Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa (7 mẫu) mới nhất 2023

Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa lớp 9 Cánh diều gồm 7 bài văn mẫu 2023 mới, hay nhất giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
211 lượt xem


Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa

Viết đoạn văn phân tích khổ 2 Bếp lửa (3 mẫu) - Văn 9

Dàn ý  Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa

I. Mở bài:

·         Giới thiệu về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa

·         Giới thiệu nội dung khổ hai: những kỉ niệm năm lên bốn tuổi

II. Thân bài:

- Dẫn dắt: từ hình ảnh bếp lửa đã khơi dậy cảm xúc về người bà đáng kính và những kỉ niệm năm tác giả lên 4 tuổi

- Phân tích:

- Kỉ niệm của những năm tháng lên 4 tuổi là mùi khói từ căn bếp của bà

Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói

+ Mùi khói đã gợi dậy biết bao cảm xúc

- Hình ảnh người bố

·         Đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

·         Bươn trải vì cuộc sống khốn khó, mong gia đình thoát nghèo nhưng vẫn "đói mòn đói mỏi"

"đói mòn đói mỏi": cái đói kéo dài dai dẳng

=> Nạn đói năm 1945 hoành hành, cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người

=> Quá khứ hiện về nhuốm màu bi thương

- "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

·         Cái đói hoành hành đã khắc sâu vào tâm trí đứa trẻ mới lên 4 tuổi

·         Một tuổi thơ không tràn ngập sắc hồng như bao người vẫn nghĩ

- Liên hệ mở rộng

- Khái quát lại nghệ thuật

·         Sử dụng thành ngữ "đói mòn đói mỏi"

·         Giọng thơ trĩu nặng nỗi đau

·         Chi tiết ngôn từ mộc mạc, giản dị

III. Kết bài:

·         Khái quát lại nội dung của khổ thơ.

·         Đánh giá, nhận xét, cảm nhận của cá nhân

Dàn ý Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
  • Giới thiệu khái quát về nội dung chính của khổ thơ thứ 2.

2. Thân bài:

  • Mùi khói của bếp lửa đã trở thành một phần thân thuộc của tuổi thơ "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói"
  • Bên bếp lửa cháu cùng bà sẻ chia những bữa cơm nghèo, mùi khói hun nhuộm cả tuổi thơ cơ cực mà ấm áp.

→ Mùi khói bếp trở nên gắn bó, thấm vào từng hơi thở nồng nàn của quê hương.

- Kí ức về nạn đói, về thời gian vất vả, cơ cực:

·         Nạn đói bao trùm làng xóm "đói mòn, đói mỏi".

·         Bố mưu sinh chăm lo cho gia đình, bươn chải ngày ngày đến héo mòn sức khoẻ " khô rạc ngựa gầy".

·         Cái đói, cái nghèo dai dẳng của quê hương đã in sâu trong tâm trí của nhà thơ.

- Nhớ về những năm tháng xưa, sống lại trong lòng nhà thơ là nỗi nghẹn ngào "đến giờ sống mũi còn cay"

- Bao kí ức yêu thương và cả những xót xa, cay đắng của tuổi thơ cơ cực, đói khổ vẫn còn vẹn trong tâm trí nhà thơ.

3. Kết bài:

·         Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ.

BẾP LỬA - Cộng đồng học tập 24h, học,học mọi lúc, học mọi nơi.

Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa (mẫu 1)

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đang ở nước ngoài, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của cháu đối với bà, với gia đình, quê hương.

Hình ảnh bếp lửa như khơi dậy toàn bộ hình ảnh của một tuổi thơ đầy gian khổ, khó nhọc của tác giả bên người bà của mình. Có thể nói “bếp lửa’ đã khơi nguồn cảm xúc về bà, những kỉ niệm như sống dậy:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.

“Đói mòn đói mỏi” là một câu thành ngữ, gợi về một cái đói kéo dài khiến con người ta kiệt quệ. Những vần thơ như một thước phim tái hiện khoảng thời gian ấu thơ của cháu có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Bao kỉ niệm ùa về, lay động lòng người:

“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Mùi khói bếp cay nồng như đọng lại, mới ngày hôm qua. Nó nhấn mạnh xoáy sâu vào tiềm thức nhà thơ. Đọc thơ mà ta cũng thấy cay cay nơi đầu mũi. Từ trong sương khói mịt mờ của tuổi nhi đồng, “bếp lửa” đã thổi bùng kỉ niệm của tuổi thiếu niên khi đất nước còn trong cảnh chiến tranh.

Chính mùi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?

Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa (mẫu 2)

Tình cảm gia đình mà một chủ đề lớn trong thơ văn Việt Nam, đã có rất nhiều cây bút tài năng, nhiều tác phẩm xuất sắc viết về gia đình - nguồn cội, chốn yêu thương trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta từng xúc động trước tình cảm của ông Sáu và bé Thu trong Chiếc lược ngà, từng rung động trước tấm lòng người mẹ trong Con cò của Chế Lan Viên, và chắc hẳn chúng ta cũng không thể nào quên được hình ảnh một người bà tận tụy, sớm hôm tảo tần, vì con vì cháu, giàu tình yêu thương trong Bếp lửa của Bằng Việt. Bài thơ viết về bà, về những kí ức tuổi thơ gian khó nhưng ấm áp bên bà, đặc biệt trong khổ thơ thứ 2, tác giả đã tái hiện đầy xúc động về những ngày tháng sống bên bà:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay!"

Khi trưởng thành, những kỉ niệm về những ngày tháng sống bên bà vẫn là những kí ức đẹp đẽ, là "hành trang" ấm áp, giá trị nhất mà người cháu luôn mang theo bên mình.

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói"

Kí ức năm lên bốn tuổi vẫn còn đó, mùi khói của bếp lửa đã mở ra những kỉ niệm về tuổi thơ gian khó và cả những nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Mùi khói của bếp lửa hay vị yêu thương được hun đúc từng ngày khi cháu bên bà.

Trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa cháu cùng bà sẻ chia những bữa cơm nghèo, mùi khói hun vương vấn trong kí ức tuổi thơ cơ cực mà ấm áp. Mùi khói không biết tự bao giờ trở nên quen thuộc, trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ cháu. Tuổi thơ của người cháu tuy không nhuốm sắc hồng viên mãn của sự đủ đầy nhưng vẫn đầy niềm vui khi được sống trong tình yêu thương và che chở của người bà kính mến.

"Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy"

Một hiện thực trần trụi của những năm tháng tuổi thơ được tái hiện bằng lời thơ trần thuật đầy tinh tế. Hai câu thơ chỉ với 16 tiếng mà đã mở ra cả bầu không khí đói khổ, cùng cực của người dân lúc bấy giờ. Trong nạn đói, ai cũng rơi vào cảnh khốn cùng, ngôi làng nhỏ của tác giả phải chịu đói, chịu lầm than trước sự tàn phá của lũ giặc cướp nước "đói mòn", "đói mỏi". Bố mưu sinh chăm lo cho gia đình, bươn chải ngày ngày đến héo mòn " khô rạc ngựa gầy". Cái đói, cái nghèo dai dẳng của quê hương đã in sâu trong tâm trí tác giả khi còn là một cậu bé "lên bốn". Đọc đến những câu thơ thực ấy, khiến ai cũng ngậm ngùi, xót xa bởi những thăng trầm nơi làng quê năm ấy, đồng cảm với những nhọc nhằn, vất vả của bao người lao động nghèo cơ cực, khốn khó.

Nhớ về những năm tháng xưa, lòng nhà thơ như nghẹn lại:

"Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Những kí ức in đậm trong tâm trí khiến người cháu như cảm nhận trọn vẹn hương vị cay nồng quen thuộc của mùi khói để giờ đây khi nghĩ lại mọi cảm xúc như vỡ òa khiến "sống mũi còn cay". Bao kỉ niệm yêu thương bên bà và cả những xót xa, cay đắng của cuộc sống cơ cực, đói khổ vẫn còn vẹn nguyên.

Bằng bút pháp tả, kể kết hợp với biểu cảm, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng giàu sức gợi, chỉ với năm câu thơ ngắn thôi mà tác giả đã lay động tâm can người đọc. Mùi khói từ bếp lửa, từ bàn tay gầy guộc mà bà nhen nhóm đã khơi dậy trong lòng cháu bao nhiêu tình cảm thiết tha, hồn hậu mà đẹp đẽ. Đọc khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương mình, chút gì đó nghẹn ngào, xúc động và tự hào về những người bà một đời tần tảo bên cháu con:

"Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Dù da dẻ khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm"

Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa (mẫu 3)

Gia đình là cái nôi êm, tổ ấm, là điểm tựa vững chắc của mỗi người. Vì lẽ đó mà tình cảm gia đình đã chẳng còn xa lạ trong thơ ca Việt Nam từ muôn đời. Cũng như bao nhà thơ khác, Bằng Việt đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm chân thành của mình với người bà đáng kính qua bài thơ "Bếp lửa". Đây là một trong những bài thơ rất hay và cảm động về tình cảm bà cháu và những năm tháng sống bên bà mà khổ thơ thứ hai đã bày tỏ được những kí ức tuổi thơ năm lên bốn tuổi. Đọc thơ ta như được sưởi ấm cùng Bằng Việt hơi lửa ấm áp của tình người giàu ân nghĩa, cao đẹp.

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
………………………..……………
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Bài thơ "Bếp lửa" được viết năm 1963 khi ấy Bằng Việt đang du học ngành luật ở nước ngoài. Bài thơ chính là lời tâm tình thủ thỉ nhẹ nhàng của đứa cháu ở nơi xa hướng về bà cũng nỗi nhớ quê hương, gia đình khắc khoải. Chiều sâu của nỗi nhớ nằm trong dòng kí ức của tuổi thơ và một tuổi thơ không mấy may mắn và rực rỡ là năm lên bốn tuổi:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói"

Kí ức năm lên bốn tuổi hiện về trong hình ảnh của làn khói rồi khói hun. Đó là dấu ấn về cuộc sống của hai bà cháu trong những năm tháng ngày xưa ấy. Cũng trong hình ảnh làn khói mờ ảo là tình cảm khi tỏ, khi mờ, lúc da diết khi thì bâng khuâng. Tuổi thơ ấy không phải nhuộm một sắc hồng viên mãn mà là những ngày tháng của cái đói rình rập:

"Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy"

Hình ảnh của bố – trụ cột gia đình hiện lên đầy xót xa: khô rạc ngựa gầy. Bố đang cố gắng gượng mình bươn trải cho cuộc sống gia đình nhưng có cố gắng đến mức héo mòn sức sống thì vẫn không đủ chăm lo chu toàn được cho cả gia đình. Dường như lời thơ đang hướng ta về với nạn đói năm 1945. Cái đói dai dẳng, đeo bám đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người. Tuổi thơ ấy, nhà thơ đã phải chứng kiến một viễn cảnh nhuốm màu bi thương, khốn khổ. Đến đây giọng thơ như đang trĩu xuống làm nôn nao lòng người. Đọc thơ thôi sẽ một ai đó thấy nghẹn ngào và cũng sẽ có ai đó đã phải rơi lệ. Tất cả là một nỗi đau, một tuổi thơ thăng trầm chứ không náo nhiệt, vui nhộn như mọi người từng nghĩ. Phải chăng kí ức, kỉ niệm quá sâu đậm để đến tận bây giờ khi nghĩ đến chính nhà thơ cũng còn phải thấy nghẹn lòng:

"Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Ngôn ngữ thơ mộc mạc đã lay động tâm can, khắc sâu vào lòng người về một quãng thời gian đầy khó khăn, nhọc nhằn. Mùi khói từ bếp lửa của bà đã khơi dậy trong lòng người cháu những năm tháng không thể nào quên. Nơi đây tuy khốn khó nhưng lại đầy ắp tình cảm yêu thương của bà:

"Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Dù da dẻ khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm"

Giọng thơ tha thiết, trìu mến, trầm lắng tác giả đã kể cho ta nghe về kỉ niệm năm lên bốn tuổi của mình cùng những hình ảnh không thể nào quên. Đọc thơ, có một chút nghẹn ngào pha thêm sự xót xa đau đớn.

Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa (mẫu 4)

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

Thành công nổi bật đầu tiên của Bằng Việt là Bài thơ Bếp lửa (1963). Đó là một bài thơ viết về tình bà cháu, tình gia đình gắn liền với tình quê hương đất nước. Tuổi thơ khó nhọc gian nan cháu bên bà, là những gì mà đã đi cùng cháu đến suốt quãng đời trưởng thành con lại, nhưng những hình ảnh đẹp đẽ, tình thương bà da diết không ngăn nổi những ký ức ùa về:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay!"

Dường như tuổi thơ đầy gian khổ đã ăn sâu và trở thành một nỗi ám ảnh trong tâm trí của tác giả. Nhớ về những tháng ngày thơ ấu bên bà, tác giả như cảm nhận được mùi khói vẫn còn đang hăng nồng bên sống mũi. Cái mùi khói bếp ấy, mùi khói quen thuộc mà cháu đã được chịu đựng từ khi cháu lên bốn, mùi khói đã từng hun nhèm đôi mắt của cháu ngày xưa, mùi khói cay, khét vì củi ướt, ví sương nhiều và giá lạnh.

Mùi khói ấy đâu chỉ do ngọn lửa bập bùng từ bếp của bà, mà đó còn là mùi khói của bom đạn, của chiến tranh, là niềm đau, nỗi cơ cực, là những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời của hai bà cháu nói riêng và những người dân Việt Nam nói chung trong những năm kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, gian lao.

Tuổi thơ ấy thật gian khổ, nhọc nhằn và vất vả. Tuổi thơ ấy có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Cụm từ "đói mòn đói mỏi" đã diễn tả xúc động về cái khổ của con người, của cuộc sống trong thời kỳ đó. Ta chợt nhớ đến lời thơ của Tố Hữu miêu tả tình cảnh nhân dân ta ngày ấy:

"Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm vãi rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi".

Nỗi khổ ấy đã được cụ thể hóa, hình tượng hóa bằng những chi tiết gợi tả:

"Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy"

Bút pháp kể, tả đan lồng vào nhau gây xúc động lòng người. câu thơ vừa miêu tả cái biểu hiện đáng sợ của "giặc đói", vừa là nguyên nhân khiến đứa cháu phải sống với bà. Cái đói, cái nghèo lan tràn khắp thôn xóm khiến người bố phải lên thành thị đánh xe cùng với con người gầy rộc đi vì không đủ ăn, bỏ lại đứa con thơ cho người đàn bà yêu thương, chăm sóc.

Cảm nhận về nỗi vất vả, đói khổ của tuổi thơ ấu, kỉ niệm như vẫn còn nguyên, tác giả không thể nào quên:

"Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!"

Cái cay, cái xót của cuộc sống đói khổ, cơ cực thầm đến lồng xương, ống máu để đến bây giờ, hơn mười năm sau nghĩ lại, cái cảm giác "cay" ấy vẫn còn nguyên vẹn nơi cánh mũi. Cái cay nơi sống mũi cứ lan tỏa, triền miên trong tâm hồn người cháu. Dường như đó là một nỗi niềm mang vị chua xót, nghẹn ngào lẫn yêu thương.

Lời thơ giản dị, đậm chất văn xuôi. Người đọc như đang lạc vào một câu chuyện cổ tích về tuổi thơ của người cháu. Ở đây, bà là một bà tiên, luôn gắn bó, chăm sóc, che chở về cả tinh thần lẫn vật chất cho cháu. Tình yêu thương của bà, tấm lòng nhân hậu của bà như xua tan đi bao đau thương, bao khổ cực chiến tranh. Khổ thơ đã trở thành một trong những khổ thơ gây xúc động lòng người trong cả bài thơ.

Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa (mẫu 5)

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt - Dàn ý chi tiếtHình ảnh người bà thầm lặng, từng ngày từng giờ nhen nhóm ngọn lửa để sưởi ấm trái tim người cháu yêu thương!

Người bà hiện lên với hình ảnh chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc. Bà vẫn âm thầm với khói bếp hun nhèm mắt cháu mà đem tấm lòng già cả của mình, nuôi dưỡng cháu hay cũng chính là mầm non tương lai của đất nước để mong phát triển dân tộc. Đến những khổ thơ tiếp theo, người bà hiện lên qua lời kể của đứa cháu về những kỉ niệm một thời khi cháu còn nhỏ. Bà giống như người mẹ hiền đã nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo ban cháu từng ngày. Có lẽ nỗi nhớ mong da diết và sự thiếu thốn tình cảm của bố mẹ khi xa nhà đã vơi bớt phần nào khi có sự đùm bọc, yêu thương che chở của người bà. Bà cũng là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Khi dặn cháu bố có gọi về chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

Vậy là bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nỗi đau và những cơ cực túng thiếu bà đã ghim lại trong lòng mình để làm hậu phương vững chắc nơi tiền tuyến. Bà mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, sẵn sàng hi sinh mọi nỗi thống khổ của tình riêng để đặt tình chung lên trên, đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của lòng yêu tổ quốc, yêu kháng chiến và cách mạng đó ư. Bằng việt dường như đã thổi đến tâm hồn người đọc sức mạnh của lòng yêu nước, sự can đảm và hi sinh lớn lao qua hình tượng người bà. Càng về cuối, nỗi xúc động dâng trào lên càng tha thiết mãnh liệt khiến cho hình ảnh người bà hiện lên càng chân thực và sống động hơn bao giờ hết, làm điểm sáng của toàn bộ bài thơ với những hành động và phẩm chất tuyệt đẹp. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người khiến cho ngọn lửa ấy cháy sáng bất diệt. Chính bà đã nhóm lên ngọn lửa ấm áp của thực tại, nhưng hơn hết bà cũng nhóm lên ngọn lửa của yêu thương hồng lên để sưởi ấm cháu trong những phút yếu lòng, luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng, nối kết tình cảm đoàn kết với tình làng nghĩa xóm.

Như vậy, trái tim của bà chính là ngọn lửa của niềm tin, của chiến thắng của những tình cảm yêu thương và những kỉ niệm ấu thơ làm hành trang nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài sau này. Để rồi dù có đi xa, có khói trăm tàu, có điện trăm nhà thì cháu vẫn khôn nguôi nhắc nhở “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa (mẫu 6)

Gia đình là cái nôi êm, tổ ấm, là điểm tựa vững chắc của mỗi người. Vì lẽ đó mà tình cảm gia đình đã chẳng còn xa lạ trong thơ ca Việt Nam từ muôn đời. Cũng như bao nhà thơ khác, Bằng Việt đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm chân thành của mình với người bà đáng kính qua bài thơ "Bếp lửa". Đây là một trong những bài thơ rất hay và cảm động về tình cảm bà cháu và những năm tháng sống bên bà mà khổ thơ thứ hai đã bày tỏ được những kí ức tuổi thơ năm lên bốn tuổi. Đọc thơ ta như được sưởi ấm cùng Bằng Việt hơi lửa ấm áp của tình người giàu ân nghĩa, cao đẹp.

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

………………………..……………

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Bài thơ "Bếp lửa" được viết năm 1963 khi ấy Bằng Việt đang du học ngành luật ở nước ngoài. Bài thơ chính là lời tâm tình thủ thỉ nhẹ nhàng của đứa cháu ở nơi xa hướng về bà cũng nỗi nhớ quê hương, gia đình khắc khoải. Chiều sâu của nỗi nhớ nằm trong dòng kí ức của tuổi thơ và một tuổi thơ không mấy may mắn và rực rỡ là năm lên bốn tuổi:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói"

Kí ức năm lên bốn tuổi hiện về trong hình ảnh của làn khói rồi khói hun. Đó là dấu ấn về cuộc sống của hai bà cháu trong những năm tháng ngày xưa ấy. Cũng trong hình ảnh làn khói mờ ảo là tình cảm khi tỏ, khi mờ, lúc da diết khi thì bâng khuâng. Tuổi thơ ấy không phải nhuộm một sắc hồng viên mãn mà là những ngày tháng của cái đói rình rập:

"Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy"

Hình ảnh của bố – trụ cột gia đình hiện lên đầy xót xa: khô rạc ngựa gầy. Bố đang cố gắng gượng mình bươn trải cho cuộc sống gia đình nhưng có cố gắng đến mức héo mòn sức sống thì vẫn không đủ chăm lo chu toàn được cho cả gia đình. Dường như lời thơ đang hướng ta về với nạn đói năm 1945. Cái đói dai dẳng, đeo bám đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người. Tuổi thơ ấy, nhà thơ đã phải chứng kiến một viễn cảnh nhuốm màu bi thương, khốn khổ. Đến đây giọng thơ như đang trĩu xuống làm nôn nao lòng người. Đọc thơ thôi sẽ một ai đó thấy nghẹn ngào và cũng sẽ có ai đó đã phải rơi lệ. Tất cả là một nỗi đau, một tuổi thơ thăng trầm chứ không náo nhiệt, vui nhộn như mọi người từng nghĩ. Phải chăng kí ức, kỉ niệm quá sâu đậm để đến tận bây giờ khi nghĩ đến chính nhà thơ cũng còn phải thấy nghẹn lòng:

"Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Ngôn ngữ thơ mộc mạc đã lay động tâm can, khắc sâu vào lòng người về một quãng thời gian đầy khó khăn, nhọc nhằn. Mùi khói từ bếp lửa của bà đã khơi dậy trong lòng người cháu những năm tháng không thể nào quên. Nơi đây tuy khốn khó nhưng lại đầy ắp tình cảm yêu thương của bà:

Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương

Dù da dẻ khô đi tấm lòng không hẹp lại

Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi

Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm

Giọng thơ tha thiết, trìu mến, trầm lắng tác giả đã kể cho ta nghe về kỉ niệm năm lên bốn tuổi của mình cùng những hình ảnh không thể nào quên. Đọc thơ, có một chút nghẹn ngào pha thêm sự xót xa đau đớn.

Phân tích khổ 2 bài Bếp lửa (mẫu 7)

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đang ở nước ngoài, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của cháu đối với bà, với gia đình, quê hương.

Hình ảnh bếp lửa như khơi dạy toàn bộ hình ảnh của một tuổi thơ đầy gian khổ, khó nhọc của tác giả bên người bà của mình. Có thể nói “bếp lửa’ đã khơi nguồn cảm xúc về bà, những kỉ niệm như sống dậy:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.”

“Đói mòn đói mỏi” là một câu thành ngữ, gợi về một cái đói kéo dài khiến con người ta kiệt quệ. Những vần thơ như một thước phim tái hiện khoảng thời gian ấu thơ của cháu có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Bao kỉ niệm ùa về, lay động lòng người:

“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Mùi khói bếp cay nồng như đọng lại, mới ngày hôm qua. Nó nhấn mạnh xoáy sâu vào tiềm thức nhà thơ. Đọc thơ mà ta cũng thấy cay cay nơi đầu mũi. Từ trong sương khói mịt mờ của tuổi nhi đồng, “ bếp lửa” đã thổi bùng kỉ niệm của tuổi thiếu niên khi đất nước còn trong cảnh chiến tranh.

Chính mùi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?

Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa (mẫu 9)

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

Thành công nổi bật đầu tiên của Bằng Việt là Bài thơ Bếp lửa (1963). Đó là một bài thơ viết về tình bà cháu, tình gia đình gắn liền với tình quê hương đất nước. Tuổi thơ khó nhọc gian nan cháu bên bà, là những gì mà đã đi cùng cháu đến suốt quãng đời trưởng thành con lại, nhưng những hình ảnh đẹp đẽ, tình thương bà da diết không ngăn nổi những ký ức ùa về:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay!"

Dường như tuổi thơ đầy gian khổ đã ăn sâu và trở thành một nỗi ám ảnh trong tâm trí của tác giả. Nhớ về những tháng ngày thơ ấu bên bà, tác giả như cảm nhận được mùi khói vẫn còn đang hăng nồng bên sống mũi. Cái mùi khói bếp ấy, mùi khói quen thuộc mà cháu đã được chịu đựng từ khi cháu lên bốn, mùi khói đã từng hun nhèm đôi mắt của cháu ngày xưa, mùi khói cay, khét vì củi ướt, ví sương nhiều và giá lạnh.

Mùi khói ấy đâu chỉ do ngọn lửa bập bùng từ bếp của bà, mà đó còn là mùi khói của bom đạn, của chiến tranh, là niềm đau, nỗi cơ cực, là những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời của hai bà cháu nói riêng và những người dân Việt Nam nói chung trong những năm kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, gian lao.

Tuổi thơ ấy thật gian khổ, nhọc nhằn và vất vả. Tuổi thơ ấy có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Cụm từ "đói mòn đói mỏi" đã diễn tả xúc động về cái khổ của con người, của cuộc sống trong thời kì đó. Ta chợt nhớ đến lời thơ của Tố Hữu miêu tả tình cảnh nhân dân ta ngày ấy:

"Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

Mẹ đợ con đấu khóc cầm hơi

Kiếp người cơm vãi cơm vãi rơi

Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi".

Nỗi khổ ấy đã được cụ thể hóa, hình tượng hóa bằng những chi tiết gợi tả:

"Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy"

Bút pháp kể, tả đan lồng vào nhau gây xúc động lòng người. câu thơ vừa miêu tả cái biểu hiện đáng sợ của "giặc đói", vừa là nguyên nhân khiến đứa cháu phải sống với bà. Cái đói, cái nghèo lan tràn khắp thôn xóm khiến người bố phải lên thành thị đánh xe cùng với con người gầy rạc đi vì không đủ ăn, bỏ lại đứa con thơ cho người đàn bà yêu thương, chăm sóc.

Cảm nhận về nỗi vất vả, đói khổ của tuổi thơ ấu, kỉ niệm như vẫn còn nguyên, tác giả không thể nào quên:

"Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!"

Cái cay, cái xót của cuộc sống đói khổ, cơ cực thầm đến lồng xương, ống máu để đến bây giờ, hơn mười năm sau nghĩ lại, cái cảm giác "cay" ấy vẫn còn nguyên vẹn nơi cánh mũi. Cái cay nơi sống mũi cứ lan tỏa, triền miên trong tâm hồn người cháu. Dường như đó là một nỗi niềm mang vị chua xót, nghẹn ngào lẫn yêu thương.

Lời thơ giản dị, đậm chất văn xuôi. Người đọc như đang lạc vào một câu chuyện cổ tích về tuổi thơ của người cháu. Ở đây, bà là một bà tiên, luôn gắn bó, chăm sóc, che chở về cả tinh thần lẫn vật chất cho cháu. Tình yêu thương của bà, tấm lòng nhân hậu của bà như xua tan đi bao đau thưong, bao khổ cực chiến tranh. Khổ thơ đã trở thành một trong những khổ thơ gây xúc động lòng người trong cả bài thơ.

Bài viết liên quan

211 lượt xem