Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 11 có đáp án (Đề 1)
-
3609 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức: U = E.d
Chọn đáp án A
Câu 2:
Vì các điện tích cùng dấu đẩy nhau, trái dấu hút nhau.
Chọn đáp án C
Câu 3:
Công thức định luật Ôm cho mạch điện kín gồm một nguồn điện (\[{\rm{E}}\], r) và một điện trở ngoài R là: \(I = \frac{{\rm{E}}}{{R + r}}\)
Chọn đáp án A
Câu 4:
Công của lực điện: A = qEd, trong đó:
+ q là điện tích
+ E là cường độ điện trường
+ d là độ dài đại số hình chiếu của quãng đường dịch chuyển theo phương của cường độ điện trường (d không phụ thuộc vào dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối)
Chọn đáp án B
Câu 5:
Điện năng tiêu thụ được đo bằng công tơ điện. (Tĩnh điện kế - đo điện tích hoặc điện thế của vật. Ampe kế - đo cường độ dòng điện. Vôn kế - đo hiệu điện thế).
Chọn đáp án D
Câu 6:
Đổi Q = 1nC = 1.10-9C; r = 3 cm = 0,03 m
Cường độ điện trường tại điểm cách quả cầu 3 cm là:
\(E = \frac{{\left| {kQ} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = \frac{{\left| {{{9.10}^9}{{.1.10}^{ - 9}}} \right|}}{{1.0,{{03}^2}}} = {10^4}\left( {V/m} \right)\)
Chọn đáp án D
Câu 7:
Nhiệt lượng cần tìm là: Q = RI2t = 100.22.(2.60) = 48000 J = 48 kJ.
Chọn đáp án A
Câu 8:
Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp
+ Cấu tạo của tụ điện: tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
+ Vì giấy tẩm dung dịch muối ăn không phải là một chất cách điện nên trong trường hợp này ta không có một tụ điện.
Chọn đáp án B
Câu 9:
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc...
+ Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm là: \(E = \frac{{\left| {kQ} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)trong đó:
k là hằng số tỉ lệ
Q là điện tích gây ra điện trường
\(\varepsilon \)là hằng số điện môi
r là khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích Q
+ Vậy độ lớn cường độ điện trường tại một điểm không phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử.
Chọn đáp án D
Câu 10:
Điều kiện để có dòng điện trong vật dẫn là phải có một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn, hay hai đầu vật dẫn phải có điện thế khác nhau.
Chọn đáp án B
Câu 11:
A – sai vì đơn vị của hiệu điện thế là V.
Chọn đáp án A
Câu 12:
Vật A trung hòa điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương, là do electron di chuyển từ vật A sang vật B.
Chọn đáp án C
Câu 13:
Đổi C = 5 nF = 5.10-9 F; d = 2 mm = 2.10-3 m
Hiệu điện thế lớn nhất giữa hai bản tụ là: Umax= Emax.d = 3.105.2.10-3= 600V
Điện tích lớn nhất có thể tích được cho tụ là: qmax= Umax.C = 600.5.10-9= 3.10-6 C
Chọn đáp án B
Câu 14:
Công suất của mạch ngoài là:
\(P = {R_N}{I^2} = {R_N}{\left( {\frac{{\rm{E}}}{{{R_N} + r}}} \right)^2} = \frac{{{{\rm{E}}^2}}}{{\frac{{R_N^2 + 2{R_N}.r + {r^2}}}{{{R_N}}}}} = \frac{{{{\rm{E}}^2}}}{{{R_N} + \frac{{{r^2}}}{{{R_N}}} + 2r}}\)
Công suất đạt giá trị lớn nhất Pmaxkhi: \({\left( {{R_N} + \frac{{{r^2}}}{{{R_N}}}} \right)_{\min }}\)
Ta thấy: \(\left( {{R_N} + \frac{{{r^2}}}{{{R_N}}}} \right) \ge 2.r \Rightarrow {\left( {{R_N} + \frac{{{r^2}}}{{{R_N}}}} \right)_{\min }} = 2r \Leftrightarrow {R_N} = r\)
Vậy \({P_{\max }} = \frac{{{{\rm{E}}^2}}}{{4r}} = \frac{{{6^2}}}{{4.1}} = 9\,W\)
Chọn đáp án D
Câu 15:
Đổi r = 10 cm = 0,1 m
Độ lớn cường độ điện trường là: \(E = \frac{{\left| {kQ} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = \frac{{\left| {{{9.10}^9}{{.5.10}^{ - 9}}} \right|}}{{1.{{\left( {0,1} \right)}^2}}} = 4500\left( {V/m} \right)\)
Chọn đáp án C
Câu 16:
+ Hai quả cầu kim loại A, B tích điện tích q1, q2trong đó q1là điện tích dương, q2 là điện tích âm, và\({q_1} < \left| {{q_2}} \right|\). Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra thì điện tích hai quả cầu A, B lúc này là:
\(q_A^' = q_B^' = \frac{{{q_1} + {q_2}}}{2} < 0\) (vì q1>
>>0; q2<0 và \({q_1} < \left| {{q_2}} \right|\))+ Vậy khi đưa quả cầu B lại gần quả cầu C tích điện âm thì chúng sẽ đẩy nhau vì hai quả cầu đều mang điện tích âm.
Chọn đáp án C
0>Câu 17:
1.Viết biểu thức định luật Cu lông và giải thích các đại lượng trong biểu thức.
2. Có hai điện tích q1= + 4.10-6(C), q2= - 4.10-6(C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 3 cm.
a) Biểu diễn lực tương tác giữa chúng?
b) Tìm độ lớn lực tương tác giữa chúng?
1. Biểu thức định luật Culong là:\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\), trong đó:
F là lực Culong (lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm) (N)
k là hằng số tỉ lệ; k = 9.109\(\left( {\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}} \right)\)
q1, q2là điện tích hai điện tích điểm (C)
\(\varepsilon \)là hằng số điện môi
r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm (m)
2.
Tóm tắt:
q1= + 4.10-6(C), q2= - 4.10-6(C)
\(\varepsilon = 1;\,r = 3cm = 0,03m\)
a) Biểu diễn \(\overrightarrow {{F_{12}}} ;\overrightarrow {{F_{21}}} \)
b) Tìm F12, F21
Lời giải:
a)
+ Gọi \(\overrightarrow {{F_{12}}} \)là lực tương tác tĩnh điện do điện tích q1đặt tại A tác dụng lên điện tích q2đặt tại B. \(\overrightarrow {{F_{12}}} \)có điểm đặt tại B, có phương nằm trên đường AB, chiều hướng từ B sang A.
+ \(\overrightarrow {{F_{21}}} \)là lực tương tác tĩnh điện do điện tích q2đặt tại B tác dụng lên điện tích q1đặt tại A. \(\overrightarrow {{F_{21}}} \)có điểm đặt tại A, có phương nằm trên đường AB, chiều hướng từ A sang B.
+ Độ lớn của lực: F12= F21
\(\overrightarrow {{F_{12}}} ;\overrightarrow {{F_{21}}} \) được biểu diễn như hình vẽ.
b) Lực tương tác giữa hai điện tích là:
\({F_{12}} = {F_{21}} = F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{4.10}^{ - 6}}.\left( { - {{4.10}^{ - 6}}} \right)} \right|}}{{1.{{\left( {0,03} \right)}^2}}} = 160N\)
Câu 18:
Cho mạch điện hình vẽ: \({\rm{E}}\)= 12 V, r = 1 Ω, R là biến trở
1. Điều chỉnh cho R = 11 Ω
a) Tính cường độ dòng điện mạch chính?
b) Tính công suất và hiểu suất của nguồn?
2. Điều chỉnh R bằng bao nhiêu để công suất mạch ngoài cực đại. Tính công suất đó?
Tóm tắt:
\({\rm{E}}\) = 12V, r = 1Ω
1. R = 11Ω
a) Ic= ?
b) Png= ?; H = ?
2. R thay đổi, để Pmaxthì R = ?
Pmax= ?
Lời giải:
1. a) Cường độ dòng điện mạch chính là:
\[{I_c} = \frac{{\rm{E}}}{{R + r}} = \frac{{12}}{{11 + 1}} = 1A\]
b) Công suất và hiệu suất của nguồn lần lượt là:
\({P_{ng}} = {\rm{E}}.{I_c} = 12.1 = 12W\)
\(H = \frac{R}{{R + r}} = \frac{{11}}{{11 + 1}}.100\% = 91,67\% \)
2. Công suất của mạch ngoài là:
\(P = RI_c^2 = R{\left( {\frac{{\rm{E}}}{{R + r}}} \right)^2} = \frac{{{{\rm{E}}^2}}}{{\frac{{R_{}^2 + 2R.r + {r^2}}}{R}}} = \frac{{{{\rm{E}}^2}}}{{R + \frac{{{r^2}}}{R} + 2r}}\)
+ Công suất đạt giá trị lớn nhất Pmaxkhi:\({\left( {R + \frac{{{r^2}}}{R}} \right)_{\min }}\)
+ Ta thấy: \(\left( {R + \frac{{{r^2}}}{R}} \right) \ge 2.r \Rightarrow {\left( {R + \frac{{{r^2}}}{R}} \right)_{\min }} = 2r \Leftrightarrow R = r\)
Vậy khi R thay đổi, công suất mạch ngoài cực đại khi R = r = 1Ω
Và \({P_{\max }} = \frac{{{{\rm{E}}^2}}}{{4r}} = \frac{{{{12}^2}}}{{4.1}} = 36W\)