Mở bài Bếp lửa (12 mẫu) mới nhất 2023

Mở bài Bếp lửa lớp 9 Cánh diều gồm 12 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
168 lượt xem


Mở bài Bếp lửa

TOP 12 mẫu Mở bài Bếp lửa (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Viết mở bài Bếp lửa

Mở bài Bếp lửa (mẫu 1)

Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi tình cảm gia đình, đó có thể là tình bà cháu, cha con, anh em ruột thịt, có trưởng thành và bước ra ngoài cuộc sống hay rời xa quê hương ta mới càng thấu rõ sự thiêng liêng, trân quý của tình cảm gia đình. Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương đã cho người đọc được cảm nhận những dòng hồi tưởng xúc động, những suy ngẫm đầy triết lí về người bà và tình cảm của hai bà cháu. Đọc thơ của Bằng Việt ta như được sống lại với những năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm đáng nhớ, có người bà tần tảo sớm hôm, có bếp lửa bập bùng sớm tối.

Mở bài Bếp lửa (mẫu 2)

Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với giọng văn tự sự, trữ tình riêng biệt, ông đã có những tập thơ để lại dấu ấn trong lòng người đọc như Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa… Bài thơ “Bếp lửa”, trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa, là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của nhà thơ khi khắc họa lại những ký ức về người bà ở quê nhà trong những năm tháng tác giả xa quê hương.

Mở bài Bếp lửa (mẫu 3)

TOP 12 mẫu Mở bài Bếp lửa (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Bếp lửa (mẫu 4)

Đọc “Bếp lửa” của Bằng Việt tôi đã mường tượng ra một chàng trai trẻ trong cái giá lạnh của mùa đông Ki-ép ở đất nước U-crai-na xa xôi đương cặm cụi sưởi ấm những nguồn thương qua từng chữ, từng câu mà được thắp lên ngọn lửa đượm đà của một thời thơ ấu đẹp đẽ sống bên người bà yêu dấu...Đến nay đã hơn bốn thập kỉ kể từ khi bài thơ ra đời, ta thực khó rõ đã có bao nhiêu trái tim rung cảm mỗi khi đến với “Bếp lửa”. Chỉ biết đằng sau mạch cảm xúc dạt dào của hoài niệm kia sẽ là gì nếu không phải một tình lan tỏa với cái nóng, cái nồng đượm của “Bếp lửa quê nhà”, với sự ấm áp, ấp iu của “ngọn lửa tình người”.

Mở bài Bếp lửa (mẫu 5)

Mỗi ng­ười khi xa quê họ đều nhớ về quê hương với những kỷ niệm gần gũi nhất, thân thương nhất. Tế Hanh nhớ về quê là nhớ về dòng sông. Giang Nam nhớ về quê là nhớ về những buổi trốn học đuổi bư­ớm. Rồi “kẻ nhớ canh rau muống”, “ người nhớ cà đầm tương”. Những cái bình thư­ờng quen thuộc tư­ởng chừng như chẳng có gì đáng nhớ nhưng khi xa rồi mới không thể nào quên. Bằng Việt trong những năm tháng du học ở Liên xô nhớ da diết về hình ảnh bếp lửa với ng­ười bà thân thư­ơng. Một người bà giàu tình ân nghĩa.

Mở bài Bếp lửa (mẫu 6)

Bài thơ ‘Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu nhưng lại được chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có bóng dáng của biết bao tâm hồn tuổi thơ như chúng ta, tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh người bà kính yêu, tần tảo, hy sinh, gắn với hình ảnh bếp lửa nồng đượm. Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả đối với người bà và ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng mà còn nhắc nhở về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống.

Trong những năm tháng chiến tranh, bên cạnh những bài văn, bài thơ cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc còn có những lời thơ da diết viết về tình thân, về quê hương mình. Một trong số đó phải kể đến bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, tác phẩm đã gợi lại cho người thưởng thức những cảm xúc dạt dào về gia đình, về những kí ức thân thương bên bà.

TOP 12 mẫu Mở bài Bếp lửa (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Bếp lửa (mẫu 7)

Bằng Việt sinh năm 1941, quê tỉnh Hà Tây. Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ. Thơ Bằng Việt sâu trầm, tinh tế, bình dị dễ làm lay động lòng người. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả rời xa quê hương học ngành luật ở Nga. Từ xa tổ quốc, nhà thơ bồi hồi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ, nhớ về quê hương vẫn còn đang trong cuộc chiến đau thương mất mát. Đặc biệt hình ảnh bếp lửa nồng đượm và người bà hiền hậu đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Mở bài Bếp lửa (mẫu 8)

Trong cuộc sống, có những kí ức và hoài niệm làm chúng ta luôn cố gắng để tìm về, trải qua những gian lao, khắc khổ, biến cố cuộc đời ta mới nhận ra những thứ nhỏ nhặt xung quanh mình thật thiêng liêng và cao quý biết bao, nó là cả tuổi thơ, là bước đệm giúp ta vào đời. Với Bằng Việt “ Bếp lửa” chính là kí ức, là vật báu còn sót lại trong tâm trí mà ông muốn lưu giữ. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả về những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, khiến cho biết bao thế hệ người đọc phải rung động cùng rung cảm với về tình bà cháu.

Mở bài Bếp lửa (mẫu 9)

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Vì nó là cái nôi, cái nguồn cội của sự trưởng thành. Đối với Bằng Việt cũng vậy và tuổi thơ ông là những, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu ấy được tác giả làm sống dậy trong bài thơ “Bếp lửa”.

Mở bài Bếp lửa (mẫu 10)

 

Những kỉ niệm tuổi ấu thơ ai mà chẳng có. Tế Hanh có “con sông xanh biếc” với những người bạn bè bơi lội, vui đùa. Giang Nam có “thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”. Nguyễn Duy có một sân “chơi đáo, chơi vòng” của bạn bè cùng lứa, có tuổi thơ thả hồn với đồng ruộng. Bằng Việt cũng có một tuổi thơ da diết vọng về với hình ảnh người bà thân yêu. Chính tình cảm bà cháu thân thương, ấm áp đã đan dệt thành một bài thơ đầy xúc động và khơi gợi nhiều ý nghĩa. Đó là bài thơ “Bếp lửa”.

Mở bài Bếp lửa (mẫu 11)

Bằng Việt sinh năm 1941, là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Năm 1963, Bằng Việt sáng tác bài thơ Bếp Lửa, một bài thơ có nhiều đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung. Đặc biệt có giá trị về mặt nội dung bài thơ, gợi lại những kỉ niệm về người bà, tình cảm bà cháu sâu sắc, thấm thía. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc đối với người đọc.

Mở bài Bếp lửa (mẫu 12)

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Bài viết liên quan

168 lượt xem