Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (10 mẫu) mới nhất 2023

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến lớp 9 Cánh diều gồm 10 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
686 lượt xem


Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến - Ngữ văn 9

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến

Dàn ý Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến

1. Mở bài

Giới thiệu việc tốt mà em đã chứng kiến bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp: Một trong những câu chuyện em đã chứng kiến để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là…

2. Thân bài

a. Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

Thời gian xảy ra câu chuyện là lúc nào? Em chứng kiến câu chuyện đó ở đâu? Bối cảnh của câu chuyện (sự vật xung quanh,…).

Có những ai trong câu chuyện mà em đã chứng kiến?

b. Diễn biến câu chuyện

Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, hợp lí: nhân vật nào là người cần giúp đỡ? Nhân vật nào là người giúp đỡ? Em đã chứng kiến được những sự việc gì? Câu chuyện diễn ra trong bao lâu?

Tâm trạng, cảm xúc của của những nhân vật đó như thế nào? (vui vẻ, hạnh phúc hay buồn tủi,…).

Cảm xúc của em khi chứng kiến câu chuyện đó: ngưỡng mộ, vui vẻ, ngạc nhiên,…

c. Nêu cảm nghĩ của em qua câu chuyện được chứng kiến

Câu chuyện khiến cho em có suy nghĩ gì? (tình cảm của con người trong xã hội hiện nay, lòng tốt, lòng trắc ẩn trong xã hội hiện đại vẫn tồn tại và là một hình ảnh đẹp đẽ,…).

 

Em học tập được những gì qua câu chuyện đã chứng kiến: biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội để xã hội ngày càng văn minh hơn,…

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đồng thời liên hệ bản thân.

Top văn mẫu chủ đề kể về một việc tốt mà em đã làm

 

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 1)

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng muốn mình sẽ trở thành một người hoàn hảo, nhưng nếu chưa may mắn được hoàn hảo thì ta hãy làm người tốt trước đã. Bạn biết thế nào là một người tốt không? Theo mình, một người tốt là một người có trái tim yêu thương, một người biết sống vì cộng đồng và giúp đỡ người khác. Những công việc tốt luôn giúp ta trở nên tốt hơn mỗi ngày. Bởi vậy mà mình đều cố gắng làm việc tốt mỗi ngày.

Tuần vừa rồi mình cùng các bạn trong xóm tập hợp lại tới thăm cụ Tâm, người già neo đơn của thôn, đi cùng có cán bộ thanh niên của Đoàn xã. Sau khi trao tặng phần quà của xã nhà cho cụ, mình và các bạn giúp đỡ các cụ dọn lại nhà cửa, quét lại vườn nhà . Chúng mình cũng tranh thủ ở lại nấu cơm để cùng cụ ăn trưa, vừa trò chuyện cho cụ vơi đi phần nào sự cô đơn khi nhà cửa vắng vẻ.

Cụ Tâm vốn có chồng và hai người con trai nhưng vì tham gia kháng chiến nên cả chồng và hai con đều hy sinh. Đó là mất mát và nỗi đau lớn trong cụ. Vì vậy, chúng mình đều hiểu và thương cụ rất nhiều. Đặc biệt, khi được trò chuyện với cụ Tâm, mình càng thêm thương và khâm phục cụ hơn khi biết rằng cụ vẫn dành những đồng lương ít ỏi của mình để giúp đỡ những bạn nhỏ khuyết tật.

Sau bữa ăn, chúng mình tạm biệt cụ ra về. Lòng vẫn mang nặng những nghĩ suy, mình thầm hứa sẽ chăm sang nhà cụ hơn để động viên, giúp đỡ cụ.

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 2)

Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm.

Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lai chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc. Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.

Biết hoàn cảnh khó khăn của bà năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫn quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:

– Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủi nhật là được rỗi. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!

Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:

– Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!

Ba chúng em đều thích vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.

Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.

Chúng em cũng vậy, niền vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “thương người như thể thương thân".

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 3)

Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:

- Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? Ăn mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Ôi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất một lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về.

Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 4)

Sáng chủ nhật tuần trước, tại địa phương em, các chú các bác trong tổ dân phố đã góp sức lợp lại mái nhà cho chú Thành, một thương binh nặng bị cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn 1975.

Trước đó nửa tháng, bác Năm tổ trưởng và chú Ân, công an khu vực đã đến từng nhà, vận động bà con quyên góp tiền để mua vật liệu. Ai cũng vui lòng giúp đỡ nên sẵn sàng ủng hộ, dù ít, dù nhiều. Mấy ngày sau, các vật liệu cần thiết đã được chuẩn bị đầy đủ.

Sáng sớm, các anh thanh niên trong đội dân phòng đã bắt tay vào việc dưới sự điều khiển của bác Năm và chú Ân. Toàn bộ mái tôn cũ nát được dỡ ra, xếp gọn vào một góc sân. Sau đó, từng tấm tôn mới được chuyển lên mái, sắp kín vào nhau theo hàng ngang, từ thấp lên cao. Người giữ tôn, người đóng đinh ghép chặt tôn vào xà gỗ. Tiếng cười nói vang rộn xen lẫn tiếng búa gõ chan chát. Mọi người làm việc vui vẻ quên cả mệt nhọc.

Hăng hái nhất là đám thanh niên. Các anh làm việc liên tục không nghỉ. Đến trưa thì mái trước đã lợp xong. Bác Năm bảo mọi người dừng tay, về nhà ăn cơm, chiều đến làm tiếp.

Trời vừa tắt nắng thì công việc cũng xong xuôi. Những tấm tôn trắng ngời làm cho căn nhà sáng sủa, khang trang hẳn lên. Ngồi trên chiếc xe lăn, nhìn mọi người làm việc, chú Thành xúc động lắm.

Lúc mọi việc đã đâu vào đấy, bác Năm đại diện bà con trong tổ dân phố nói mấy lời với chú Thành. Chú và gia đình cảm ơn mọi người đã nhiệt tình giúp đỡ. Từ nay, nhà chú đã thoát khỏi cảnh chịu dột trong mùa mưa.

Được chứng kiến cảnh ấy, em càng thấm thía hơn câu nói: Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Em cũng là một hàng xóm nhỏ của chú Thành. Em sẽ giúp đỡ chú những việc hợp với sức khỏe của mình. Việc làm đầy tình nghĩa của bà con khu phố đã tạo cho chú Thành niềm tin vào con người và cuộc sống.

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 5)

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta có vô cùng nhiều những việc làm tốt. Những trái tim nhân hậu không phân biệt tuổi tác. Sau đây là một câu chuyện về một em bé mà tôi đã từng được chứng kiến tận mắt, em bé ấy quả là một em bé ngoan và thương người.

Vào một ngày đông lạnh giá, gió rít từng cơn, từng cơn lạnh thấu xương. Mưa phùn rơi buốt da, buốt thịt. Sự lạnh giá như làm mọi vật trở nên lười biếng. Đường chỉ lác đác vài chiếc xe, vài chiếc lá khô xào xạc. Tôi đang trên đường đi bộ về nhà, miệng thở ra những hơi khói. Và bỗng nhiên, ập vào mắt tôi là hình ảnh một ông lão ăn xin ngồi dưới gốc cây trơ trụi.

Tôi vô cảm nhìn ông lão, đã từ bao giờ, tôi đánh mất đi một thứ gọi là "tình người". Tôi chả thấy ông lão có một chút thiện cảm. Quần áo thì rách rưới, chỗ vá chỗ khâu. Khuôn mặt nhem nhuốc, tóc tai thì bù xù, chân tay đen ngòm, bẩn thỉu. Sự nghèo khổ đã gặm nhấm đi con người...

Rồi bỗng nhiên, từ một góc nào đó, có một em bé chừng bốn năm tuổi, ăn mặc rất đẹp tiến tới chỗ lão ăn xin. Tôi cố tình đứng lại, nép sau một thân cây gần đó xem con bé trêu lão ta thế nào. Con bé nhìn ông lão một lúc rồi ngồi xổm xuống, ngẩng khuôn mặt ngây thơ lên và hỏi ông lão ăn xin:

- Ông ơi, nhà của ông đâu, sao ông lại ở đây vậy ạ?

Đáp lại là giọng bé bé, khản đặc của ông lão:

- Ông... ông...không có nhà cháu à!

Gió vẫn rít, mưa phùn vẫn rơi lâm thâm. Cô bé đáp lại ông lão:

- Vậy gia đình của ông đâu vậy ông, cháu tưởng ai cũng có gia đình.

Sự ngây thơ của con bé như làm lão bối rối:

- ông ... ông ... gia đình của ông...

Chưa kịp trả lời hết, cô bé đã hỏi tiếp:

- Mà sao trời lạnh như vậy, ông ở ngoài đường mà lại ăn mặc phong phanh như thế ạ?

- Ông .... làm gì ... có .. có tiền mua quần áo ...! - Ông lão trả lời, giọng rưng rưng.

Trên khuôn mặt con bé thể hiện rõ nỗi ngạc nhiên, như thể là nó còn cả đóng thắc mắc muốn hỏi ông lão. Nó nháy lia lịa đôi mắt bồ câu to, tròn, đen láy của mình. Nhưng rồi, con bé lấy tay, tháo chiếc khăn trên cổ, cầm bằng hai tay, đưa cho ông lão:

- Ông đeo tạm chiếc khăn của cháu này, cho ông đỡ lạnh, ở nhà cháu còn nhiều khăn lắm!

Tôi như khựng lại, cô bé này không trêu lão sao? Trên khuôn mặt ông lão ăn xin hiện lên một vẻ trìu mến, xúc động, xen lẫn sự ngạc nhiên. Ông lão đưa tay run run, cầm lấy chiếc khăn. Ông nắm lấy đôi bàn tay bé bỏng của cô bé, rưng rưng:

- Ông... ông cảm ơn cháu, chảu quả là một cô bé tốt.

Mọi vật như trở nên ấm áp. Sau đó, cô bé tạm biệt ông lão ăn xin rồi đi về. Tôi cũng đi về, một cảm giác khó tả. Sự vô cảm đã biến con người ta thành cái gì vậy? Một cô bé nhưng còn biết thương người. Tôi cảm thấy có lỗi và cảm thấy thật xấu hổ...

Đâu đó, trong xã hội, vẫn còn tồn tại một thứ vô hình như vô cùng giá trị, thứ đó gọi là "tình nguời". "Giữa một đêm đông lạnh giá, một hành động nhỏ bé nhưng cũng đủ để sưởi ấm một trái tim."

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 6)

Ở xóm em ai ai cũng biết bác Tâm là một người phụ nữ tuổi ngoài trung niêm đang làm hội trưởng hội phụ nữ xã.

Bác Tâm là một người phụ nữ có thân hình thon thả, bác hay mỉm cười và giúp đỡ mọi người, nhà ai khó khăn là bác hay sang động viên và giúp đỡ rất nhiệt tình. Trong xóm em có bà Thoa là người già neo đơn, bà tuổi cao mắt mờ đi lại chậm chạp nên ngày nào bác Tâm cũng hay qua nhà bà quét dọn sạch sẽ mới yên tâm đi làm. Mỗi lần em qua nhà bà Thoa bà đều kể chuyện về bác Tâm, bà còn kể bà tuổi cao thu nhập thấp lại hay ốm đau, mắt mờ nên không còn kiếm ra tiền nữa, hàng tháng chỉ sống nhờ tiền trợ cấp hộ nghèo may có bác Tâm hay sang giúp đỡ tưới cho bà ít rau, ngày nào cũng thế lúc thì mang cho bà cái bánh, lúc mang cho bà miếng thịt, hay con gà mái để nuôi đẻ trứng.. bà chẳng biết lấy gì cảm ơn cháu ạ, rồi bà kể chuyện ngày xưa bác Tâm hồi trẻ ra sao, bây giờ thế nào, giọng bà say xưa với vẻ thích thú, tự nhiên trong tôi trào dâng cảm giác khâm phục bác Tâm, một người có tấm lòng ấm áp, biết giúp đỡ mọi người. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng trở thành người tốt như bác để xứng đáng với lòng mong mỏi của gia đình bố mẹ, với cả bà Thoa nữa.

Kể Về Một Việc Tốt Mà Em Đã Làm ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Hay

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 7)

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 8)

Trước đây, tôi thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện đã xảy ra tuần trước khiến tôi hiểu là không phải như vậy đâu các bạn ạ. Tôi đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay tại lớp 6B trường THCS Yên Biên. Tôi xin kể lại về tấm gương ấy là bạn Ngô Xuân Anh.

Hôm ấy là tiết 4 môn sinh học thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2015. Sau giờ ra chơi, Xuân Anh vào phòng bộ môn sinh cùng với các bạn trai và nhặt được tờ tiền 200.000 đồng. Cả lớp ồ lên có bạn còn nói: “Tại sao mình lại là người không nhặt được số tiền ấy nhỉ?” Thấy bạn Xuân Anh đưa mắt nhìn sau đó suy tư một hồi lâu như đang nghĩ: “Trả hay không trả? Có tiền, chắc là bạn sẽ mua truyện này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi ao ước từ bấy lâu,…” Thấy Xuân Anh cười tủm tỉm. Một bạn trai liền nói: “Xuân Anh ơi, đừng đưa tiền cho cô giáo mà dùng tiền khao cả lớp trà đá đi.” Một nửa lớp đồng thanh nói: “Ừ đúng rồi, Xuân Anh ơi đừng trả.” Đột nhiên một bạn nói: “Bạn Xuân Anh ơi, hãy đưa lại tiền cho cô giáo để cô trả lại cho người mất đi. Cậu còn nhớ phong trào nhà trường phát động không đó là: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.” Còn một nửa kia của lớp cũng đồng ý, ý kiến của bạn đó. Một nửa lớp thì bảo không trả còn nửa kia của lớp thì bảo trả. Xuân Anh chỉ cười không nói, rồi đứng dậy xin phép cô Ngọc ra ngoài. Tôi nhìn theo và nghĩ “Hình như bạn muốn trả lại cho người mất hay sao ấy”. Một lúc sau bạn lặng lẽ quay trở về phòng tiếp tục học với nét mặt thanh thản

Quả nhiên, sáng thứ 2, bạn Xuân Anh được cô hiệu trưởng tuyên dương trong giờ chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến Xuân Anh vô cùng xúc động. Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong tôi sự thật thà trả lại người mất dù là những vật nhỏ bé trong lớp. Tôi chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 9)

Hôm nay là một ngày đẹp trời, em được mẹ cho đi vào công viên chơi. Trên đường đi tới công viên, em đã được chứng kiến hình ảnh của một vụ giật túi xách giữa đường phố. Và thật bất ngờ, ngay trong lúc mọi người còn đang bàng hoàng và bất ngờ thì có một chú thanh niên đã nhanh nhẹn, bất ngờ xông lên đuổi theo tên cướp và khống chế hắn. Đó quả là một tấm gương về người tốt và việc tốt mà em được nhìn thấy.

Buổi sáng chủ nhật là thời điểm mà rất nhiều người đang đi lại trên đường. Cách xa em khoảng mười mét có một chị gái đang đi xe máy và đeo chiếc túi xách ở trên vai. Vì đang là đèn đỏ giao thông cho nên mọi người đã cùng nhau dừng lại. Và thật là bất ngờ, một tên thanh niên đeo khẩu trang chạy tới chỗ chị một cách nhanh chóng. Hắn ngay lập tức giằng lấy chiếc túi xách trên tay chị và chạy đi. Tất cả những hành động của hắn chỉ trong vòng có vài giây đồng hồ. Tất cả mọi người đều bàng hoàng và không kịp làm gì cả. Chỉ cho tới khi cô gái kêu lên rằng: “Cướp! cướp!” thì mọi người mới bừng tỉnh.

Kể lại một việc tốt mà em đã chứng kiến (Mẫu 10)

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.

Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hừng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cỏ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em thấy lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:

- Anh gì ơi?

Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe Honda của mình, hỏi:

- Gì thế nhóc?

Em đáp:

- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,

Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:

- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu hồn con ạ!

Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:

- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn. Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.

Em nhìn chiếc xe Honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: "Phải yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạch máu trong cơ thể".

Bài viết liên quan

686 lượt xem