IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 1. Mô tả dao động có đáp án

Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 1. Mô tả dao động có đáp án

Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 1. Mô tả dao động có đáp án

  • 153 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sự dao động của các vật diễn ra phổ biến trong cuộc sống hằng ngày như: dao động của quả lắc đồng hồ (Hình 1.1a), dao động của cánh chim ruồi để giữ cho cơ thể bay tại chỗ trong không trung khi hút mật (Hình 1.1b). Vậy dao động có đặc điểm gì và được mô tả như thế nào?

Sự dao động của các vật diễn ra phổ biến trong cuộc sống hằng ngày như: dao động của quả lắc đồng hồ (Hình 1.1a), dao động của cánh chim ruồi để giữ cho cơ thể bay tại chỗ trong không trung khi hút mật (Hình 1.1b). Vậy dao động có đặc điểm gì và được mô tả như thế nào?   (ảnh 1)
Xem đáp án

Dao động là sự chuyển động có giới hạn trong không gian của một vật quanh một vị trí xác định. Vị trí đó gọi là vị trí cân bằng.

Dao động đó có thể được mô tả bằng lời hoặc thông qua các phương trình toán học dựa vào các thông tin như biên độ, li độ, tần số, chu kì.


Câu 2:

Từ một số dụng cụ đơn giản như: lò xo nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ.

a) Em hãy thực hiện hai thí nghiệm sau:

– Cố định một đầu của lò xo, gắn vật nặng vào đầu còn lại của lò xo như Hình 1.2a. Kéo vật nặng xuống một đoạn theo phương thẳng đứng và buông nhẹ.

– Cố định một đầu của dây nhẹ không dãn, gắn vật nặng vào đầu còn lại của dây. Kéo vật nặng để dây treo lệch một góc xác định và buông nhẹ.

b) Quan sát và mô tả chuyển động của các vật nêu điểm giống nhau về chuyển động của chúng.

Từ một số dụng cụ đơn giản như: lò xo nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ. a) Em hãy thực hiện hai thí nghiệm sau:  – Cố định một đầu của lò xo, gắn vật nặng vào đầu còn lại của lò xo như Hình 1.2a. Kéo vật nặng xuống một đoạn theo phương thẳng đứng và buông nhẹ. – Cố định một đầu của dây nhẹ không dãn, gắn vật nặng vào đầu còn lại của dây. Kéo vật nặng để dây treo lệch một góc xác định và buông nhẹ. b) Quan sát và mô tả chuyển động của các vật nêu điểm giống nhau về chuyển động của chúng.   (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Các em tự thực hành thí nghiệm đơn giản này với các dụng cụ và hướng dẫn trên.

b) Mô tả chuyển động của các vật:

- Cả hai vật đều dao động quanh một vị trí cân bằng (VTCB) xác định: đối với con lắc lò xo thì VTCB là vị trí sau khi treo quả nặng đến khi lò xo cân bằng; đối với con lắc đơn là vị trí thấp nhất của vật (khi sợi dây có phương thẳng đứng).

- Trong quá trình dao động thì vật sẽ chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng đó.

- Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng.

- Con lắc đơn dao động trên một cung tròn với biên độ góc xác định.


Câu 3:

Nêu một số ví dụ về dao động tuần hoàn.

Xem đáp án

Ví dụ về dao động tuần hoàn: chuyển động lên xuống của lò xo; dao động trong mạch LC; dao động của sóng điện từ, chuyển động của con lắc đồng hồ,… 


Câu 4:

Hãy nêu một ứng dụng của dao động tuần hoàn trong cuộc sống.

Xem đáp án

Ứng dụng của dao động tuần hoàn trong cuộc sống: Chuyển động của con lắc đồng hồ để đếm thời gian, khoảng thời gian con lắc đồng hồ thực hiện một dao động tuần hoàn tương đương với một chu kì, từ đó người ta tính toán để chế tạo bộ đếm thời gian, tương ứng N dao động tuần hoàn thì đồng hồ đếm được một khoảng thời gian t.


Câu 5:

Nêu một số ví dụ về các vật dao động tự do trong thực tế.

Xem đáp án

Ví dụ về dao động tự do:

- Dùng búa cao su gõ vào âm thoa, âm thoa dao động phát ra âm thanh.

Nêu một số ví dụ về các vật dao động tự do trong thực tế. (ảnh 1)

- Gảy một dây đàn ghita, nó dao động và dao động đó tạo ra một nốt nhạc mà ta nghe được.

Nêu một số ví dụ về các vật dao động tự do trong thực tế. (ảnh 2)

Dao động của dây đàn ghita và dao động của âm thoa trong điều kiện không có lực cản là hai dao động tự do. Khi đó, các vật này đều dao động tự do sau một tác động ban đầu.


Câu 6:

Nhận xét về hình dạng đồ thị toạ độ – thời gian của vật dao động trong Hình 1.4.

Nhận xét về hình dạng đồ thị toạ độ – thời gian của vật dao động trong Hình 1.4.   (ảnh 1)
Xem đáp án

Đồ thị toạ độ - thời gian của vật dao động có dạng đường hình sin: có các điểm cao nhất, thấp nhất, vị trí cân bằng, sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau thì đồ thị lặp lại hình dáng như cũ.


Câu 7:

Quan sát Hình 1.5 và chỉ ra những điểm:

a) Có toạ độ dương, âm hoặc bằng không.

b) Có khoảng cách đến vị trí cân bằng cực đại.

c) Gần nhau nhất có cùng trạng thái chuyển động.

Quan sát Hình 1.5 và chỉ ra những điểm: a) Có toạ độ dương, âm hoặc bằng không. b) Có khoảng cách đến vị trí cân bằng cực đại. c) Gần nhau nhất có cùng trạng thái chuyển động.   (ảnh 1)
Xem đáp án

a)

- Những điểm có toạ độ dương: G; P

- Những điểm có toạ độ âm: E; M; R

- Những điểm có toạ độ bằng không: F; H; N; Q.

b) Những điểm có khoảng cách đến vị trí cân bằng cực đại: G; P; E; M; R

c) Những điểm gần nhau nhất có cùng trạng thái chuyển động: G và P; E và M; M và R; F và N; H và Q.


Câu 8:

Một con ong mật đang bay tại chỗ trong không trung (Hình 1.6), đập cánh với tần số khoảng 300 Hz. Xác định số dao động mà cánh ong mật thực hiện trong 1 s và chu kì dao động của cánh ong.

Một con ong mật đang bay tại chỗ trong không trung (Hình 1.6), đập cánh với tần số khoảng 300 Hz. Xác định số dao động mà cánh ong mật thực hiện trong 1 s và chu kì dao động của cánh ong.   (ảnh 1)
Xem đáp án

Tần số f cho biết số dao động mà vật thực hiện được trong 1 s.

Mà f = 300 Hz nên số dao động mà cánh ong mật thực hiện trong 1 s là 300 dao động.

Chu kì T=1f=1300s


Câu 9:

Quan sát Hình 1.7, so sánh biên độ và li độ của hai dao động 1 và 2 tại mỗi thời điểm.

Quan sát Hình 1.7, so sánh biên độ và li độ của hai dao động 1 và 2 tại mỗi thời điểm.   (ảnh 1)
Xem đáp án

- Biên độ của hai dao động 1 và 2 bằng nhau.

- Tại mỗi thời điểm, li độ của hai dao động khác nhau:

+ Tại thời điểm ban đầu, dao động 1 có li độ bằng 0 (vật đang ở VTCB) trong khi đó dao động 2 đang có li độ âm.

+ Sau khoảng thời gian Δt thì dao động 1 đang có li độ cực đại dương, dao động 2 đang có li độ bằng 0 (ở VTCB).

+ Sau đó hai dao động có thời điểm cùng li độ (điểm giao nhau của hai đồ thị).


Câu 11:

Quan sát đồ thị li độ – thời gian của hai vật dao động điều hoà được thể hiện trong Hình 1.8. Hãy xác định biên độ, chu kì, tần số, tần số góc của mỗi vật dao động và độ lệch pha giữa hai dao động

Quan sát đồ thị li độ – thời gian của hai vật dao động điều hoà được thể hiện trong Hình 1.8. Hãy xác định biên độ, chu kì, tần số, tần số góc của mỗi vật dao động và độ lệch pha giữa hai dao động.   (ảnh 1)
Xem đáp án

- Hai vật dao động cùng biên độ A = 10 cm

- Hai vật dao động cùng chu kì T = 1 s

- Hai vật dao động cùng tần số f=1T=11=1Hz

- Tần số góc của hai dao động: ω=2πf=2πrad/s

Trong quá trình dao động, vật 1 đi qua VTCB theo chiều dương thì vật 2 đi qua VTCB theo chiều âm. Nghĩa là khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật có cùng trạng thái dao động là Δt=T2 nên độ lệch pha là Δφ=2πT.T2=πrad hay nói cách khác hai dao động ngược pha với nhau.


Câu 12:

Xác định độ lệch pha giữa hai dao động trong Hình 1.9.

Xác định độ lệch pha giữa hai dao động trong Hình 1.9.   (ảnh 1)
Xem đáp án

- Hai vật dao động cùng biên độ A = 20 cm

- Hai vật dao động cùng chu kì T = 2 s

Trong quá trình dao động, vật 1 đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì vật 2 đi qua vị trí biên dương theo chiều âm. Nghĩa là sau khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật có cùng trạng thái chuyển động là Δφ=T4.

Khi đó hai dao động lệch pha Δφ=2πT.T4=π2radtức là dao động vuông pha với nhau.


Câu 13:

Xét vật thứ nhất bắt đầu dao động điều hoà từ vị trí cân bằng, vật thứ hai dao động điều hoà với biên độ lớn gấp hai lần, cùng chu kì và lệch pha Δφ=π4 rad so với vật thứ nhất. Vẽ phác đồ thị li độ – thời gian của hai vật trong hai chu kì dao động đầu tiên.

Xem đáp án

Vật thứ nhất bắt đầu dao động điều hoà từ vị trí cân bằng, mà hai dao động lệch pha Δφ=π4 rad tức là vật thứ 2 sẽ bắt đầu dao động từ vị trí A222. Giả sử hai dao động đều cùng chuyển động từ vị trí ban đầu của chúng đi theo chiều dương, ta có đồ thị sau:

Xét vật thứ nhất bắt đầu dao động điều hoà từ vị trí cân bằng, vật thứ hai dao động điều hoà với biên độ lớn gấp hai lần, cùng chu kì và lệch pha   rad so với vật thứ nhất. Vẽ phác đồ thị li độ – thời gian của hai vật trong hai chu kì dao động đầu tiên. (ảnh 1)

Câu 14:

Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng thực tiễn của hiện tượng dao động.

Xem đáp án

Một số ứng dụng thực tiễn của hiện tượng dao động.

- Dao động của dây đàn ghita khi ta gẩy dây đàn làm phát ra âm thanh.

Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng thực tiễn của hiện tượng dao động. (ảnh 1)

- Dao động của pittong trong các xilanh động cơ.

Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng thực tiễn của hiện tượng dao động. (ảnh 2)

Câu 15:

Xác định biên độ, chu kì, tần số, tần số góc của mỗi dao động và độ lệch pha giữa hai dao động có đồ thị li độ – thời gian như trong Hình 1P.1.

Xác định biên độ, chu kì, tần số, tần số góc của mỗi dao động và độ lệch pha giữa hai dao động có đồ thị li độ – thời gian như trong Hình 1P.1.   (ảnh 1)
Xem đáp án

- Biên độ của dao động màu xanh (vật 1): A1 = 6 cm

- Biên độ của dao động màu đỏ (vật 2): A2 = 8 cm

- Hai dao động cùng chu kì: T1 = T2 = 0,12 s

- Tần số của hai dao động: f=1T=10,12=253Hz

- Tần số góc của hai dao động: ω=2πf=50π3rad/s

Trong quá trình dao động, vật 1 đi qua VTCB theo chiều âm, vật 2 ở vị trí nửa biên (A2) đi theo chiều âm, sau khoảng thời gian Δt=0,01s=T12vật 2 đi qua VTCB theo chiều âm, nghĩa là sau khoảng thời gian ngắn nhất là Δt=T12để hai vật có cùng trạng thái dao động. Khi đó độ lệch pha Δφ=2πT.T12=π6rad.


Câu 16:

Vẽ phác đồ thị li độ – thời gian của hai dao động điều hoà trong các trường hợp:

a) Cùng biên độ, chu kì của dao động thứ nhất bằng ba lần chu kì của dao động thứ hai.

b) Biên độ của dao động thứ nhất bằng hai lần biên độ của dao động thứ hai, cùng chu kì, cùng pha.

c) Cùng biên độ, cùng chu kì và có độ lệch pha là π rad.

Xem đáp án

a) Cùng biên độ, chu kì của dao động thứ nhất bằng ba lần chu kì của dao động thứ hai.

Vẽ phác đồ thị li độ – thời gian của hai dao động điều hoà trong các trường hợp: a) Cùng biên độ, chu kì của dao động thứ nhất bằng ba lần chu kì của dao động thứ hai. b) Biên độ của dao động thứ nhất bằng hai lần biên độ của dao động thứ hai, cùng chu kì, cùng pha. c) Cùng biên độ, cùng chu kì và có độ lệch pha là   rad. (ảnh 1)

b) Biên độ của dao động thứ nhất bằng hai lần biên độ của dao động thứ hai, cùng chu kì, cùng pha.

Vẽ phác đồ thị li độ – thời gian của hai dao động điều hoà trong các trường hợp: a) Cùng biên độ, chu kì của dao động thứ nhất bằng ba lần chu kì của dao động thứ hai. b) Biên độ của dao động thứ nhất bằng hai lần biên độ của dao động thứ hai, cùng chu kì, cùng pha. c) Cùng biên độ, cùng chu kì và có độ lệch pha là   rad. (ảnh 2)

c) Cùng biên độ, cùng chu kì và có độ lệch pha là π rad.

Vẽ phác đồ thị li độ – thời gian của hai dao động điều hoà trong các trường hợp: a) Cùng biên độ, chu kì của dao động thứ nhất bằng ba lần chu kì của dao động thứ hai. b) Biên độ của dao động thứ nhất bằng hai lần biên độ của dao động thứ hai, cùng chu kì, cùng pha. c) Cùng biên độ, cùng chu kì và có độ lệch pha là   rad. (ảnh 3)

Bắt đầu thi ngay