Nghị luận về lòng tham lam (12 mẫu) mới nhất 2023

 Nghị luận về lòng tham lam lớp 9 Cánh diều gồm 12 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
732 lượt xem


Nghị luận về lòng tham lam

Top 50+ Danh Ngôn, Câu Nói Hay Về Lòng Tham Lam Vô Đáy - Dr. Khỏe Review

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 1)

Lòng tham của con người giống như cái túi không có đáy, cái túi không có đáy thì dù có đựng bao nhiêu vàng bạc của quý cũng không thể nào đầy được. Cũng vậy, lòng tham của con người thì vô độ nên không có điểm dừng, không có giới hạn, mà lại vô hạn… Chính vì vậy con người mãi chạy theo dục lạc để tận hưởng, không bao giờ biết dừng. Giống như con thiêu thân lao mình vào ánh đèn mà không thể nào biết rằng nó sẽ bị nguy hiểm biết dường nào và nó không thể nào biết được khi lao vào bóng đèn thì nó sẽ chết ngay.

Con người không thấy được sự nguy hiểm của lòng tham dục, cho nên càng tham muốn càng khổ nhiều. Lòng tham này được thể hiện dưới mọi hình thức khác nhau.

Có người vì lòng tham mà cố gắng lo làm ăn bằng những nghề nghiệp nuôi sống khác nhau: như làm công cho nhà nước, như làm công ty, như làm ruộng, như buôn bán, như nuôi gia súc gia cầm…vv. Ngày đêm thức khuya dậy sớm làm lụm vất vả dành dụm để tạo dựng sự nghiệp sinh sống cho mình và gia đình. Nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, khi có được tài sản thì luôn luôn ưu tư suy nghĩ sợ bị mất, sợ bị ăn trộm.

Người giàu sang có tiền của tài sản cũng bị khổ là phải bo bo giữ gìn. Nếu như lỡ may bị trộm cướp, bị lấy cắp, bị tịch thu, bị hỏa hoạn đốt cháy hoặc lỡ bị lũ lụt cuốn trôi thì than van khóc lóc, đấm ngực, mê man bất tỉnh, thì sự nổ lực vất vả cố gắng gầy công để được giàu có, tài sản nhiều đó cũng hoài công vô ích và không có kết quả gì.

Có người vì lòng tham mà không còn lương tâm lương tri ăn của hối lộ, ăn xén ăn bớt của cải mồ hôi công sức của người khác. Có người vì lòng tham mà phải cờ bạc, cá độ để mong được giàu sang có được tài sản, rốt cuộc giàu sang không thấy mà lại cho một kết quả bi thảm đó là tán gia bại sản, của cải không còn, nhà cửa bị tịch thu…

Có người vì lòng tham mà mua vé số, đánh số đề cầu mong túng số độc đắc để có được nhiều tiền giàu có, kết quả rồi cũng trắng tay tan nhà nát cửa, nợ nần chồng chất… Có người vì lòng tham mới đầu có chiếc xe đạp, khi có được chiếc xe đạp rồi lại mong muốn có chiếc xe honda, khi có chiếc xe honda rồi lại mong muốn có được chiếc xe hơi…Cho nên, lòng tham không có giới hạn là như vậy.

Khi có được tài sản nhiều thì thường xảy ra mâu thuẫn với nhau. Như dòng họ tranh chấp với nhau, chồng vợ tranh chấp, cha con tranh chấp, mẹ con tranh chấp, anh em tranh chấp, chị em tranh chấp, bạn bè tranh chấp… Con người vì nhu cầu vật chất, tiền bạc, tài sản mà đeo đuổi theo lòng tham lam, ích kỷ cho riêng mình.

Cho nên chuyện đổ vỡ xung đột gia đình đánh mất hạnh phúc cũng xảy ra từ đây. Nguyên do cũng chính bởi lòng tham này, nên không còn thương yêu nhau, đùm bọc nhau nữa, thường xuyên xảy ra chiến tranh, tranh đoạt, tranh chấp với nhau.

Tất cả những sự tham muốn nêu trên đều mang một kết cục là khổ đau, cho dù lòng tham muốn để được tài sản giàu có, được tạo nên bởi mọi hình thức nào cũng đều mang lại sự thiệt hại, nguy hiểm cho chính mình, cho người thân và cho cả xã hội. Chúng đều là hành nghiệp của ác pháp, của bất thiện được thể hiện trên thân hành, khẩu hành, ý hành của chính mình.

Vì trong ý hành thường nghĩ đến chuyện muốn được giàu sang hơn người khác, cho nên thân hành và khẩu hành phải hành động làm hại mình, làm hại người và làm hại chúng sanh.

Nhận diện tướng người tham lam để biết đường mà đề phòng

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 2)

Đừng để bị lòng tham chi phối giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lòng tham và mức độ của nó, từ đó nhìn lại mình, biết cách điều chỉnh cũng như giáo dục thế hệ mai sao để không bị lòng tham dẫn đến những con đường tội lỗi và làm mất đi giá trị đạo đức của bản thân.

Con người ai cũng tham nhưng cách biểu hiện lòng tham mỗi người mỗi khác. Chẳng hạn một số người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, dù trước đó họ là người có đạo đức nhưng buộc lòng phải vượt qua những cái ngưỡng đạo đức vì sự sinh tồn của mình hay của người khác.

Bên cạnh đó cũng có một số lòng tham biểu hiện thành một hành động rất dã man. Câu chuyện về cướp giật điện thoại chặt đứt cánh tay người khác khiến cả cộng động lên án. Nó mang tính chất rất nguy hiểm, đem đến nỗi khổ và sự đau đớn cho người khác. Chúng ta cần hiểu thêm một chút nữa: Nếu sở hữu nào của chúng ta có được từ sự đau khổ của người khác thì đó cũng xem như là không chính đáng!

Song song đó vẫn có những người tham vì thói quen. Người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ăn cắp tại siêu thị rất nhiều khiến hình ảnh của đất nước bị ảnh hưởng lớn. Thực tế họ không rơi vào cảnh bần cùng, thiếu thốn nhưng vì không đủ kiểm soát lòng tham của mình nên luôn muốn gom mọi thứ về cho riêng mình.

Hoặc những người giàu, các doanh nghiệp làm ăn toan tính gạt người, ăn gian công sức đóng góp của người khác, xén bớt những đồng lương bằng cách này cách kia.

Trong xã hội hiện đại này, lòng tham chi phối mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả người giàu. Nguyên nhân là do cách giáo dục của thế hệ đi trước có nhiều lỗ hỏng, những bậc làm cha làm mẹ lao vào công việc kiếm tiền, làm giàu rồi cung cấp cho con cái vật chất đủ đầy, khiến cho mọi nhu cầu của chúng luôn được đáp ứng, dần dần phát triển cao hơn và không có điểm dừng, trong khi đó, giá trị đạo đức không được đề cao.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hệ quả của lòng tham con người  (7 bài)

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 3)

Tham lam là một thói quen xấu, chúng ta thường tham danh lợi hoặc danh tiếng để được hưởng thụ mà không cần phải bỏ một chút công sức nào. Tham lam khiến con người ngày một xấu tính hơn và nó còn khiến chúng ta thêm ích kỉ. Tham lam làm chúng ta suy nghĩ và thực hiện mọi thứ theo hướng tiêu cực. Chúng ta thường bất chấp mọi thứ để có được điều mình muốn nhưng không hề quan tâm đến mọi thứ xung quanh, điển hình như nạn trộm cướp, thậm chí giết người để đạt được lợi ích.

Nhẫn tâm hơn là trong một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bán con cái hay cho con cái lao động từ lúc còn rất sớm để lấy tiền. Tham lam là tính cách đáng bị xã hội lên án. Nếu chúng ta đã hiểu rõ tham lam là một tính xấu như vậy thì cần phải rèn luyện tính trung thực, không ăn cắp của ai để đạt được lợi lộc muốn có.

 

Thay vào đó, chúng ta hãy tiết kiệm và kiềm chế bản thân trước những cám dỗ không đáng để bản thân sa ngã vào. Vì một xã hội văn minh, tốt đẹp, mọi người hãy cùng chung tay để rèn luyện những đức tính tốt, đừng nên học những thói hư tật xấu điển hình như tính tham lam.

TOP 30 bài Nghị luận về lòng tham lam (2022) (ảnh 1)

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 4)

Lòng tham của con người là vô hạn, không biết bao nhiêu để được gọi là đủ. Lòng tham được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, lòng tham muốn càng cao thì lại càng khổ nhiều. Nếu con người cứ mãi chạy theo lòng tham thì cuối cùng sẽ mất đi mọi thứ. Vốn dĩ khi sinh ra không ai có lòng tham, nhưng rồi theo thời gian, lòng tham, sự ích kỷ của con người lại có cơ hội nảy sinh. Có người vì lòng tham mà sẵn sàng trở mặt, dùng bất cứ thủ đoạn nào để có được thứ mà mình muốn.

Họ không bao giờ hài lòng với những gì mình có, thường hay so sánh, mơ ước những điều viễn vông mà quên tận hưởng niềm vui hiện tại của mình. Khi chưa có gì, họ mong muốn có cuộc sống tốt hơn, nhưng đến khi có được thì lại muốn giàu có hơn. Cứ thế, lòng tham ngày càng lớn dần với những tham vọng ngày càng cao. Một số người vì bị đồng tiền làm mờ mắt nên không còn đủ lý trí để nhận biết nhân nghĩa, phải trái. Họ nhẫn tâm chà đạp lên mọi mối quan hệ, kể cả tình thân để đạt được mục đích.

Có những người từng là người con ngoan, là những người rất chuẩn mực trong xã hội, nhưng rồi chỉ vì một chút lòng tham, họ đã tự đánh mất mình và trở thành người ích kỷ, thực dụng. Từ đó dẫn đến đổ vỡ, xung đột gia đình, tranh quyền đoạt lợi… Cái giá của lòng tham không hề nhỏ, lòng tham có thể đẩy con người sa chân vào con đường tội lỗi. Tất cả đều đem đến một kết cục khổ đau và mang lại kết quả không mấy tốt đẹp cho chính mình, cho người thân và xã hội.

Mỗi người đều có những tham vọng cho riêng mình, quan trọng là tham vọng đó mang tính tích cực hay tiêu cực mà thôi. Có người tham vọng muốn làm ra thật nhiều tiền, có người khao khát thành công, có người say mê quyền lực… Họ quên đi những gì mà mình đã có và đang có, bằng mọi giá tìm kiếm thêm mà không cần quan tâm đến cảm nhận của người khác. Ham muốn tích cực thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, ngược lại những ham muốn tiêu cực chính là nguyên nhân của những đau khổ.

Có đôi lúc chúng ta vẫn nhận thức được ham muốn nào cần từ bỏ, nhưng ý chí lại không đủ mạnh để gạt bỏ nó. Nếu chúng ta không biết cách kiềm chế lòng tham, những suy nghĩ xấu xa sẽ có cơ hội nảy sinh. Tiết chế được lòng tham thì chúng ta mới có thể hóa giải được sự cố chấp của bản thân, khi đó cuộc sống mới cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 5)

Có nhiều thói xấu tồn tại trong xã hội. Trong quan hệ giữa con người và con người thì tham lam là thói tệ hại nhất. Tham lam, xa xỉ, gièm pha là những thói xấu tiêu biểu. Tuy vậy, nếu tìm hiểu kỹ lưỡng thực chất thì dục vọng – nguyên nhân dẫn tới những hành vi trên – tự nó không hẳn đã là xấu. Bởi vì còn tuỳ trường hợp, tuỳ nơi tuỳ chỗ phát sinh, tuỳ mức độ nặng nhẹ và tuỳ theo mục đích mà lòng ham muốn đó hướng đến.

Ví dụ, người ta gọi lòng ham muốn tiền bạc là thói tham lam. Nhưng con người thì ai mà chẳng ham muốn, quý trọng tiền bạc. Vì vậy, bản thân việc thoả mãn nhu cầu về tiền bạc không phải là điều đáng phê phán. Nhưng, nếu không phân biệt rạch ròi nơi chốn, trường hợp phát sinh lòng ham muốn đó, nếu mức độ ham muốn tiền bạc vượt quá giới hạn và nếu lầm lẫn mục đích tìm kiếm tiền bạc thì sẽ dẫn tới việc chạy theo đồng tiền trái đạo lý, và khi đó dục vọng sẽ trở thành thói xấu: thói tham lam.

Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội. Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.

Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam. Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát… cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn… tất cả đều phát sinh từ tham lam. Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 6)

Trong chúng ta, chắc chắn ai cũng đã đọc qua câu chuyện “ông lão đánh cá và con cà vàng” cuả Puskin. Vẫn còn nhớ mụ vợ vì tham lam đòi hỏi cá vàng quá đáng quá nên cuối cùng thì cũng chỉ còn lại cái máng lợn mẻ. Cuộc sống hàng ngày chúng ta không hiếm gặp những người có lòng tham lam, chúng ta cần làm gì để chế ngự lòng tham và tẩy sạch dòng máu tham đó.

Tham lam được hiểu là muốn sở hữu cái của người khác và cũng muốn có được nhiều thứ về mình bằng mọi cách. Mỗi ngày chúng ta chứng kiến rất nhiều người có lòng tham như họ trộm cắp. cướp giật của những người khác. Hay là sự tham những, biển thủ công quỹ của những người có chức có quyền. Hoặc đơn giản hơn đó là “nhặt được của rơi” thì đút túi. Nếu chúng ta không ngăn chặn những hành vi xấu thì xã hội sẽ ngày càng xuống cấp và không thể phát triển được.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên lòng tham họ có thê rlaf sự ganh ghét, đố kị, hay đó chỉ vì lợi ích cá nhân. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì sẽ gây xói mòn đạo đức xã hội, ảnh hưởng xấu và có những hành động sai lầm đáng tiếc xảy ra. Làm gì để chế ngự lòng tham trước tiên đó là phải tự mình kiểm soát được bản thân, kiểm soát được sự ích kỉ của mình.

Phải biết cân bằng bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng. Nhưng để tẩy sạch dòng máu đó là cần phải có thời gian, cần co sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục của nhà trường. Để chế ngự lòng tham của một con người không hề dễ dàng đó là cả một quá trình. Vấn đề chế ngự và tẩy sạch dòng máu tham là vô cùng cần thiết và cấp bách, chúng ta hãy cũng nhau chung tay để đẩy lùi nó.

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 7)

Xã hội điện đại,công nghệ phát triển từ đó chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng đi lên.Và chắc chắn,kèm theo đó là gồng quay nặng nề ,cùng với đó là lòng tham của con người-thứ đang ngày càng biến dạng trước những áp lực và khó khăn của cuộc sống.Vậy lòng tham là gì? Lòng tham đơn giản là ham muốn về một thứ gì đó, là sự đắm say,sự đam mê về một điều gì đó.

Lòng tham xuất hiện ở mọi nơi,trong tất cả các tầng lớp từ nghèo đến giàu.Nhưng có lẽ vấn đề mà đáng để chúng ta bàn luận nhất là lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng – Một loại lòng tham cần được kiềm chế trong xã hội ngày nay.Tiền vốn dĩ không mua được tất cả nhưng lại có thể làm người ta bị mất đi tất cả,danh tiếng tuy không nguy hại nhưng lại có thể làm phẩm chất của một con người biến chất hoàn toàn.

Vậy có nên có lòng tham hay không? Có nên có lòng tham về sự giàu sang ,về danh tiếng,về tên tuổi của bản thân hay không? Theo em là có,tất nhiên là có,mỗi người đều nên và có quyền có lòng tham về một cuộc sống đầy đủ về vật chất,một danh tiếng tốt ,một cuộc sống hạnh phúc và thành công theo định nghĩa của riêng mình.Nhưng loại lòng tham này nên được kiềm chế lại,không phải loại bỏ mà là kiềm chế.

Chúng ta có quyền tham muốn về một cuộc sống giàu có hơn,hạnh phúc hơn nhưng nhất định không được vì thế mà bán rẻ lương tâm,làm những điều thiếu đạo đức ,hay kiếm tiền trên những nỗi đau khổ,vất vả của người khác cũng đừng vì cái danh tiếng mà trở nên giả tạo,làm xấu xí đi trái tim của bản thân.

Đời này ta chỉ được sống một lần,dù giàu hay nghèo thì ta cũng chỉ được sống một lần.Tiền bạc hay danh tiếng không thể đi cùng ta đi đến thế giới bên kia ,và giàu có đôi khi cũng chưa chắc đã hạnh phúc.Vậy thì tại sao chúng ta không cùng nhau kiềm chế lòng tham về tiền tài ,về danh vọng lại để quan tâm đến những người xung quanh ta,đến những người thân của ta.Nói chuyện với những đồng nghiệp,hàng xóm nhiều hơn,ăn bữa cơm ấm áp cùng với gia đình.

Để ta thấy rằng cuộc sống này, đáng tham nhất không phải là sự giàu sang hay danh tiếng vang vọng mà là những phút giây yêu thương,tình cảm với gia đình.Đó là những thứ mà một khi đã đánh mất thì dù có cố gắng cả đời cũng không thể nào lấy lại được ,là thứ vô giá nhất ,mà rất nhiều người giàu có và thành công nhất mơ ước đến ,cũng khiến cho bao người phải hối hận vì đã bỏ lỡ.

Nói tóm lại, đối với em, lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng không nên bị loại bỏ nhưng cần phải kiềm chế lại vì cuộc đời còn có nhiều thứ “đáng tham” và vô giá hơn thế nhiều lần.Thật ra tiền bạc có thể kiếm lại,danh tiếng có thể dựng xây nhưng tình người,sự yêu thương và tình cảm gia đình là những thứ mà một khi đã bỏ lỡ hoặc vụt mất thì mãi mãi không thể nào lấy lại được nữa.Còn bây giờ,lựa chọn là của bạn,bạn đặt lòng tham của mình ở đâu để bản thân sẽ không hối hận?

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 8)

Cuộc sống là đồng xu hai mặt có bóng tối và ánh sáng, đúng và sai… thì khát vọng và tham vọng cũng chính là đồng xu của hai mặt. Một người sống lý tưởng ai cũng có khát vọng và tham vọng nhưng đừng để sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này làm cho ta có những định hướng sai lầm.

Khát vọng vốn được hiểu là những mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống. Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó. Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng. Tham vọng là khác với khát vọng bởi đó là lòng ham muốn của con người, nhưng mong ước này quá lớn vượt qua khả năng của con người. Tham vọng dường như chỉ gắn với dục vọng cá nhân.

Con người sẽ thế nào nếu sống thiếu khát vọng và tham vọng. Tham vọng thường là những gì gắn với màu sắc tiêu cực nhưng điều đó không phải là sai tuyệt đối, dã tâm quá lớn sẽ bất chấp đúng, sai luật pháp để thực hiện được mong muốn. Đừng để tham vong của bạn biến nó thành giá trị tuyệt đối thì tham vọng ấy sẽ ăn mòn, “sát hại” tâm hồn bạn từ sâu bên trong.

Tham vọng xuất phát từ lợi ích của bản thâm từ lòng tham của con người. Những người mang tham vọng chỉ muốn lợi ích cho bản thân, đôi khi có thể chà đạp lên lợi ích của người khác để đạt được lợi ích của mình. Tham vọng sẽ làm mờ mắt con người.

Những kẻ sống ích kỷ, tham vọng mà chẳng quan tâm đến cộng đồng xã hội chỉ vì lợi ích cả nhân sẽ chẳng được ai tôn trọng. Đừng biến mình thành kẻ bất chấp tất cả để dẫn đến con đường tội lỗi. Nếu bạn thực sự hiểu đâu là đích mình cần đến thì xin hãy hiểu đâu thực sự là khát vọng và tham vọng chân chính. Chỉ có ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, biến những thói xấu thành lối sống có khát vọng cao đẹp mới biến bạn thành điều tuyệt vời của tạo hoá.

Và bạn cần nhớ điều này. Hãy cứ đam mê, khát vọng để sống đúng, sống trọn vẹn với ý nghĩa của nó. Bởi “Con người sinh ra trên mặt đất này không phải để tan biến như hạt cát vô danh mà để in dấu ấn trên mặt đất này”. Và để “in dấu ấn trên mặt đất này” hãy khát vọng.

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 9)

Con người sống ở đời có rất nhiều đức tính tốt như: Nhân hậu, thật thà, độ lượng, khoan dung… song song với những đức tính tốt là một số tính xấu như: Tham lam, ích kỉ, đố kị… Đặc biệt là lòng tham và sự đố kị có tác động tiêu cực đến tinh thần, tình cảm tốt đẹp giữa người với người.

Khi một người có lòng tham và đố kị thì mọi sự tốt đẹp bị che lấp bởi sự ham muốn và ích kỉ nhỏ nhen, chỉ biết vun vén cho bản thân. Nguy hiểm hơn, khi lòng tham, sự đố kị trở thành bản năng thì có thể gây nên những hậu quả khôn lường, như: Tham nhũng và hãm hại người khác. Trong thực tế, những người có lòng tham, đố kị, sớm muộn gì cũng chuốc lấy họa vào thân, con đường công danh khó thành đạt. Những người như vậy họ sống không được thanh thản mà luôn dằn vặt khổ đau vì những mưu mô, ý đồ xấu xa, thậm chí có thể phạm tội ác.

Họ không hiểu rằng lưới trời lồng lộng nhưng khó thoát. Họ thường toan tính những việc làm mờ ám mong sao có lợi cho bản thân. Họ cảm thấy khó chịu trước tài năng hay những thành tựu của người khác, họ phủ nhận những thành tựu, tài năng ấy bằng những lời nói, suy nghĩ hay những hành động tiêu cực.

Như vậy là họ tự tách mình ra khỏi những mối quan hệ xã hội, làm cho những tình cảm vốn tốt đẹp trở nên ố màu, rạn nứt. Nếu họ cứ duy trì thói quen lối sống tham lam, đố kị thì họ sẽ trở nên cô độc ngay trong chính gia đình họ, bạn bè và cơ quan của họ.

Người vô tâm, vô tư thì cuộc sống của họ thanh thản, thoải mái không lo âu, không tính toán thiệt hơn, không vì cái lợi cho bản thân mà hãm hại người khác. Họ sống một cuộc sống không tư lợi, không ganh đua ghen ghét, đố kị, sống hết mình, sống với những ước mơ hoài bão của mình, như vậy cuộc sống của họ thật vô cùng ý nghĩa. Trong cuộc sống, sự đố kị và lòng tham của con người là nguyên nhân gây ra biết bao nỗi thống khổ và biết bao cái chết oan uổng.

Ngay từ buổi mình minh của lịch sử loài người đã có lòng tham và sự đố kị và ngày nay nó càng tinh vi và đáng sợ hơn. Lòng tham, sự đố kị không chỉ xuất hiện trong suy nghĩ của con người, mà nó còn được thể hiện qua lời nói và hành động. Ông cha ta đã đúc kết: “Ghen ăn tức ở”, “Con gà tức nhau tiếng gáy”, “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”… để nói về lòng tham, sự đố kị. Vậy con người hãy nên quyết tâm loại bỏ nó ra khỏi khối óc và trái tim mình.

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 10)

Người xưa nói: “Lòng tham giống như ngọn lửa, nếu không được dập tắt kịp thời sẽ cháy trụi cả cánh rừng; lòng tham cũng giống như nước, nếu không được khống chế kịp thời, nước mạnh thành cơn lũ và sẽ phá tan mọi thứ cản đường nó.”

Lòng tham của con người là vô đáy, nếu không cẩn thận sẽ hoặc bị vạ lây, hoặc bị hại thậm chí mất hết của cải. Vậy nên, trong suy nghĩ của mỗi người, bất kể đó là tiền bạc, của cải, địa vị… có thuộc về bản thân hay không, hãy nghĩ cẩn thận trước khi dùng và nên nghĩ càng nhiều càng tốt. Nhưng chính vì không hiểu thấu đáo bốn chữ “càng nhiều càng tốt” này nên nhiều người đi lạc lối, thậm chí còn không có đường lui, rồi tự dồn mình đến tử huyệt.

Mật ngọt chết ruồi, tham tiền thì chết người. Không cần biết vì cái gì, tham lam của cải và những thứ không thuộc về mình chỉ khiến bạn ôm về mình nỗi lo lắng, sợ hãi. Bạn biết đấy, tham vọng của con người là không đáy, nếu không kiểm soát thì chỉ có thể khiến lòng tham ngày càng lớn, cuối cùng nuốt chửng mọi thứ, kể cả chính chúng ta.

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 11)

Xã hội điện đại,công nghệ phát triển từ đó chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng đi lên. Và chắc chắn, kèm theo đó là gồng quay nặng nề ,cùng với đó là lòng tham của con người-thứ đang ngày càng biến dạng trước những áp lực và khó khăn của cuộc sống. Vậy lòng tham là gì? Lòng tham đơn giản là ham muốn về một thứ gì đó, là sự đắm say, sự đam mê về một điều gì đó. Lòng tham xuất hiện ở mọi nơi, trong tất cả các tầng lớp từ nghèo đến giàu. Nhưng có lẽ vấn đề mà đáng để chúng ta bàn luận nhất là lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng - Một loại lòng tham cần được kiềm chế trong xã hội ngày nay. Tiền vốn dĩ không mua được tất cả nhưng lại có thể làm người ta bị mất đi tất cả, danh tiếng tuy không nguy hại nhưng lại có thể làm phẩm chất của một con người biến chất hoàn toàn. Vậy có nên có lòng tham hay không? Có nên có lòng tham về sự giàu sang, về danh tiếng, về tên tuổi của bản thân hay không? Theo em là có, tất nhiên là có, mỗi người đều nên và có quyền có lòng tham về một cuộc sống đầy đủ về vật chất, một danh tiếng tốt, một cuộc sống hạnh phúc và thành công theo định nghĩa của riêng mình. Nhưng loại lòng tham này nên được kiềm chế lại, không phải loại bỏ mà là kiềm chế. Chúng ta có quyền tham muốn về một cuộc sống giàu có hơn,hạnh phúc hơn nhưng nhất định không được vì thế mà bán rẻ lương tâm, làm những điều thiếu đạo đức, hay kiếm tiền trên những nỗi đau khổ, vất vả của người khác cũng đừng vì cái danh tiếng mà trở nên giả tạo, làm xấu xí đi trái tim của bản thân. Đời này ta chỉ được sống một lần, dù giàu hay nghèo thì ta cũng chỉ được sống một lần. Tiền bạc hay danh tiếng không thể đi cùng ta đi đến thế giới bên kia, và giàu có đôi khi cũng chưa chắc đã hạnh phúc. Vậy thì tại sao chúng ta không cùng nhau kiềm chế lòng tham về tiền tài, về danh vọng lại để quan tâm đến những người xung quanh ta, đến những người thân của ta. Nói chuyện với những đồng nghiệp, hàng xóm nhiều hơn, ăn bữa cơm ấm áp cùng với gia đình. Để ta thấy rằng cuộc sống này, đáng tham nhất không phải là sự giàu sang hay danh tiếng vang vọng mà là những phút giây yêu thương,tình cảm với gia đình. Đó là những thứ mà một khi đã đánh mất thì dù có cố gắng cả đời cũng không thể nào lấy lại được, là thứ vô giá nhất, mà rất nhiều người giàu có và thành công nhất mơ ước đến, cũng khiến cho bao người phải hối hận vì đã bỏ lỡ. Nói tóm lại, đối với em, lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng không nên bị loại bỏ nhưng cần phải kiềm chế lại vì cuộc đời còn có nhiều thứ "đáng tham" và vô giá hơn thế nhiều lần. Thật ra tiền bạc có thể kiếm lại,danh tiếng có thể dựng xây nhưng tình người, sự yêu thương và tình cảm gia đình là những thứ mà một khi đã bỏ lỡ hoặc vụt mất thì mãi mãi không thể nào lấy lại được nữa. Còn bây giờ, lựa chọn là của bạn, bạn đặt lòng tham của mình ở đâu để bản thân sẽ không hối hận?

Nghị luận về lòng tham lam (Mẫu 12)

Vốn dĩ khi sinh ra không ai có lòng tham, nhưng rồi theo thời gian, lòng tham, sự ích kỷ của con người lại có cơ hội nảy sinh. Có người vì lòng tham mà sẵn sàng trở mặt, dùng bất cứ thủ đoạn nào để có được thứ mà mình muốn. Họ không bao giờ hài lòng với những gì mình có, thường hay so sánh, mơ ước những điều viễn vông mà quên tận hưởng niềm vui hiện tại của mình. Khi chưa có gì, họ mong muốn có cuộc sống tốt hơn, nhưng đến khi có được thì lại muốn giàu có hơn. Cứ thế, lòng tham ngày càng lớn dần với những tham vọng ngày càng cao. Một số người vì bị đồng tiền làm mờ mắt nên không còn đủ lý trí để nhận biết nhân nghĩa, phải trái. Họ nhẫn tâm chà đạp lên mọi mối quan hệ, kể cả tình thân để đạt được mục đích. Có những người từng là người con ngoan, là những người rất chuẩn mực trong xã hội, nhưng rồi chỉ vì một chút lòng tham, họ đã tự đánh mất mình và trở thành người ích kỷ, thực dụng. Từ đó dẫn đến đổ vỡ, xung đột gia đình, tranh quyền đoạt lợi… Cái giá của lòng tham không hề nhỏ, lòng tham có thể đẩy con người sa chân vào con đường tội lỗi. Tất cả đều đem đến một kết cục khổ đau và mang lại kết quả không mấy tốt đẹp cho chính mình, cho người thân và xã hội.

Mỗi người đều có những tham vọng cho riêng mình, quan trọng là tham vọng đó mang tính tích cực hay tiêu cực mà thôi. Có người tham vọng muốn làm ra thật nhiều tiền, có người khao khát thành công, có người say mê quyền lực... Họ quên đi những gì mà mình đã có và đang có, bằng mọi giá tìm kiếm thêm mà không cần quan tâm đến cảm nhận của người khác. Ham muốn tích cực thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, ngược lại những ham muốn tiêu cực chính là nguyên nhân của những đau khổ. Có đôi lúc chúng ta vẫn nhận thức được ham muốn nào cần từ bỏ, nhưng ý chí lại không đủ mạnh để gạt bỏ nó. Nếu chúng ta không biết cách kiềm chế lòng tham, những suy nghĩ xấu xa sẽ có cơ hội nảy sinh. Tiết chế được lòng tham thì chúng ta mới có thể hóa giải được sự cố chấp của bản thân, khi đó cuộc sống mới cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

Hãy cố gắng làm giàu một cách chính đáng, bằng chính khả năng của mình, những thứ không thuộc về mình thì đừng bao giờ tìm cách chiếm đoạt. Đừng đánh mất cuộc đời bởi tham vọng, không tham cầu quá mức mà bất chấp cả đạo lý làm người. Sống yêu thương, chân thành, không tính toán, không vụ lợi, sẵn sàng chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Rồi hạnh phúc sẽ mỉm cười với tôi, với bạn và với tất cả mọi người.

Bài viết liên quan

732 lượt xem