Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 19. Năng lượng điện. Công suất điện có đáp án

Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 19. Năng lượng điện. Công suất điện có đáp án

Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 19. Năng lượng điện. Công suất điện có đáp án

  • 245 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Dùng các dây dẫn (có điện trở không đáng kể) nối hai đầu một điện trở với hai cực của một nguồn điện thành mạch kín. Khi này, dòng điện có sinh công trên các đoạn dây nối không? Vì sao?

Xem đáp án

Khi các dây dẫn có điện trở không đáng kể thì có thể coi như dòng điện không sinh công trên các đoạn dây nối mà dòng điện sinh công trên điện trở, công này được chuyển thành nhiệt. Tuy nhiên trong thực tế tất cả các dây dẫn đều có điện trở nên khi sử dụng dây dẫn để nối với các thiết bị điện, một lúc sau sờ tay vào dây dẫn ta cảm thấy dây nóng lên.


Câu 4:

Đặt một hiệu điện thế 12 V vào hai đầu một điện trở 8 Ω.

a) Tính công suất toả nhiệt trên điện trở.

b) Tính nhiệt lượng toả ra trên điện trở sau 1 phút.

Xem đáp án

a) Công suất toả nhiệt trên điện trở: P=U2R=1228=18W

b) Nhiệt lượng toả ra trên điện trở sau 1 phút: Q=U2Rt=1228.60=1080J


Câu 5:

Khi nguồn điện được nối với mạch ngoài và phát ra dòng điện, nhiệt độ của nguồn điện có tăng lên không? Năng lượng của nguồn điện có thể được biến đổi thành những dạng năng lượng nào?

Xem đáp án

Khi nguồn điện được nối với mạch ngoài và phát ra dòng điện, nhiệt độ của nguồn điện có tăng lên, vì bản thân nguồn điện có điện trở trong, nên năng lượng của nguồn điện được chuyển hoá thành các dạng năng lượng có ích cho mạch ngoài và một phần chuyển hoá thành nhiệt năng toả ra trên điện trở trong.


Câu 7:

Một pin hay ắc quy khi lưu hành trên thị trường sẽ có thêm thông số cho biết về khả năng cung cấp điện của nó cho các thiết bị khác, đơn vị Ah (ampe giờ). Ví dụ: Một ắc quy có thông số 10 Ah có nghĩa nó có khả năng cung cấp dòng điện 1 A trong 10 giờ, hoặc cung cấp dòng điện 5 A trong 2 giờ, hoặc cung cấp dòng điện 10 A trong 1 giờ..... Hiện nay, pin sạc dự phòng (Hình 19.2) đang được sử dụng phổ biến để nạp điện cho các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng. Xét một pin sạc dự phòng có thông số 15 000 mAh đã tích đầy điện, khi được kết nối với một thiết bị di động sẽ hoạt động ở công suất 10 W và hiệu điện thế giữa hai cực của pin bằng 5 V. Tính điện lượng còn lại trong pin sạc dự phòng khi sử dụng nó để sạc thiết bị trên trong 30 phút.

Một pin hay ắc quy khi lưu hành trên thị trường sẽ có thêm thông số cho biết về khả năng cung cấp điện của nó cho các thiết bị khác, đơn vị Ah (ampe giờ). Ví dụ: Một ắc quy có thông số 10 Ah có nghĩa nó có khả năng cung cấp dòng điện 1 A trong 10 giờ, hoặc cung cấp dòng điện 5 A trong 2 giờ, hoặc cung cấp dòng điện 10 A trong 1 giờ..... Hiện nay, pin sạc dự phòng (Hình 19.2) đang được sử dụng phổ biến để nạp điện cho các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng. Xét một pin sạc dự phòng có thông số 15 000 mAh đã tích đầy điện, khi được kết nối với một thiết bị di động sẽ hoạt động ở công suất 10 W và hiệu điện thế giữa hai cực của pin bằng 5 V. Tính điện lượng còn lại trong pin sạc dự phòng khi sử dụng nó để sạc thiết bị trên trong 30 phút.   (ảnh 1)
Xem đáp án

Cách 1: Pin sạc dự phòng có thông số 15 000 mAh đã tích đầy điện và hiệu điện thế giữa hai cực của pin bằng 5 V nên tổng năng lượng của pin là:

15000 . 5 = 75 000 mWh = 75 Wh.

Mà thiết bị có công suất 10 W và được sạc trong 30 phút = 0,5 h nên lượng điện năng pin cung cấp cho thiết bị là 10 . 0,5 = 5 Wh.

Lượng điện năng còn lại trong pin là 75 – 5 = 70 Wh.

Cách 2: Lượng điện năng ban đầu Pin được sạc là

A=U.I.t=5.15.3600=270000(W.s)=270000(J)

Lượng điện năng pin đã tiêu thụ là A’ = P.t=10.0,5.3600=18000(J)

Lượng điện năng còn lại trong pin là ΔA=AA'=27000018000=252000(J)


Bắt đầu thi ngay