Đề 8
-
4336 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
(Trích “Nhớ con sông quên hương” – Tế Hanh)
Thực hiện các yêu cầu:
Đoạn trích trên viết theo thể thơ nào?
Câu 2:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Sống phải biết trân trọng từng phút giây
Bởi hững hờ trong chốc lát mà thôi
Sẽ để ta ân hận cả cuộc đời
Mọi hối tiếc, ân hận thời vô nghĩa
Sống phải biết quan tâm và san sẻ
Bỏ ngoài tai lời mai mỉa khinh thường
Mở tấm long cho nhận những tình thương
Và đứng lên kiên cường khi gục ngã
Sống phải biết còn bao người lận đận
Nên khổ sầu đừng khóc hận oán than
Chớ so bì người khó kẻ giàu sang
Không cần cù nào ai mang ban tặng
Sống phải biết để tâm hồn bình lặng
Được ấm no là may mắn hơn người
Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi
Nghĩ giản đơn cho cuộc đời hương vị
(Nguồn: Tùng Trần 2019, 101 bài thơ hay về cuộc sống khuyên nhau sống tốt html)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 3:
Chỉ ra những hình ảnh trong đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của dòng sông.
Câu 4:
Tác dụng của phép điệp:
-Nhấn mạnh những quan điểm sống sâu sắc của tác giả: Trân trọng từng phút giây, biết quan tâm và san sẻ, không so bì đố kị, sống lạc quan...
-Tạo giọng điệu trữ tình sâu lắng, nhạc điệu sôi nổi, thiết tha.Câu 5:
Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ:
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
- Hai câu thơ khẳng định vị trí của dòng sông quê trong trái tim nhà thơ, dòng sông là nơi lưu giữ những kỉ niệm.
- Qua đó, thể hiện lòng yêu nước thiết tha.Câu 6:
Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:
Sống phải biết còn bao người lận đận
Nên khổ sầu đừng khóc hận oán than
Chớ so bì người khó kẻ giàu sang
Không cần cù nào ai mang ban tặng
Nội dung các dòng thơ:
-Cuộc sống của mỗi người muôn màu muôn vẻ, khi vui vẻ hạnh phúc, lúc buồn đau thất vọng. Vì vậy không được so bì, oán thán, hãy tạo ra cuộc sống tốt đẹp bằng chính sức lực của bản thân.
-Hướng người đọc đến việc giữ cho tâm hồn luôn bình lặng, tạo nên niềm tin, sự đồng cảm và chủ động cuộc sống.Câu 7:
- Nhà thơ luôn đau đáu nỗi nhớ về quê hương, nhất là dòng sông gắn liền với tuổi thơ trong trẻo, tuổi thanh xuân tươi mới. Với giọng thơ sôi nổi, đan xen những xúc cảm hoài niệm, hồi tưởng nhà thơ đã mang tới cho độc giả một bức tranh sông quê vừa chân thực lại vô cùng sống động.
Câu 8:
Lời khuyên: . Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh chị.
Ý nghĩa và lời khuyên:
-Dòng thơ: Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi là quan niệm sống lạc quan của nhà thơ.
-Giúp ta nhận thức được sự tồn tại song hành của niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống; từ đó có niềm lạc quan vào cuộc sống, nước mắt nhường chỗ cho nụ cười, tạo động lực vượt qua những khó khăn thử thách.Câu 9:
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương đất nước.
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu chung
Hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Nội dung.
a. Nêu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương đất nước
b. Giải thích:
- Quê hương đát nước là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, là mảnh đất mà ta từng gắn bó.
- Mỗi cá nhân, không phân biệt tuổi tác, địa vị hay tôn giáo, cần có trách nhiệm với quê hương đất nước.
c. Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau:
- Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
- Trách nhiệm giữ gìn nền độc lập
- Tích cực xây dựng đất nước giàu đẹp, vững mạnh
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác -> cần lên án
a. Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân với quê hương đất nước.
- Liên hệ bản thânCâu 10:
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh tình thương của con người trong cuộc sống.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: sức mạnh tình thương của con người trong cuộc sống.
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về sức mạnh tình thương của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:
-Trong cuộc sống của con người luôn cần có những tình thương giữa con người với con người với nhau. Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi vật xung quanh.
- Ý nghĩa sức mạnh của tình yêu thương:
+ Tình yêu thương sẽ sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
+Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
+ Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
- Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được giá trị sức mạnh của tình yêu thương. Tuổi trẻ cần học tập và rèn luyện, có lòng nhân ái, vị tha, biết đấu tranh với cái ác, cái xấu…
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.Câu 11:
Cho đoạn trích sau:
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.30)
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo mà nhà văn Kim Lân gửi gắm qua nhân vật.
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Đầy đủ bố cục 3 phần:
- Mở bài: Nêu đúng vấn đề cần nghị luận:
+ Đoạn trích sáng hôm sau đêm tân hôn trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân
+ Qua đó, thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn
Kết bài: Khẳng định lại vấn đềKhái quát về tác giả, tác phẩm
● Tác giả:
- Kim Lân là một trong những cây bút chuyên viết truyện ngắn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Chủ yếu viết về đề tài người nông dân và nông thông Việt Nam trước CM.
- Là một minh chứng cho quan điểm “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.
- Nhà văn Nguyên Hồng nhận xét về Kim Lân: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất và người, với những thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”.
● Tác phẩm:
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền thân là cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được sáng tác ngay sau CM nhưng còn dang dở và mất bản thảo
- Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (năm 1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn “Nhặt vợ”.
Đổi tên thành “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” (1962)Khái quát nội dung
- Ý nghĩa nhan đề:
+ “Vợ” là chuyện thiêng liêng, hệ trọng
+ “nhặt” gợi cái tầm thường, rẻ rúm
-> Nhan đề đã:
+ Tạo ấn tượng cho người đọc về nạn đói khủng khiếp
+ Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít
+ Niềm tin của nhà văn vào phẩm chất những người dân lao động lúc bấy giờ.
- Tình huống truyện: Tràng nhặt được vợ giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói
-> Tình huống truyện độc đáo, éo le, đầy thương cảm, thể hiện ngòi bút Kim Lân
-> Sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng của người trong và ngoài cuộcCảm nhận đoạn trích: Tràng trong buổi sáng hôm sau
- Khái quát nội dung đoạn trích trước đó để thấy được sự thay đối trong tâm trạng của Tràng khi có vợ.
+ Hắn bất ngờ cứ tưởng mình đang mơ, thế nên tâm trạng lơ lửng một cách êm ái vì giấc mơ ấy thật đẹp “trong người êm ái ửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”.
+ Việc hắn cớ vợ đến giờ hắn vẫn ngỡ như không phải
Tâm trạng rất thật của Tràng, đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ: xã hội thực dân, cái đói, cái khổ đã khiến cho người nông dân không dám tin vào hạnh phúc, dù hạnh phúc ở trong tầm tay.+ Trong lòng có điều gì khang khác nên Tràng dễ dàng nhận ra sự thay đổi của bên ngoài “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”.
🡺 Tràng không còn vô tâm, hời hợt nữa, hắn nhìn những vật xung quanh: nhà cử được dọn sạch, mấy chiếc quần áo rách như tổ đĩa đã được đem ra sân hong…
+ Hắn cảm động trước cảnh tượng mẹ chồng và nàng dâu cùng nhau dọn dẹp, nấu nướng. Nếu như không có Thị, Tràng sẽ không thể cảm nhận được niềm hạnh phúc giản dị như thế.
Tình yêu và hạnh phúc đã làm Tràng biến đổi+ Tình cảm của Tràng trỗi dậy “bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”.
🡺 Tràng thấy cuộc đời mình thay đổi và hắn đã trưởng thành hơn nên phải có trách nhiệm hơn với gia đình.
+ Hai chữ “nên người”: cho thấy sự trưởng thành cả trong suy nghĩ của Tràng
+ Hắn có bổn phận và trách nhiệm: lo lắng cho vợ con.
+ Muốn dự phần tu sửa lại căn nhà -> từ láy “xăm xăm” cho thấy sự phấn chấn, hồ hởi của Tràng.
Như vây: Tràng biến đổi từ nhận thức đến suy nghĩ và hành động, Tràng ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mìnhNhận xét: Qua đoạn trích, thấy được giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của nhà văn
- Người đọc hiểu rõ hơn về tình cảnh nghèo đói, khốn khó của đồng bào ta trong nạn đói 1945 -> khiến họ không dám tin vào hạnh phúc dù nó ở ngay trong tầm tay.
- Nhà văn khắc họa diễn biến tâm lí của nhân vật thông qua việc tập trung miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩa, lời nói…Để thấy được Tràng đại diện cho những người nông dân hiền lành, chất phác nhưng giàu tình yêu thương, sức sống và khát vọng mãnh liệt.
Tư tưởng nhân đạo: Thấu hiểu tâm trạng, suy tư của nhân vật, Kim Lân đã thể tình cảm yêu thương, trân trọng, đồng cảm và đặt niềm tin nơi vào những người lao động.Câu 12:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan .
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay .
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên .
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng .”
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt trong đoạn thơ; khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
– Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”.
+Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đậm đà tính dân tộc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tố Hữu để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất là bài thơ “ Việt Bắc”.
– Nêu vấn đề cần nghị luận
+Việt Bắc là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc; đặc biệt đoạn thơ đã khắc họa được những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt và khúc hùng ca, tình ca cách mạng đặc sắc.
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 0.25 đ
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm: viết nhân một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử:
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7/1954), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.
+ Tháng 10 - 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc - thủ đô của cuộc kháng chiến - trở về Hà Nội. Trong cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc - ở lại với cán bộ kháng chiến - về xuôi, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ này.
- Đặc điểm cấu tứ tác phẩm
+Hình thức là đối thoại (cuộc chia tay giữa người dân với cán bộ kháng chiến) nhưng thực chất là lời độc thoại nội tâm của chủ thể trữ tình - nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình phân thân thành người về - kẻ ở để thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của chính nhà thơ).
+Kết cấu chung của bài thơ Việt Bắc:
++ Phần đầu: những kỉ niệm về cuộc kháng chiến chống Pháp từ ngày đầu gian khổ đến khi thắng lợi vẻ vang, sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng.
++ Phần hai: Sự gắn bó nghĩa tình của miền ngược và miền xuôi trong viễn cảnh đất nước hòa bình lập lại.
++ Phần ba: Lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng, với Bác Hồ.
- Vị trí, nội dung đoạn thơ: thuộc phần đầu của bài thơ, thể hiện những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt và sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng.
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ
- Về nội dung: (2.0đ)
+Hai câu đầu đoạn là nét tả khái quát. Bức tranh Việt Bắc hừng hực khí thế ra trận được tác giả thể hiện qua hình ảnh những con đường chiến dịch:
++ Những nhịp điệu “đêm đêm”, những âm thanh “rầm rập ... đất rung”, cùng phép so sánh “như là đất rung” đã gợi tả thật hào hùng âm vang của cuộc kháng chiến thần thánh cùng sức mạnh nhân nghĩa 4000 năm của dân tộc ta.
++Khí thế chiến đấu thần tốc của quân và dân ta đã làm rung chuyển đất trời, không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn cản được. Cả một dân tộc ào ào ra trận.
+ Hai câu tiếp: hình ảnh bộ đội ra trận hiện lên vừa hiện thực, vừa hào hùng và lãng mạn:
++ Từ láy “điệp điệp trùng trùng” khắc họa được một đoàn quân đông đảo với bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, hết đợt này đến đợt khác tưởng chừng như mãi không dứt.
++Trong những đêm dài hành quân trong đêm tối, ở đầu mũi súng của người lính ngời sáng “ánh sao ”, đó là ánh sao trên bầu trời trong đêm tối hay là một hình ảnh ẩn dụ, ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc?
+ Hai câu tiếp: Không chỉ có bộ đội ra trận mà nhân dân ta ở bất kì đâu cũng hăng hái góp sức mình vào cuộc kháng chiến. Cùng hành quân với bộ đội là những đoàn dân công phục vụ chiến đấu.
++Phép đảo ngữ và hai thanh trắc liên tiếp trong các cụm từ đỏ đuốc, nát đá đã đem đến những ấn tượng kì diệu về sự đồng đảo, về sức mạnh, niềm vui và ánh sáng. Những đoàn dân công tiếp vận, chuyển lương phục vụ chiến trường cùng bước đi trong đêm, những ánh đuốc soi đường đỏ rực nối tiếp nhau; dân công ào ạt tiến về phía trước, gió thổi những tàn lửa bay tạt lại phía sau như nối dài thêm dòng người - dòng ánh sáng tạo ra một cảnh tượng hùng tráng, tưng bừng, gợi không khí vui tươi, náo nức của ngày hội.
++Tố Hữu đã khéo léo chuyển thành ngữ “chân cứng đá mềm” thành “bước chân nát đá” nhằm khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong kháng chiến.
+ Hai câu thơ tiếp theo khẳng định niềm lạc quan tin tưởng vững chắc vào ngày mai chiến thắng của dân tộc ta.
++Hai câu thơ nói đến hình ảnh những đoàn xe ra trận, đó là một thực tế hào hùng về sự phát triển và lớn mạnh của lực lượng kháng chiến, của quân đội ta tính đến thời điểm ấy. Bởi lẽ những năm đầu kháng chiến, lực lượng của chúng ta còn mỏng, vũ khí chỉ có gậy tầm vông, giáo mác, căn cứ địa của cuộc kháng chiến và vùng rừng núi Việt Bắc. Đến đây ta có một lực lượng hùng hậu với những binh đoàn chủ lực được trang bị vũ khí hiện đại, có pháo, có xe... tất cả đều xung trận với niềm tin tất thắng.
++Thực tế hào hùng ấy đã khiến cho nhà thơ có được cảm hứng mạnh mẽ để sáng tạo ra hình tượng thơ phơi phới niềm lạc quan, tin tưởng: “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên ”. Ánh đèn pha của ô tô kéo pháo soi sáng màn đêm dày đặc, soi đường cho các chiến sĩ nhưng đồng thời nó cũng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Đây cũng là một dấu hiệu nữa về sự trưởng thành của quân đội ta, sự trưởng thành ấy là một nhân tố quan trọng quyết định sự thắng lợi.
+ Bốn câu cuối: Gian khổ, hi sinh rồi cũng được đền bù xứng đáng, những địa danh ghi dấu niềm vui cứ tuôn trào theo từng câu chữ, từng nhịp điệu đập rộn ràng của trái tim con người.
++Ở bốn câu thơ này, Tố Hữu đã gọi tên các địa danh “chiến thắng trăm miền” trên đất nước thân yêu: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Đèo De, núi Hồng. Mỗi địa danh ghi lại một chiến công.
++Nhà thơ có cách nói rất hay, rất biến hóa để diễn tả niềm vui chiến thắng dồn dập, giòn giã: “vui về ... vui từ... vui lên”; không chỉ có một hai nơi rời rạc, lẻ tẻ mà là “trăm miền”, khắp mọi miền đất nước. Điệp từ “vui” như tiếng reo mừng chiến thắng cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam.
- Về nghệ thuật: ( 0.5)
+ Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát;
+ Giọng thơ sôi nổi, hào hùng;
+ Chọn lựa những hình ảnh, từ ngữ có sức gợi cảm;
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ (điệp, so sánh, cường điệu, liệt kê,…).
c. Nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ. 0.75đ
Khúc hùng ca là khúc ca hào hùng, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà oanh liệt của dân tộc.Khúc tình ca là bài ca trữ tình dạt dào yêu thương, chan chứa ân tình của cái tôi trữ tình nhà thơ, của người kháng chiến,của nhân dân dành cho Đảng, cho đất nước, dân tộc, cho Bác Hồ kính yêu… Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phản ánh những ngày đầu kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ, anh dũng và kết thúc bằng thắng lợi vẻ vang. Bức tranh Việt Bắc ra quân giữa một không gian núi rừng rộng lớn qua những hình ảnh nhân dân ta anh hùng: anh bộ đội, chị dân công… Hình ảnh, âm thanh hào hùng, sôi nổi dồn dập, náo nức. Lời thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại, khẳng định sức mạnh của một dân tộc. Những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh, với tên đất, tên núi: Phủ Thông, Đèo Giàng, Điện Biên,…có được bởi xuất phát từ lòng yêu nước, căm thù giặc, tình nghĩa thủy chung của con người kháng chiến; khối đại đoàn kết toàn dân, sự gắn bó của con người, thiên nhiên.Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, tuy đề cập đến đề tài chiến tranh cách mạng nhưng bài thơ Việt Bắc nói chung, đoạn thơ nói riêng hướng cảm xúc đến nghĩa tình thuỷ chung cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến, đó là một phẩm chất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc. Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gịan khổ nhưng ấm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.Tất cả khắc sâu trong nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng về xuôi: thiên nhiên Việt Bắc vừa thực, vừa thơ mộng: có ánh sao, đầu súng,…người dân Việt Bắc bình dị, cần cù trong lao động, thủy chung, nghĩa tình của nhân dân với cán bộ cách mạng, là sự đồng cam cộng khổ, cùng chung niềm vui và gánh vác những nhiệm vụ nặng nề. Tất cả tạo nên phong cách thơ độc đáo của Tố Hữu, làm cho thơ ông trở nên gần gũi dễ học dễ thuộc đi vào lòng người.
3.3.Kết bài: 0.25
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài Việt Bắc;
- Nêu cảm nghĩ về hình ảnh Việt Bắc ra trận, lòng tự hào về quá khứ vẻ vang, hào hùng của dân tộc.
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Câu 13:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan .
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay .
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên .
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng .”
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt trong đoạn thơ; khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
– Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”.
+Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đậm đà tính dân tộc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tố Hữu để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất là bài thơ “ Việt Bắc”.
– Nêu vấn đề cần nghị luận
+Việt Bắc là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc; đặc biệt đoạn thơ đã khắc họa được những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt và khúc hùng ca, tình ca cách mạng đặc sắc.
3.2.Thân bài: 3.50
a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 0.25 đ
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm: viết nhân một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử:
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7/1954), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.
+ Tháng 10 - 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc - thủ đô của cuộc kháng chiến - trở về Hà Nội. Trong cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc - ở lại với cán bộ kháng chiến - về xuôi, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ này.
- Đặc điểm cấu tứ tác phẩm
+Hình thức là đối thoại (cuộc chia tay giữa người dân với cán bộ kháng chiến) nhưng thực chất là lời độc thoại nội tâm của chủ thể trữ tình - nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình phân thân thành người về - kẻ ở để thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của chính nhà thơ).
+Kết cấu chung của bài thơ Việt Bắc:
++ Phần đầu: những kỉ niệm về cuộc kháng chiến chống Pháp từ ngày đầu gian khổ đến khi thắng lợi vẻ vang, sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng.
++ Phần hai: Sự gắn bó nghĩa tình của miền ngược và miền xuôi trong viễn cảnh đất nước hòa bình lập lại.
++ Phần ba: Lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng, với Bác Hồ.
- Vị trí, nội dung đoạn thơ: thuộc phần đầu của bài thơ, thể hiện những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt và sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng.
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ
- Về nội dung: (2.0đ)
+Hai câu đầu đoạn là nét tả khái quát. Bức tranh Việt Bắc hừng hực khí thế ra trận được tác giả thể hiện qua hình ảnh những con đường chiến dịch:
++ Những nhịp điệu “đêm đêm”, những âm thanh “rầm rập ... đất rung”, cùng phép so sánh “như là đất rung” đã gợi tả thật hào hùng âm vang của cuộc kháng chiến thần thánh cùng sức mạnh nhân nghĩa 4000 năm của dân tộc ta.
++Khí thế chiến đấu thần tốc của quân và dân ta đã làm rung chuyển đất trời, không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn cản được. Cả một dân tộc ào ào ra trận.
+ Hai câu tiếp: hình ảnh bộ đội ra trận hiện lên vừa hiện thực, vừa hào hùng và lãng mạn:
++ Từ láy “điệp điệp trùng trùng” khắc họa được một đoàn quân đông đảo với bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, hết đợt này đến đợt khác tưởng chừng như mãi không dứt.
++Trong những đêm dài hành quân trong đêm tối, ở đầu mũi súng của người lính ngời sáng “ánh sao ”, đó là ánh sao trên bầu trời trong đêm tối hay là một hình ảnh ẩn dụ, ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc?
+ Hai câu tiếp: Không chỉ có bộ đội ra trận mà nhân dân ta ở bất kì đâu cũng hăng hái góp sức mình vào cuộc kháng chiến. Cùng hành quân với bộ đội là những đoàn dân công phục vụ chiến đấu.
++Phép đảo ngữ và hai thanh trắc liên tiếp trong các cụm từ đỏ đuốc, nát đá đã đem đến những ấn tượng kì diệu về sự đồng đảo, về sức mạnh, niềm vui và ánh sáng. Những đoàn dân công tiếp vận, chuyển lương phục vụ chiến trường cùng bước đi trong đêm, những ánh đuốc soi đường đỏ rực nối tiếp nhau; dân công ào ạt tiến về phía trước, gió thổi những tàn lửa bay tạt lại phía sau như nối dài thêm dòng người - dòng ánh sáng tạo ra một cảnh tượng hùng tráng, tưng bừng, gợi không khí vui tươi, náo nức của ngày hội.
++Tố Hữu đã khéo léo chuyển thành ngữ “chân cứng đá mềm” thành “bước chân nát đá” nhằm khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong kháng chiến.
+ Hai câu thơ tiếp theo khẳng định niềm lạc quan tin tưởng vững chắc vào ngày mai chiến thắng của dân tộc ta.
++Hai câu thơ nói đến hình ảnh những đoàn xe ra trận, đó là một thực tế hào hùng về sự phát triển và lớn mạnh của lực lượng kháng chiến, của quân đội ta tính đến thời điểm ấy. Bởi lẽ những năm đầu kháng chiến, lực lượng của chúng ta còn mỏng, vũ khí chỉ có gậy tầm vông, giáo mác, căn cứ địa của cuộc kháng chiến và vùng rừng núi Việt Bắc. Đến đây ta có một lực lượng hùng hậu với những binh đoàn chủ lực được trang bị vũ khí hiện đại, có pháo, có xe... tất cả đều xung trận với niềm tin tất thắng.
++Thực tế hào hùng ấy đã khiến cho nhà thơ có được cảm hứng mạnh mẽ để sáng tạo ra hình tượng thơ phơi phới niềm lạc quan, tin tưởng: “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên ”. Ánh đèn pha của ô tô kéo pháo soi sáng màn đêm dày đặc, soi đường cho các chiến sĩ nhưng đồng thời nó cũng mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ánh sáng ấy sẽ xuyên thủng màn đêm đen để hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Đây cũng là một dấu hiệu nữa về sự trưởng thành của quân đội ta, sự trưởng thành ấy là một nhân tố quan trọng quyết định sự thắng lợi.
+ Bốn câu cuối: Gian khổ, hi sinh rồi cũng được đền bù xứng đáng, những địa danh ghi dấu niềm vui cứ tuôn trào theo từng câu chữ, từng nhịp điệu đập rộn ràng của trái tim con người.
++Ở bốn câu thơ này, Tố Hữu đã gọi tên các địa danh “chiến thắng trăm miền” trên đất nước thân yêu: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Đèo De, núi Hồng. Mỗi địa danh ghi lại một chiến công.
++Nhà thơ có cách nói rất hay, rất biến hóa để diễn tả niềm vui chiến thắng dồn dập, giòn giã: “vui về ... vui từ... vui lên”; không chỉ có một hai nơi rời rạc, lẻ tẻ mà là “trăm miền”, khắp mọi miền đất nước. Điệp từ “vui” như tiếng reo mừng chiến thắng cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam.
- Về nghệ thuật: ( 0.5)
+ Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát;
+ Giọng thơ sôi nổi, hào hùng;
+ Chọn lựa những hình ảnh, từ ngữ có sức gợi cảm;
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ (điệp, so sánh, cường điệu, liệt kê,…).
c. Nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ. 0.75đ
Khúc hùng ca là khúc ca hào hùng, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà oanh liệt của dân tộc.Khúc tình ca là bài ca trữ tình dạt dào yêu thương, chan chứa ân tình của cái tôi trữ tình nhà thơ, của người kháng chiến,của nhân dân dành cho Đảng, cho đất nước, dân tộc, cho Bác Hồ kính yêu… Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phản ánh những ngày đầu kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ, anh dũng và kết thúc bằng thắng lợi vẻ vang. Bức tranh Việt Bắc ra quân giữa một không gian núi rừng rộng lớn qua những hình ảnh nhân dân ta anh hùng: anh bộ đội, chị dân công… Hình ảnh, âm thanh hào hùng, sôi nổi dồn dập, náo nức. Lời thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại, khẳng định sức mạnh của một dân tộc. Những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh, với tên đất, tên núi: Phủ Thông, Đèo Giàng, Điện Biên,…có được bởi xuất phát từ lòng yêu nước, căm thù giặc, tình nghĩa thủy chung của con người kháng chiến; khối đại đoàn kết toàn dân, sự gắn bó của con người, thiên nhiên.Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, tuy đề cập đến đề tài chiến tranh cách mạng nhưng bài thơ Việt Bắc nói chung, đoạn thơ nói riêng hướng cảm xúc đến nghĩa tình thuỷ chung cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến, đó là một phẩm chất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc. Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gịan khổ nhưng ấm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.Tất cả khắc sâu trong nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng về xuôi: thiên nhiên Việt Bắc vừa thực, vừa thơ mộng: có ánh sao, đầu súng,…người dân Việt Bắc bình dị, cần cù trong lao động, thủy chung, nghĩa tình của nhân dân với cán bộ cách mạng, là sự đồng cam cộng khổ, cùng chung niềm vui và gánh vác những nhiệm vụ nặng nề. Tất cả tạo nên phong cách thơ độc đáo của Tố Hữu, làm cho thơ ông trở nên gần gũi dễ học dễ thuộc đi vào lòng người.
3.3.Kết bài: 0.25
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài Việt Bắc;
- Nêu cảm nghĩ về hình ảnh Việt Bắc ra trận, lòng tự hào về quá khứ vẻ vang, hào hùng của dân tộc.
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu