Đề thi thử THPT QG môn Văn năm 2021 Đề 18
-
23806 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa. Không phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.
Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hàng đánh võng lạng lách vượt ấu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đên luật giao thông. Những kẻ đầu óc trổng rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm...
Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tiếc thay đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15-19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Đó là lực lượng lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và phồn vinh cho gia đình và xã hội.
Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng người Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.
Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!
(Võ Thị Hảo, nguồn Vietnamnet.vn)
Câu 1. Đặt tên cho nhan đề của văn bản, nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng.
Câu 1.
- Đặt nhan đề cho văn bản, cần chú ý nêu được đề tài hoặc chủ đề của văn bản đó một cách ngắn gọn bằng một từ hoặc cụm từ.
Thông thường, nếu là văn bản nghệ thuật, có thể chọn đề tài, nhân vật truyện hoặc cảm hứng thơ làm nhan đề. Nếu là văn bản chính luận/báo chí, có thể lấy vấn đề, chủ đề hoặc luận điểm để làm nhan đề.
Gợi ý nhan đề cho văn bản:
+ Cần một chiến dịch truyền thông để giảm bớt những “lưỡi hái tử thần”
+ Làm sao để giảm thiểu tai nạn giao thông
+ Hành động vì một môi trường giao thông an toàn
+...
- Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa. Không phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.
Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hàng đánh võng lạng lách vượt ấu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đên luật giao thông. Những kẻ đầu óc trổng rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm...
Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tiếc thay đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15-19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Đó là lực lượng lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và phồn vinh cho gia đình và xã hội.
Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng người Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.
Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!
(Võ Thị Hảo, nguồn Vietnamnet.vn)
Câu 2. Vì sao, tác giả cho rằng: “Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa?”
Câu 2.
Tác giả cho rằng: Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa bởi vì:
+ Thần chết - ý nói đến cái chết - không phân biệt người tốt, kẻ xấu mà có thể cướp đi mạng sống của bất kỳ ai đó trên đường.
+ Những kẻ lạng lách đánh võng trên đường có thể gây ra tai nạn cho những người tham gia giao thông nghiêm túc, có trách nhiệm.
+ Trong khi, những kẻ thiếu ý thức lại có thể vẫn bình yên để tiếp tục đi gây ra tai họa cho những người khác.
Câu 3:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa. Không phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.
Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hàng đánh võng lạng lách vượt ấu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đên luật giao thông. Những kẻ đầu óc trổng rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm...
Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tiếc thay đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15-19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Đó là lực lượng lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và phồn vinh cho gia đình và xã hội.
Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng người Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.
Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!
(Võ Thị Hảo, nguồn Vietnamnet.vn)
Câu 3. Theo anh/chị, an toàn giao thông có tác động như thế nào đến quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới?
Câu 3.
An toàn giao thông có tác động lớn đến quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới:
+ Xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và an toàn, là điểm đến phù hợp cho mọi công dân trên thế giới.
+ An toàn giao thông cũng là một biểu hiện của những phẩm chất, trí tuệ và sự văn minh: cẩn thận, quý trọng con người, tự giác, ý thức và có trách nhiệm,... Đó là những tố chất quan trọng để bạn bè thế giới tìm đến Việt Nam đầu tư, du lịch và kết bạn.
Câu 4:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa. Không phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.
Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hàng đánh võng lạng lách vượt ấu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đên luật giao thông. Những kẻ đầu óc trổng rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm...
Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tiếc thay đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15-19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Đó là lực lượng lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và phồn vinh cho gia đình và xã hội.
Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng người Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.
Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!
(Võ Thị Hảo, nguồn Vietnamnet.vn)
Câu 4. Theo anh/chị, cần làm gì để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!
Câu 4.
Thí sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
- Nội dung: trình bày giải pháp, đề xuất cá nhân để giảm thiểu tình trạng “lưỡi hái tử thần nghênh ngang trên phố” và bàn luận ngắn gọn về những giải pháp đó.
- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8-10 dòng, diễn đạt mạch lạc.
Gợi ý:
Để những lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên phố thì điều quan trọng bậc nhất là phải nâng cao được ý thức của những con người ngồi trên phương tiện tham gia giao thông để họ không còn đồng hành với thần chết. Không còn vừa say vừa lái xe, không còn lạng lách, không còn mất tập trung khi điều khiển phương tiện, không còn vượt quá tốc độ cho phép. Tất cả sẽ giúp tai nạn giao thông bị đẩy lùi. Bên cạnh đó, sự kiểm soát chặt chẽ và tích cực tuyên truyền của nhà nước cũng có vai trò quan trọng. Một điều không thể thiếu đó là sự đồng bộ của nền tảng giao thông và đảm bảo chất lượng của phương tiện giao thông cũng là một giải pháp quan trọng. An toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi cá nhân là vì thế!
Câu 5:
LÀM VĂN
Câu 1. Trình bày suy nghĩ về quan điểm: Nâng cao ý thức trong tham gia giao thông - tiêu chuẩn của con người văn minh, đô thị văn minh, đất nước văn minh.
Câu 1.
- Yêu cầu chung:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thế hiện được quan điếm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
- Nêu từ khóa: Nâng cao ý thức trong tham gia giao thông – tiêu chuẩn của con người văn minh, đô thị văn minh, đất nước văn minh. |
Giải thích |
- Ý thức tham gia giao thông là trách nhiệm và cách thức của mỗi người khi điều khiển và sử dụng các phương tiện giao thông. |
|
Phân tích |
- Thực trạng ý thức tham gia giao thông của người Việt như thế nào? + Những năm gần đây, ý thức tham gia giao thông của người Việt có nâng lên đáng kể so với trước (dẫn chứng). + Tỷ lệ tai nạn giao thông có giảm, nhưng vẫn còn cao, vẫn có những trường hợp tai nạn giao thông đau lòng xảy ra, xuất phát từ ý thức tham gia của người điều khiển phương tiện. - Vì sao nâng cao ý thức trong tham gia giao thông là tiêu chuẩn của con người văn minh, đô thỉ văn minh, đất nước văn minh? + Vì ý thức khi tham gia giao thông là kết quả của nền giáo dục tốt, là biểu hiện của những con người có trách nhiệm, quý trọng tính mạng con người và có tri thức. + Vì nâng cao ý thức tham gia giao thông cần có sự đồng tâm của tất cả thành viên trong một cộng đồng. + Vì khi giao thông an toàn, hình ảnh của con người, đô thị hay đất nước đó sẽ bình yên và đẹp đẽ hơn trong mắt của bạn bè quốc tế. |
|
Phản biện |
- Ý thức tham gia tốt nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém vẫn không thể đảm bảo hình ảnh của cộng đồng văn minh + Thực tế cho thấy, ý thức tham gia giao thông mới chính là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thương tâm. + Nâng cao ý thức phải được kết hợp với nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Tham gia giao thông có trách nhiệm. |
Câu 6:
Câu 2. Có ý kiến cho rằng hình tượng người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa chính là “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” mà nhà văn cất công tìm kiếm. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 2.
- Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ.
- Văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ, nhiều những khám phá mới mẻ, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Chiếc thuyền ngoài xa - Dạng bài: Phân tích - Yêu cầu: Thông qua việc phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài, người viết làm sáng rõ ý kiến bàn luận: người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa chính là “hạt ngọc ấn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” mà nhà văn cất công tìm kiêm. |
|||
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM |
|||
KIẾN THỨC |
HỆ THỐNG Ý |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
ĐIỂM |
CHUNG |
Giới thiệu tác giả - tác phẩm |
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là gương mặt nhà văn tiêu biểu trong văn học giai đoạn chống Mỹ và sau giải phóng. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đôi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự. Ngòi bút ấy giàu trách nhiệm, giàu suy tư, trăn trở và khám phá. - Chiếc thuyền ngoài xa được in lần đầu trong tập Bến quê, sau được tác giả lây làm tên chung cho cả tập truyện ngắn từ truyện Bức tranh trở đi, in năm 1987. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn rất tiêu biểu trong văn nghiệp của Nguyên Minh Châu, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai - hậu chiến tranh. |
0.5 |
TRỌNG TÂM |
Giải thích ý kiến |
- Hình tượng người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa chính là “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” mà nhà văn cất công tìm kiếm. + Hạt ngọc ẩn giàu trong bề sâu tâm hồn con người: Để chỉ vẻ đẹp tâm hồn, điều làm nên giá trị của một con người + Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài: vẻ đẹp tâm hồn được giấu kín bởi vẻ ngoài lấm láp, thô kệch xấu xí + Vẻ đẹp ấy nếu không đi sâu, khám phá sẽ không bao giờ thấy được, cảm nhận được. |
1.5 |
Phân tích làm sáng tỏ ý kiến |
Những nỗi thống khổ của người đàn bà hàng chài - Ngoại hình xấu xí: “Người đàn bà chạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn và vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ”. - Vòng luẩn quẩn của cái nghèo đói, đông con bám riết: + Có những ngày biển động, gia đình đó đã phải ăn món xương rồng luộc chấm muối cả tháng trời. Cái thứ thức ăn mà đến cả vật còn chê. Đó không chỉ là nỗi khổ đau về vật chất, mà hệ lụy của nó còn tai hại không ngờ. Cái nghèo đói khiến người chồng trở nên cục cằn thô lỗ. Cái nghèo khiến những đứa con phải chịu món ăn khủng khiếp ròng rã, ngày này tháng nọ. + Nỗi khổ thứ hai bám riết gia đình người đàn bà hàng chài chính là đông con, với những gia đình ngư dân, nhà nào cũng một sắp con trên dưới mười đứa. Ta có thể tưởng tượng cảnh trên con thuyền lưới vó chật chội, bầy con nheo nhóc, công việc thì cực nhọc, lại thêm bụng mang dạ chửa. - Bạo hành gia đình diễn ra thường xuyên: Nỗi khổ thứ ba với người đàn bà hàng chài chính là nỗi khổ từ nạn bạo hành. Người đàn bà bị đánh đập từ chính người mình yêu thương và hết mực mang ơn. Vẻ đẹp toả sáng của người đàn bà hàng chài: - Lòng bao dung, nhân ái, vị tha: + Nếu như cả Phác, Đẩu, Phùng đều nhìn người đàn ông hàng chài với một thái độ hằn học, căm phẫn, đều chung quan điểm, đó là một kẻ vũ phu, tàn nhẫn... thì với người đàn bà, chị đã nhìn chồng mình như một nạn nhân của đói nghèo. + Chị nhận hết phần thua thiệt về mình, nhận hết trách nhiệm về mình, trong suốt câu chuyện dài dằng dặc của đời mình người đàn bà không tỏ ra oán giận. - Sự thấu hiểu lẽ đời: + Với người đàn bà hàng chài, ẩn đằng sau lớp vỏ thất học, lam lũ kia, chị lại là người phụ nữ rất thấu hiểu lẽ đời. + Trong vai “chị”, người đàn bà sắc sảo ấy đã làm thay đổi nhận thức một chiều của Phùng và Đẩu. Chị lên án họ vì thiếu sự đồng cảm, thiếu cái nhìn khách quan. - Đức hi sinh - lòng thương con vô bờ bến + Tình thương con ở người mẹ ấy sâu sắc đáng ngưỡng mộ. Vì thương con mà chị quặn lòng gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại nó. Vì thương con và để tránh sự tổn thương cho những tâm hồn con trẻ nên chị đã bảo lão chồng “có đánh thì đưa tôi lên bờ mà đánh + Chị luôn nhìn về các con, lấy các con làm điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần để sống. |
1.5 |
|
Bàn luận |
- Khẳng định: Nhân vật người đàn bà hàng chài chính là hạt ngọc lấp lánh, là viên ngọc ấn giấu sau lớp bề ngoài lấm láp của cuộc sống - Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật. Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người. |
0.5 |
Bài làm mẫu:
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn tiêu biểu với rất nhiều các tác phẩm được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và hậu chiến tranh. Như lời đánh giá của nhà văn Nguyễn Khải “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nên văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”. Ông đã để cho lớp người đi sau một tác phẩm rất đặc sắc mang tên Chiếc thuyền ngoài xa với nguồn cảm hứng vô tận và những bài học từ cuộc sống. Nhân vật trung tâm cho câu chuyện của ông chính là người đàn bà hàng chài - người phụ nữ xuất hiện thật lem luốc, xấu xí, nhưng ẩn sâu trong bề ngoài lấm láp đó là cái lấp lánh của vẻ đẹp tâm hồn. Chính vì vậy mà đã có ý kiến cho rằng: Hình tượng người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa chính là “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” mà nhà văn cất công tìm kiếm.
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là gương mặt nhà văn tiêu biểu trong văn học giai đoạn chống Mỹ và sau giải phóng. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đối mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự. Ngòi bút ấy giàu trách nhiệm, giàu suy tư, trăn trở và khám phá. Chiếc thuyền ngoài xa được in lần đâu trong tập Bến quê, sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tập truyện ngắn từ truyện Bức tranh trở đi, in năm 1987. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn rất tiêu biểu trong văn nghiệp của Nguyên Minh Châu, đông thời cũng là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai - hậu chiến tranh.
Hình tượng người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa chính là “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” mà nhà văn cất công tìm kiếm. Có thể hiểu “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” để chỉ vẻ đẹp tâm hồn, điều làm nên giá trị của một con người, vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài, đó không phải là vẻ đẹp của ngoại hình, mà là vẻ đẹp tâm hồn được giấu kín bởi vẻ ngoài lấm láp, thô kệch xấu xí. Vẻ đẹp ấy nếu không đi sâu, khám phá sẽ không bao giờ thấy được, cảm nhận được.
Người đàn bà hiện lên trong câu chuyện của nhiếp ảnh gia Phùng là một người đầy nhọc nhằn, lam lũ. Chị là hiện thân của những thống khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới. Nguyễn Minh Châu với những nét vẽ tinh tế đã phác họa nên một hình ảnh giàu sức gợi “Người đàn bà chạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Đối với một người phụ nữ, ngoại hình xấu xí cũng là một bất hạnh. Bởi hệ lụy của nó khiến cho cuộc đời người đàn bà hàng chài thêm bao cơ cực. Vì vốn dĩ người đàn bà ấy sinh ra trong một gia đình khá giả ở đất liền, rõ ràng cái cơ cực của bà nó đến khi bà lập gia đình. Còn trước đó, ắt hẳn cuộc đời người đàn bà dễ chịu hơn rất nhiều. Nhưng vì khuôn mặt rỗ chằng chịt sau một bận lên đậu mùa, nên trai trong phố không ai lấy. Lẽ vì thế, nên người đàn bà luôn thầm biết ơn người con trai hàng chài đã lấy mình. Cho mình được làm vợ, làm mẹ. Nhưng đồng thời với đó, cái khắc nghiệt của cuộc đời mới ập xuống.
Đời người đàn bà hàng chài ấy chìm trong cái vòng luẩn quẩn của cái nghèo đói, đông con bám riết. Nỗi khổ trực tiếp, là nguyên nhân chính cho bao xung đột, khổ đau với người đàn bà hàng chài chính là nghèo đói. Cái nghèo nó bám riết từ khi đất nước còn chiến tranh đến khi đất nước đã yên bóng giặc. Có những ngày biển động, gia đình đó đã phải ăn món xương rồng luộc chấm muối cả tháng trời. Cái thứ thức ăn mà đến cả vật còn chê. Đó không chỉ là nỗi khổ đau về vật chất, mà hệ lụy của nó còn tai hại không ngờ. Cái nghèo đói khiến người chồng trở nên cục cằn thô lỗ. Cái nghèo khiến những đứa con phải chịu món ăn khủng khiếp ròng rã, ngày này tháng nọ. Và tất cả những khó chịu ấy, nỗi đau ấy, người đàn bà phải hứng chịu gấp đôi so với những thành viên còn lại. Bởi, khi túng quẫn, người chông đã trút sự bế tắc vào lưng vợ. Và có người mẹ nào, nhìn thấy những đứa con đói khát lại cam tâm.
Nỗi khổ thứ hai bám riết gia đình người đàn bà hàng chài chính là đông con, với những gia đình ngư dân, nhà nào cũng một sắp con trên dưới 10 đứa. Ta có thể tưởng tượng cảnh trên con thuyền lưới vó chật chội, bầy con nheo nhóc, công việc thì cực nhọc, lại thêm bụng mang dạ chửa. Chưa kể, như ông cha ta từng nói: “người chửa là cửa mả”, thêm điều kiện thiếu thốn, những lần sinh nở là chạm đến lưỡi hái tử thần. Hơn nữa, thêm một đứa con là gia đình phải gánh thêm một miệng ăn.
Nỗi khố thứ ba với người đàn bà hàng chài chính là nỗi khổ từ nạn bạo hành. Người đàn bà bị đánh đập từ chính người mình yêu thương và hết mực mang ơn. Cho nên, không chỉ gây nên nỗi đau đớn về mặt thể xác, nỗi đau về mặt tinh thần lại càng thêm nặng nề. Hơn nữa, mỗi lần cảnh bạo hành diễn ra, tố ấm lại thêm một lần lung lay, rạn vỡ, nhưng đứa con lại thêm những rạn nứt tâm hồn, tuổi thơ bị hủy hoại.
Những nỗi khổ kể trên là phần ngoài, là hiện thân lấm láp vây bọc lấy chị, nhưng ẩn sâu bên trong là vẻ đẹp toả sáng. Trước hết là vẻ đẹp của lòng bao dung, nhân ái và vị tha. Nếu như cả Phác, Đẩu, Phùng đều nhìn người đàn ông hàng chài với một thái độ hằn học, căm phẫn, đều chung quan điểm, đó là một kẻ vũ phu, tàn nhẫn... thì với người đàn bà, chị đã nhìn chồng mình như một nạn nhân của đói nghèo. Trước đây, chồng chị chưa bao giờ đánh chị, là người đàn ông hiền lành cục tính. Người đàn ông ấy đã từ chối đi lính cho Ngụy, từ chối chĩa mũi súng vào đồng bào mình, ắt hẳn không thể là người xấu. Hơn thế nữa, trên thuyền cũng có lúc vợ chồng hòa thuận, vui vẻ. Người phụ nữ ấy nhận hết phần thua thiệt về mình, nhận hết trách nhiệm về mình. Chị nhận mình là kẻ không nhan sắc: “từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu xí”. Nhận mình khổ là do đẻ nhiều: “cũng tại đàn bà ở thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá”. Với chồng, trong suốt câu chuyện dài dằng dặc của đời mình người đàn bà không tỏ ra oán giận.
Ẩn đằng sau lóp vỏ thất học, lam lũ kia, người đàn hàng chài hiện lên là người phụ nữ rất thấu hiểu lẽ đời. Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một tình huống độc đáo, là lúc người đàn bà đột ngột thay đổi cách xưng hô từ “con” thành “chị”. Sự thay đổi ngôi thứ này khiến cho Phùng và Đẩu không khỏi ngạc nhiên. Có thể nói đây là “cuộc cách mạng trong xưng hô của người đàn bà”; và sau đó làm nên “cuộc cách mạng trong nhận thức” của Phùng và Đẩu (chữ dùng của GS. Nguyễn Đăng Mạnh). Trong vai “chị”, người đàn bà sắc sảo ấy đã làm thay đổi nhận thức một chiều của Phùng và Đẩu. Chị lên án họ vì thiếu sự đồng cảm, thiếu cái nhìn khách quan. Không thể bỏ chồng dù hắn tàn bạo cũng bởi vì chị hiểu thế nào là “nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”; người đàn ông là trụ cột của gia đình; sẽ như thế nào nếu bi kịch ly hôn xảy ra? Chị và sắp nhỏ sẽ sống như thế nào khi không có người đàn ông đê chèo chông khi phong ba”; không có người đàn ông khoẻ mạnh, biết nghề, làm ăn nuôi con thì cuộc sống của người phụ nữ và đàn con sẽ như thế nào giữa đại dương của số phận? Rõ ràng Phùng và Đẩu là những kẻ có học, nhưng các anh còn thiếu vốn sống, thiếu sự từng trải. Chính điều này đã mang đến sự đánh giá, nhìn nhận thiếu khách quan, thiếu sự cảm thông.
Và cuối cùng, vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn người đàn bà hàng chài hiện lên qua tình yêu thương con vô bờ bến, người phụ nữ truyền thống ấy luôn quan niệm: lấy chồng thì phải theo chồng rồi nuôi cho con khôn lớn. Chị chấp nhận tất cả vì con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”. Tình thương con ở người mẹ ấy sâu sắc đáng ngưỡng mộ. Vì thương con mà chị quặn lòng gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại nó. Vì thương con và để tránh sự tổn thương cho những tâm hồn con trẻ nên chị đã bảo lão chồng có đánh thì “đưa tôi lên bờ mà đánh”. Tình thương con ấy không chỉ gắn liền với cảm xúc, tình cảm mà còn gắn liền với lý trí và trách nhiệm của một người mẹ. Chị luôn nhìn về các con, lấy các con làm điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần để sống. Khi nhắc đến con, mắt chị sáng lên niềm vui và hạnh phúc. Câu trả lời của chị cũng đầy vẻ tự hào: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...”. Chị đã lấy những niềm vui bé nhỏ góp nhặt trong cuộc đời để khỏa lấp niềm đau, lấy niềm tin để vá vết thương đời cay cực.
Khép những trang sách kể về cuộc đời một người đàn bà vô danh trên vùng biển, nhưng dư âm của câu chuyện vân cứ day dứt, ám ảnh người đọc. Phải chăng sau câu chuyện rất buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự can đảm và tấm lòng bao dung của người phụ nữ? Đó không phải là vẻ đẹp chói chang, hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường.