Đề 19
-
4822 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nếu đã là quá khứ
Hãy tha thứ cho nhau
Tất cả những niềm đau
Hãy cho vào quên lãng
Niềm đau thời dĩ vãng
Là vật cản đường đời
Cuộc đời muốn thảnh thơi
Hãy xa rời quá khứ
Cuộc đời là phép thử
Ta phải tự đi qua
Không ai thay ta cả
Thành bại ở nơi ta
Hãy học cách vị tha
Đau khổ sẽ rời xa
Yêu thương lấy tất cả
Hạnh phúc sẽ nở hoa.
(Hành trang vô thường – Ngạo Thiên)
Thực hiện các yêu cầu:
Đoạn trích trên viết theo thể thơ nào?
Câu 2:
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Điệp từ hãy
- Tác dụng:
+ Giàu giá trị biểu đạt
+ Khuyên mọi người có cách ứng xử, cách sống tích cực: biết tha thứ, biết quên đi niềm đau để cuộc sống thanh thản và có ý nghĩa.Câu 4:
- Học sinh có thể đồng tình hoặc không nhưng phải có lí giải hợp lí. Học sinh có thể tham khảo một số ý sau:
+ Đồng tình vì: quá khứ là những gì đã qua, chúng ta sống cho hiện tại và tương lai…
+ Không đồng tình vì: quá khứ là những trải nghiệm, là động lực để ta vươn tới thành công, không được quân đi quá khứ…Câu 5:
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách sống vị tha.
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.Hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...- Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.
Sống vị tha là một cách sống đẹp của con người- Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.
- Cách sống vị tha là không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.
- Sống vị tha là sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.
- Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí, lẽ công bằng.
- Sống vị tha chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
- Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.
- Dẫn chứng
d. Bài học nhận thức và hành động:
- Học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như chính bản thân mình, để lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn.
Câu 6:
Cho đoạn trích sau:
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
Cảm nhận đoạn trích trên để thấy được diễn biến tâm trạng Mị. Từ đó, nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm.
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.+ Diễn biến tâm trạng Mị qua đoạn trích
+ Qua đó, thấy được giá trị hiện thực của tác phẩm
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề· Tác giả:
- Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, số lượng tác phẩm đạt kỷ lục.
- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Theo ông: viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
- Có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau.
· Tác phẩm:
Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc – 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc” – 1953.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Ngòi bút Tô Hoài: diễn tả những sự thật của đời thường…
- Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến miền núi đã chà đạp con người.
è Giá trị hiện thực cảu tác phẩm