhịp thơ nhanh, mạnh như một quyết định dứt khoát, đoàn ngư dân ào xuống, đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, liên tục thường nhật mỗi ngày của công việc lao động. Vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu thơ trên:. Đất trời chìm vào đêm nghỉ ngơi còn con người lại bắt đầu công việc lao động, một công việc không ít vất vả và nặng nhọc.

Hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” còn là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp. Cánh buồm căng gió ra khơi là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm.

Ngoài ra, câu hát ấy còn là niềm vui, niềm hứng khởi, say sưa của những con người lao động lạc quan, yêu nghề, yêu biển cả. Cảnh ra khơi huy hoàng đầu khí thế, hứa hẹn chuyến đi biển thắng lợi.

Chỉ với bốn câu thơ mà Huy Cận cũng miêu tả cảnh ra khơi thật sinh động và rõ nét. Tuy chỉ là cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động trên biển. Và không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này đã chi phối không khí chung của cả bài thơ.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 2)

Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt là ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên và đoàn thuyền ra khơi mang một vẻ đẹp kì vĩ, hùng tráng.

Trước hết, cảnh biển vào đêm được tác giả miêu tả rất đặc sắc:

“Mặt trời xuống biển….lại ra khơi”

Mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống mặt biển. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa, mang đậm chất lãng mạn vừa tạo nên vẻ đẹp huyền ảo cho bức tranh thiên nhiên vừa mở ra thời gian cho bức tranh lao động biển cả, đó chính là lúc màn đêm buông xuống – kết thúc một ngày.

Chính vào thời điểm thiên nhiên bắt đầu trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu quá trình lao động của mình:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

 

Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển, gây ấn tượng về một khối lao động đoàn kết vững chãi của con người. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà vẫn đậm chất hiện thực. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên, thế nhưng nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi. Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực. Đó là tâm trạng náo nức, niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài khi ra khơi. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi…

Hình ảnh người lao động mới là đề tài quen thuộc của nền văn học hiện đại. Ta đã từng thấy hình ảnh của một anh thanh niên làm công tác khí tượng kiên trì, lặng lẽ trên đỉnh Yên Sơn trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long; hay một khát vọng cống hiến nhỏ bé trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Mỗi nhân vật tuy khác nhau về nghề nghiệp, hoàn cảnh, nhưng họ có chung với nhau tinh thần cống hiến lặng thầm cho Tổ quốc. Đó chính là vẻ đẹp giản dị nhưng rất cao quý của người lao động trong thời đại mới.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 3)

“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám.

Với khổ thơ đầu, tác giả đã mở ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động.

Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 4)

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Khổ thơ đầu của bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.

Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước.

Trước hết cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được diễn tả rất sinh động ở 2 khổ thơ đầu. Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả bằng một hình tượng độc đáo.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

Với sự liên tưởng độc đáo và so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa, một quả cầu lửa đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.

Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” giúp người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa. Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.

Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hoà gối đầu nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kỳ diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái tim nhạy cảm.

Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm. Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động. Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.

Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân đã xuống đáy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, mỗi ngày của công việc lao động, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả.

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:

Khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 5)

Phân tích bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cực hay - Phân Tích!“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám.

Với khổ thơ đầu, tác giả đã mở ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động.

Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 6)

“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám.

Với khổ thơ đầu, tác giả đã mở ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động.

Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 7)

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được sáng tác vào năm 1958. Trong chuyến đi thực tế ở vùng Hồng Gai, Cẩm Phả, Quảng Ninh của ông. Đây là một sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai nguồn cảm hứng:. Cảm hứng lãng mạn tràn ngập niềm vui cuộc sống về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. Sự gặp gỡ, phối hợp của hai nguồn cảm hứng này đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, lung linh tráng lệ như những bức tranh sơn mài. Và mở đầu bài thơ là hai câu thơ miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển thật độc đáo và thú vị:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Với sự liên tưởng độc đáo, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm thật kỳ vĩ như thần thoại. Vũ trụ như một ngôi nhà rộng lớn mà ở đó màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ. Còn những lượn sóng gối đầu lên nhau trên biển là những chiếc then cài cửa.

Câu thơ khắc họa một bức tranh phong cảnh thần kỳ như thể nhà thơ có một cặp mắt thần và một trái tim nhạy cảm. Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày, giữa lúc đất trời đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu công việc của mình:.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Hình ảnh ẩn dụ liên tưởng “câu hát căng buồm cùng gió khơi” đã làm rõ sự đối lập này,. Đồng thời cũng làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.

Nhịp thơ nhanh, mạnh như một quyết định dứt khoát, đoàn ngư dân ào xuống, đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, liên tục thường nhật mỗi ngày của công việc lao động. Vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu thơ trên:. Đất trời chìm vào đêm nghỉ ngơi còn con người lại bắt đầu công việc lao động, một công việc không ít vất vả và nặng nhọc.

Hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” còn là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp. Cánh buồm căng gió ra khơi là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm.

Ngoài ra, câu hát ấy còn là niềm vui, niềm hứng khởi, say sưa của những con người lao động lạc quan, yêu nghề, yêu biển cả. Cảnh ra khơi huy hoàng đầu khí thế, hứa hẹn chuyến đi biển thắng lợi.

Chỉ với bốn câu thơ mà Huy Cận cũng miêu tả cảnh ra khơi thật sinh động và rõ nét. Tuy chỉ là cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động trên biển. Và không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này đã chi phối không khí chung của cả bài thơ.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 8)

Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt là ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên và đoàn thuyền ra khơi mang một vẻ đẹp kì vĩ, hùng tráng.

Trước hết, cảnh biển vào đêm được tác giả miêu tả rất đặc sắc:

“Mặt trời xuống biển….lại ra khơi”

Mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống mặt biển. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa, mang đậm chất lãng mạn vừa tạo nên vẻ đẹp huyền ảo cho bức tranh thiên nhiên vừa mở ra thời gian cho bức tranh lao động biển cả, đó chính là lúc màn đêm buông xuống – kết thúc một ngày.

Chính vào thời điểm thiên nhiên bắt đầu trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu quá trình lao động của mình:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển, gây ấn tượng về một khối lao động đoàn kết vững chãi của con người. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà vẫn đậm chất hiện thực. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên, thế nhưng nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi. Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực. Đó là tâm trạng náo nức, niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài khi ra khơi. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi…

Hình ảnh người lao động mới là đề tài quen thuộc của nền văn học hiện đại. Ta đã từng thấy hình ảnh của một anh thanh niên làm công tác khí tượng kiên trì, lặng lẽ trên đỉnh Yên Sơn trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long; hay một khát vọng cống hiến nhỏ bé trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Mỗi nhân vật tuy khác nhau về nghề nghiệp, hoàn cảnh, nhưng họ có chung với nhau tinh thần cống hiến lặng thầm cho Tổ quốc. Đó chính là vẻ đẹp giản dị nhưng rất cao quý của người lao động trong thời đại mới.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 9)

Huy Cận được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Ông sáng tác cả trước và sau cách mạng. Người ta biết đến ông với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến "Đoàn thuyền đánh cá" - bài thơ mang hơi thở của đất nước sau Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh lao động của những người dân chài lưới một cách rất thơ mộng, trữ tình:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

Nếu trước Cách mạng tháng Tám hồn thơ của Huy Cận là một "mối sầu thiên cổ" thì đến giai đoạn sau Cách mạng thơ của ông đã chuyển mình sang âm hưởng vui tươi, lạc quan, tràn đầy tình yêu với thiên nhiên đất trời. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được ra đời vào năm 1958 trong một chuyến đi thực tế của Huy Cận ở vùng mỏ Hồng Gia, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Cả bài thơ là không khí tươi vui, hăng say lao động của những người dân chài lưới với tư thế làm chủ thiên nhiên đất trời. Đoạn thơ trên chính là những nét vẽ đầu tiên, mở đầu cho cảnh ra khơi của đoàn thuyền.

Hai câu thơ đầu đã nói lên được thời gian ra khơi của đoàn thuyền - đó là thời khắc của ngày tàn. Ở câu thơ thứ nhất mặt trời đã được so sánh với "hòn lửa"gợi ra một khung cảnh lung linh rực rỡ sắc màu. Dù là thời khắc của ngày tàn nhưng hình ảnh ra khơi qua biện pháp so sánh này vẫn hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ và căng tràn sức sống. Trước khi bị nhấn chìm vào dòng nước lạnh lẽo, mặt trời - mái nhà của vũ trụ ấy vẫn kịp tỏa ra những hơi ấm, xua đi cái lạnh lẽo của đêm tối. Nhưng ngay sau đó thôi, biện pháp ẩn dụ đã kéo theo màn đêm đến, bao trùm khắp không gian: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Từng con sóng nhấp nhô xô vào bờ được Huy Cận ví như những chiếc then cài cửa, cẩn thận khóa lại màn đêm. Màn đêm như một tấm màn được thiên nhiên buông xuống. Tất cả đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, chỉ có đoàn thuyền là căng tràn sức sống, hăng hái lên đường.

Cái tươi vui, hứng khởi của đoạn thơ còn được thể hiện ở chỗ không phải một chiếc thuyền mà là một "đoàn thuyền" cùng nhau ra khơi. Từ "lại" ý nói lên rằng công việc này dường như đã trở thành một thói quen với những người dân nơi đây. Dù ra khơi vào lúc trời chiều nhưng tinh thần, và ý chí không vì thế mà giảm bớt: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Con người lúc này đã hòa cùng với thiên nhiên, thiên nhiên cũng đang góp sức ủng hộ con người: "câu hát" cùng "gió khơi". Chính những câu hát vui tươi, hóm hỉnh đó cùng với gió khơi là nguồn động lực đưa chiếc thuyền ra khơi, bắt đầu một hành trình mới, một hành trình đầy cam go và thử thách phía trước.

Bằng việc kết hợp khéo léo biện pháp tu từ so sánh với ẩn dụ cùng với những hình ảnh thơ đặc trưng của biển cả, của thiên nhiên đất trời, khổ thơ thứ nhất với sự vui tươi cùng hình ảnh thiên nhiên tráng lệ đã thật sự mở ra một bức tranh, một hành trình ra khơi mới. Niềm vui sự hăng hái khi bắt đầu lao động đã được đáp trả bằng một chuyến ra khơi bội thu được Huy Cận thể hiện ở những khổ thơ sau đó.

Có thể nói, dù chỉ là bốn câu thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để ta thấy sự thay đổi trong hồn thơ của Huy Cận. Cũng chính vui tươi mới mẻ này đã góp thêm sắc màu mới cho phong trào thơ mới - sắc màu của một Huy Cận với hồn thơ đầy lạc quan, yêu đời.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 10)

 “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt là ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên và đoàn thuyền ra khơi mang một vẻ đẹp kì vĩ, hùng tráng.

Trước hết, cảnh biển vào đêm được tác giả miêu tả rất đặc sắc:

“Mặt trời xuống biển….lại ra khơi”

Mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống mặt biển. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa, mang đậm chất lãng mạn vừa tạo nên vẻ đẹp huyền ảo cho bức tranh thiên nhiên vừa mở ra thời gian cho bức tranh lao động biển cả, đó chính là lúc màn đêm buông xuống – kết thúc một ngày.

Chính vào thời điểm thiên nhiên bắt đầu trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu quá trình lao động của mình:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khoi”

 Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển, gây ấn tượng về một khối lao động đoàn kết vững chãi của con người. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà vẫn đậm chất hiện thực. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên, thế nhưng nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi. Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực. Đó là tâm trạng nao nức, niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài khi ra khơi. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi…

Hình ảnh người lao động mới là đề tài quen thuộc của nền văn học hiện đại. Ta đã từng thấy hình ảnh của một anh thanh niên làm công tác khí tượng kiên trì, lặng lẽ trên đỉnh Yên Sơn trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long; hay một khát vọng cống hiến nhỏ bé trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Mỗi nhân vật tuy khác nhau về nghề nghiệp, hoàn cảnh, nhưng họ có chung với nhau tinh thần cống hiến lặng thầm cho Tổ quốc. Đó chính là vẻ đẹp giản dị nhưng rất cao quý của người lao động trong thời đại mới.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 11)

Huy Cận được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Ông sáng tác cả trước và sau cách mạng. Người ta biết đến ông với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến "Đoàn thuyền đánh cá" - bài thơ mang hơi thở của đất nước sau Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh lao động của những người dân chài lưới một cách rất thơ mộng, trữ tình:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

 Nếu trước Cách mạng tháng Tám hồn thơ của Huy Cận là một "mối sầu thiên cổ" thì đến giai đoạn sau Cách mạng thơ của ông đã chuyển mình sang âm hưởng vui tươi, lạc quan, tràn đầy tình yêu với thiên nhiên đất trời. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được ra đời vào năm 1958 trong một chuyến đi thực tế của Huy Cận ở vùng mỏ Hồng Gia, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Cả bài thơ là không khí tươi vui, hăng say lao động của những người dân chài lưới với tư thế làm chủ thiên nhiên đất trời. Đoạn thơ trên chính là những nét vẽ đầu tiên, mở đầu cho cảnh ra khơi của đoàn thuyền.

 Hai câu thơ đầu đã nói lên được thời gian ra khơi của đoàn thuyền - đó là thời khắc của ngày tàn. Ở câu thơ thứ nhất mặt trời đã được so sánh với "hòn lửa"gợi ra một khung cảnh lung linh rực rỡ sắc màu. Dù là thời khắc của ngày tàn nhưng hình ảnh ra khơi qua biện pháp so sánh này vẫn hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ và căng tràn sức sống. Trước khi bị nhấn chìm vào dòng nước lạnh lẽo, mặt trời - mái nhà của vũ trụ ấy vẫn kịp tỏa ra những hơi ấm, xua đi cái lạnh lẽo của đêm tối. Nhưng ngay sau đó thôi, biện pháp ẩn dụ đã kéo theo màn đêm đến, bao trùm khắp không gian: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Từng con sóng nhấp nhô xô vào bờ được Huy Cận ví như những chiếc then cài cửa, cẩn thận khóa lại màn đêm. Màn đêm như một tấm màn được thiên nhiên buông xuống. Tất cả đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, chỉ có đoàn thuyền là căng tràn sức sống, hăng hái lên đường.

Cái tươi vui, hứng khởi của đoạn thơ còn được thể hiện ở chỗ không phải một chiếc thuyền mà là một "đoàn thuyền" cùng nhau ra khơi. Từ "lại" ý nói lên rằng công việc này dường như đã trở thành một thói quen với những người dân nơi đây. Dù ra khơi vào lúc trời chiều nhưng tinh thần, và ý chí không vì thế mà giảm bớt: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Con người lúc này đã hòa cùng với thiên nhiên, thiên nhiên cũng đang góp sức ủng hộ con người: "câu hát" cùng "gió khơi". Chính những câu hát vui tươi, hóm hỉnh đó cùng với gió khơi là nguồn động lực đưa chiếc thuyền ra khơi, bắt đầu một hành trình mới, một hành trình đầy cam go và thử thách phía trước.

 Bằng việc kết hợp khéo léo biện pháp tu từ so sánh với ẩn dụ cùng với những hình ảnh thơ đặc trưng của biển cả, của thiên nhiên đất trời, khổ thơ thứ nhất với sự vui tươi cùng hình ảnh thiên nhiên tráng lệ đã thật sự mở ra một bức tranh, một hành trình ra khơi mới. Niềm vui sự hăng hái khi bắt đầu lao động đã được đáp trả bằng một chuyến ra khơi bội thu được Huy Cận thể hiện ở những khổ thơ sau đó.

Có thể nói, dù chỉ là bốn câu thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để ta thấy sự thay đổi trong hồn thơ của Huy Cận. Cũng chính vui tươi mới mẻ này đã góp thêm sắc màu mới cho phong trào thơ mới - sắc màu của một Huy Cận với hồn thơ đầy lạc quan, yêu đời.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 12)

 Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được sáng tác vào năm 1958. Trong chuyến đi thực tế ở vùng Hồng Gai, Cẩm Phả, Quảng Ninh của ông. Đây là một sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai nguồn cảm hứng:. Cảm hứng lãng mạn tràn ngập niềm vui cuộc sống về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. Sự gặp gỡ, phối hợp của hai nguồn cảm hứng này đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, lung linh tráng lệ như những bức tranh sơn mài. Và mở đầu bài thơ là hai câu thơ miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển thật độc đáo và thú vị:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

 Với sự liên tưởng độc đáo, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm thật kỳ vĩ như thần thoại. Vũ trụ như một ngôi nhà rộng lớn mà ở đó màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ. Còn những lượn sóng gối đầu lên nhau trên biển là những chiếc then cài cửa.

Câu thơ khắc họa một bức tranh phong cảnh thần kỳ như thể nhà thơ có một cặp mắt thần và một trái tim nhạy cảm. Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày, giữa lúc đất trời đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu công việc của mình:.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Hình ảnh ẩn dụ liên tưởng “câu hát căng buồm cùng gió khơi” đã làm rõ sự đối lập này,. Đồng thời cũng làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.

Nhịp thơ nhanh, mạnh như một quyết định dứt khoát, đoàn ngư dân ào xuống, đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, liên tục thường nhật mỗi ngày của công việc lao động. Vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu thơ trên:. Đất trời chìm vào đêm nghỉ ngơi còn con người lại bắt đầu công việc lao động, một công việc không ít vất vả và nặng nhọc.

Hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” còn là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp. Cánh buồm căng gió ra khơi là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm.

Ngoài ra, câu hát ấy còn là niềm vui, niềm hứng khởi, say sưa của những con người lao động lạc quan, yêu nghề, yêu biển cả. Cảnh ra khơi huy hoàng đầu khí thế, hứa hẹn chuyến đi biển thắng lợi.

Chỉ với bốn câu thơ mà Huy Cận cũng miêu tả cảnh ra khơi thật sinh động và rõ nét. Tuy chỉ là cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động trên biển. Và không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này đã chi phối không khí chung của cả bài thơ.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 13)

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Khổ thơ đầu của bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.

Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước.

 Trước hết cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được diễn tả rất sinh động ở 2 khổ thơ đầu. Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả bằng một hình tượng độc đáo.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

 Với sự liên tưởng độc đáo và so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa, một quả cầu lửa đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.

Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” giúp người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa. Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.

Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hoà gối đầu nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kỳ diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái tim nhạy cảm.

Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm. Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động. Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.

 Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân đã xuống đáy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, mỗi ngày của công việc lao động, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả.

     “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:

     Khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 14)

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được sáng tác vào năm 1958. Trong chuyến đi thực tế ở vùng Hồng Gai, Cẩm Phả, Quảng Ninh của ông. Đây là một sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai nguồn cảm hứng:. Cảm hứng lãng mạn tràn ngập niềm vui cuộc sống về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. Sự gặp gỡ, phối hợp của hai nguồn cảm hứng này đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, lung linh tráng lệ như những bức tranh sơn mài. Và mở đầu bài thơ là hai câu thơ miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển thật độc đáo và thú vị:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước.

Trước hết cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được diễn tả rất sinh động ở 2 khổ thơ đầu. Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả bằng một hình tượng độc đáo.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

Với sự liên tưởng độc đáo và so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa, một quả cầu lửa đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.

Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” giúp người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa. Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.

Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hoà gối đầu nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kỳ diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái tim nhạy cảm.

Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm. Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động. Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.

Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân đã xuống đáy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, mỗi ngày của công việc lao động, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả.

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi.

Có thể nói, dù chỉ là bốn câu thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để ta thấy sự thay đổi trong hồn thơ của Huy Cận. Cũng chính vui tươi mới mẻ này đã góp thêm sắc màu mới cho phong trào thơ mới - sắc màu của một Huy Cận với hồn thơ đầy lạc quan, yêu đời.

Phân tích khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (mẫu 15)

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Khổ thơ đầu của bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.

Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước.

Trước hết cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyên đánh cá ra khơi được diễn tả rất sinh động ở 2 khổ thơ đầu. Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả bằng một hình tượng độc đáo.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

 

Với sự liên tưởng độc đáo và so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa, một quả cầu lửa đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.

Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” giúp người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa. Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.

Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hoà gối đầu nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kỳ diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái tim nhạy cảm.

Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm. Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động. Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.

Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân đã xuống đáy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, mỗi ngày của công việc lao động, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả.

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:

Khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.

Bài viết liên quan

241 lượt xem