Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 16) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 16) có đáp án
-
485 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản:
Anh ở ngoài mặt trận
Sừng sững đồi cao
Mắt rọi nền trời đặc khói
Máy bay giặc vo vo
Đem cái chết khổng lồ
Úp xuống đầu anh đang bốc lửa
Em ơi đừng sợ
Anh thu cái chết tới đây
Cho em sống trọn một ngày
Trời của em xanh màu bình yên
Chiều nay em nhé đừng quên
Ra ngõ ngoài hong tóc
Trời để em bay lên
Với tiếng em chợt khóc
Yêu em anh sống như mặt giời
Dù xác anh tàn rơi
Mặt giời còn chiếu mãi
Trong lòng người thứ hai
Sẽ yêu em ngày mai.
(Bình yên, Hoàng Cầm, Tập Những bài thơ lẻ)
Xác định thể thơ của văn bản.
Anh ở ngoài mặt trận
Sừng sững đồi cao
Mắt rọi nền trời đặc khói
Máy bay giặc vo vo
Đem cái chết khổng lồ
Úp xuống đầu anh đang bốc lửa
Em ơi đừng sợ
Anh thu cái chết tới đây
Cho em sống trọn một ngày
Trời của em xanh màu bình yên
Chiều nay em nhé đừng quên
Ra ngõ ngoài hong tóc
Trời để em bay lên
Với tiếng em chợt khóc
Yêu em anh sống như mặt giời
Dù xác anh tàn rơi
Mặt giời còn chiếu mãi
Trong lòng người thứ hai
Sẽ yêu em ngày mai.
(Bình yên, Hoàng Cầm, Tập Những bài thơ lẻ)
Xác định thể thơ của văn bản.
Xem đáp án
Thể thơ: tự do
Câu 2:
Theo văn bản, sự khốc liệt của chiến tranh được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Xem đáp án
Theo văn bản, sự khốc liệt của chiến tranh được thể hiện qua hình ảnh: nền trời đặc khói; máy bay giặc vo vo
Câu 3:
Phân tích hiệu quả của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn sau:
Yêu em anh sống như mặt giời
Dù xác anh tàn rơi
Mặt giời còn chiếu mãi
Trong lòng người thứ hai
Sẽ yêu em ngày mai.
Yêu em anh sống như mặt giời
Dù xác anh tàn rơi
Mặt giời còn chiếu mãi
Trong lòng người thứ hai
Sẽ yêu em ngày mai.
Xem đáp án
Biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn:
+ So sánh anh sống như mặt giời
+ Tương phản: Dù xác anh tàn rơi >< Mặt giời còn chiếu mãi
-Tác dụng
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ
+ Thể hiện khát vọng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho những người thân, cho cuộc đời.
+ Thể hiện sự trân trọng, biết ơn của tác giả đối với những người đã chiến đấu, hi sinh vì đất nước
+ So sánh anh sống như mặt giời
+ Tương phản: Dù xác anh tàn rơi >< Mặt giời còn chiếu mãi
-Tác dụng
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ
+ Thể hiện khát vọng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho những người thân, cho cuộc đời.
+ Thể hiện sự trân trọng, biết ơn của tác giả đối với những người đã chiến đấu, hi sinh vì đất nước
Câu 4:
Suy nghĩ của anh/chị về hình tượng nhân vật “anh” được thể hiện trong văn bản.
Xem đáp án
- Nhân vật “anh” là một người chiến sĩ dũng cảm chiến đấu trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh với mục đích cao đẹp bảo vệ cuộc sống bình yên cho “em” và cả dân tộc. Anh sẵn sàng hi sinh để mọi người được sống trong tình yêu và tự do. Đây là hình tượng tiêu biểu của những con người Việt Nam trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
- Hình tượng nhân vật gợi ra trong tôi nhiều suy nghĩ. Trước hết đó là sự trân trọng, biết ơn sự cống hiến, hi sinh của “anh”. Cùng với đó, bản thân tôi cũng ý thức sâu sắc trách nhiệm với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay để nối tiếp con đường của các anh.
- Hình tượng nhân vật gợi ra trong tôi nhiều suy nghĩ. Trước hết đó là sự trân trọng, biết ơn sự cống hiến, hi sinh của “anh”. Cùng với đó, bản thân tôi cũng ý thức sâu sắc trách nhiệm với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay để nối tiếp con đường của các anh.
Câu 5:
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.
Xem đáp án
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
vai trò cua ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề vai trò của ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.
Có thể theo hướng:
- Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác.
- Vai trò của tinh thần trách nhiệm:
+ Làm cho cuộc sống của con người trở nên phong phú, ý nghĩa.
+ Là nguồn động lực để mỗi người nỗ lực vươn lên, vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để thành công
+ Tạo dựng niềm tin cho những người xung quanh, lan tỏa những điều tốt đẹp đến mọi người
+ Góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, phát triển….
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
vai trò cua ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề vai trò của ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.
Có thể theo hướng:
- Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác.
- Vai trò của tinh thần trách nhiệm:
+ Làm cho cuộc sống của con người trở nên phong phú, ý nghĩa.
+ Là nguồn động lực để mỗi người nỗ lực vươn lên, vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để thành công
+ Tạo dựng niềm tin cho những người xung quanh, lan tỏa những điều tốt đẹp đến mọi người
+ Góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, phát triển….
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 6:
Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những bụi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên thu dọn những niêu bát xống áo vứt bừa bộn cả trên giường dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:
- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!
Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo . Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:
- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên ...
Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra phân ra sân gắt lên:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!
Hắn loanh quanh hết chạy ra ngó đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường hai tay ôm khư khư cái thúng mặt bần thần.
Hắn nghĩ bụng: “ Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...” Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vần còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà lại thành vợ thành chồng...
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, Tr.25,26)
Anh/ Chị hãy phân tích đoạn văn trên. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!
Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo . Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:
- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên ...
Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra phân ra sân gắt lên:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!
Hắn loanh quanh hết chạy ra ngó đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường hai tay ôm khư khư cái thúng mặt bần thần.
Hắn nghĩ bụng: “ Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...” Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vần còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà lại thành vợ thành chồng...
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, Tr.25,26)
Anh/ Chị hãy phân tích đoạn văn trên. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Xem đáp án
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích; nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
*Cảm nhận về đoạn trích
- Gia cảnh của Tràng:
+ Túp lều xiêu vẹo trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại.
+ Quần áo, xống bát vứt bừa bộn
-> Như một ngôi nhà hoang thiếu sinh khí, nó là hình ảnh đại diện cho sự tận cùng của một gia đình nghèo đói, đang đứng bên bờ vực của cái chết.
-> Đoạn văn miêu tả gia cảnh khốn khổ của nhà bà cụ Tứ đã tạo ra một tình huống rất nghịch lí, éo le. Đây chính là phông nền, là thước đo để đánh giá cách ứng xử của các nhân vật, đặc biệt là người vợ nhặt.
- Diễn biến tâm trạng của thị:
+ Nén tiếng thở dài – nhếch mép cười nhạt nhẽo: đó là điệu cười, tiếng cười của một con người đã bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu “tránh vở dưa, gặp vở dừa”. Cười cho cái số kiếp đen đủi của mình khi cái đói cứ bám riết lấy thị, không buông tha. Thị chạy đến đâu, cái đói cũng chạy theo. Ngay cả khi thị hạ thấp nhất bản thân để mang tiếng theo không Tràng trở thành vợ nhặt, đau đớn chua xót, thế mà cái đói không tha cho thị. Tuy nhiên, điều tế nhị là thị đã không để tiếng thở dài đó lộ ra mà nén nó để giấu đi sự thất vọng, ko làm tổn thương đến Tràng => Cách ứng xử rất tế nhị.
+ ngượng nghịu – bần thần – rất buồn.
+ Lúc này thị đứng trước hai sự lựa chọn
Bỏ đi: thị bỏ đi thì vẫn phải đối diện với cái đói, cái chết cận kề, cô vẫn phải sống cuộc đời lang thang của kiếp đời “cơm vãi cơm rơi”, nếu chẳng may ông trời bắt chết, có thể thị sẽ phải chết đầu đường xó chợ, chết không có người chôn cất.
Ở lại: thị vẫn đối diện với cái đói, nhưng cô sẽ có một mái ấm gia đình, may ra thị được hưởng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Như vậy, thị chọn ở lại là cách lựa chọn khôn ngoan, thể hiện sự suy nghĩ rất chín chắn, sâu sắc, nghĩa tình. Nếu như thị theo Tràng là vì miếng ăn, thì động cơ thị ở lại vì niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.
- Diễn biến tâm trạng của Tràng: Ngượng ngùng trước gia cảnh – mời thị ngồi xuống tha thiết – ngượng nghịu – tây ngây – sờ sợ - lầm lét – nhìn trộm vào nhà – lòng dấy lên những câu hỏi: Quái sao nó lại buồn thế nhỉ? Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ” => Tâm trạng lo lắng, sợ hãi, sợ thị sẽ bỏ đi, mình sẽ mất cơ hội được làm chồng, được hưởng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => Nỗi sợ xuất phát từ niềm khao khát hạnh phúc bỏng cháy. Càng khao khát bao nhiêu, Tràng lại càng sợ bấy nhiêu.
=> Đoạn văn ngắn, khá đặc sắc, diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của Tràng và thị trong tình huống rất éo le, trớ trêu. Qua đó, đoạn văn đã ánh lên niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình của Tràng và thị. Đồng thời, nó cũng góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình
* Nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm
+ Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của con người trong nạn đói.
+ Lên án, tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy con người vào nạn đói thảm khốc.
+ Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, niềm khát vọng hạnh phúc của những con người đang đứng bên bờ vực cái chết
+ Tác giả đã chỉ ra con đường thoát khỏi cái đói để giữ gìn hạnh phúc mong manh đó là con đường đi theo Đảng làm cách mạng.
- Đánh giá: Chính giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc và cao cả đã tạo nên sức sống mãnh liệt của truyện ngắn Vợ nhặt, khiến tác phẩm đã chạm đến trái tim bạn đọc nhiều thế hệ, đã làm hồi sinh những trái tim chai sạn trước sương gió cuộc đời.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích; nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
*Cảm nhận về đoạn trích
- Gia cảnh của Tràng:
+ Túp lều xiêu vẹo trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại.
+ Quần áo, xống bát vứt bừa bộn
-> Như một ngôi nhà hoang thiếu sinh khí, nó là hình ảnh đại diện cho sự tận cùng của một gia đình nghèo đói, đang đứng bên bờ vực của cái chết.
-> Đoạn văn miêu tả gia cảnh khốn khổ của nhà bà cụ Tứ đã tạo ra một tình huống rất nghịch lí, éo le. Đây chính là phông nền, là thước đo để đánh giá cách ứng xử của các nhân vật, đặc biệt là người vợ nhặt.
- Diễn biến tâm trạng của thị:
+ Nén tiếng thở dài – nhếch mép cười nhạt nhẽo: đó là điệu cười, tiếng cười của một con người đã bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu “tránh vở dưa, gặp vở dừa”. Cười cho cái số kiếp đen đủi của mình khi cái đói cứ bám riết lấy thị, không buông tha. Thị chạy đến đâu, cái đói cũng chạy theo. Ngay cả khi thị hạ thấp nhất bản thân để mang tiếng theo không Tràng trở thành vợ nhặt, đau đớn chua xót, thế mà cái đói không tha cho thị. Tuy nhiên, điều tế nhị là thị đã không để tiếng thở dài đó lộ ra mà nén nó để giấu đi sự thất vọng, ko làm tổn thương đến Tràng => Cách ứng xử rất tế nhị.
+ ngượng nghịu – bần thần – rất buồn.
+ Lúc này thị đứng trước hai sự lựa chọn
Bỏ đi: thị bỏ đi thì vẫn phải đối diện với cái đói, cái chết cận kề, cô vẫn phải sống cuộc đời lang thang của kiếp đời “cơm vãi cơm rơi”, nếu chẳng may ông trời bắt chết, có thể thị sẽ phải chết đầu đường xó chợ, chết không có người chôn cất.
Ở lại: thị vẫn đối diện với cái đói, nhưng cô sẽ có một mái ấm gia đình, may ra thị được hưởng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Như vậy, thị chọn ở lại là cách lựa chọn khôn ngoan, thể hiện sự suy nghĩ rất chín chắn, sâu sắc, nghĩa tình. Nếu như thị theo Tràng là vì miếng ăn, thì động cơ thị ở lại vì niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.
- Diễn biến tâm trạng của Tràng: Ngượng ngùng trước gia cảnh – mời thị ngồi xuống tha thiết – ngượng nghịu – tây ngây – sờ sợ - lầm lét – nhìn trộm vào nhà – lòng dấy lên những câu hỏi: Quái sao nó lại buồn thế nhỉ? Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ” => Tâm trạng lo lắng, sợ hãi, sợ thị sẽ bỏ đi, mình sẽ mất cơ hội được làm chồng, được hưởng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => Nỗi sợ xuất phát từ niềm khao khát hạnh phúc bỏng cháy. Càng khao khát bao nhiêu, Tràng lại càng sợ bấy nhiêu.
=> Đoạn văn ngắn, khá đặc sắc, diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của Tràng và thị trong tình huống rất éo le, trớ trêu. Qua đó, đoạn văn đã ánh lên niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình của Tràng và thị. Đồng thời, nó cũng góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình
* Nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm
+ Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của con người trong nạn đói.
+ Lên án, tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy con người vào nạn đói thảm khốc.
+ Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, niềm khát vọng hạnh phúc của những con người đang đứng bên bờ vực cái chết
+ Tác giả đã chỉ ra con đường thoát khỏi cái đói để giữ gìn hạnh phúc mong manh đó là con đường đi theo Đảng làm cách mạng.
- Đánh giá: Chính giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc và cao cả đã tạo nên sức sống mãnh liệt của truyện ngắn Vợ nhặt, khiến tác phẩm đã chạm đến trái tim bạn đọc nhiều thế hệ, đã làm hồi sinh những trái tim chai sạn trước sương gió cuộc đời.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.