Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 2. Phương trình dao động điều hoà có đáp án
-
146 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Việc nghiên cứu các quá trình dao động điều hoà để ứng dụng vào thực tiễn như xây dựng mô hình dự báo động đất yêu cầu ta phải mô tả chính xác trạng thái của vật dao động tại những thời điểm xác định. Ngoài ra, dao động điều hoà có tính chất tuần hoàn theo thời gian và bị giới hạn trong không gian thì phương trình li độ, vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hoà có những khác biệt gì so với chuyển động thẳng đều và biến đổi đều mà em đã học ở chương trình Vật lí 10?
Phương trình li độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động điều hoà biến thiên điều hoà theo thời gian và được biểu diễn dưới dạng đồ thị hình sin.
Đối với chuyển động thẳng đều hoặc chuyển động thẳng biến đổi điều thì mối liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc, gia tốc thường là các mối quan hệ hàm bậc nhất hoặc bậc hai, được biểu diễn dưới dạng các đường thẳng đi qua gốc toạ độ, song song với trục thời gian, hoặc một nhánh của đường parabol.
Câu 2:
Quan sát dao động của con lắc lò xo và kết hợp với Hình 1.4, hãy chỉ rõ sự khác nhau giữa hình dạng quỹ đạo chuyển động và đồ thị li độ của vật dao động theo thời gian.
Sự khác nhau giữa hình dạng quỹ đạo chuyển động và đồ thị li độ của vật dao động theo thời gian là:
- Dao động của con lắc lò xo chuyển động qua lại quanh một VTCB xác định (vị trí khi treo vật cân bằng) có dạng quỹ đạo là một đoạn thẳng được giới hạn bởi vị trí cao nhất (vị trí nén nhiều nhất) và vị trí thấp nhất (vị trí dãn nhiều nhất).
- Đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin.
Câu 3:
Một vật dao động có đồ thị li độ – thời gian được mô tả trong Hình 2.2. Hãy xác định:
a) Biên độ dao động, chu kì, tần số, tần số góc của dao động.
b) Li độ của vật dao động tại các thời điểm t1; t2; t3 ứng với các điểm A, B, C trên đường đồ thị li độ – thời gian.
c) Độ dịch chuyển so với vị trí ban đầu tại thời điểm t1; t2; t3 trên đường đồ thị.
a) Biên độ dao động A = 0,2 cm
Chu kì dao động T = 0,4 s
Tần số dao động
Tần số góc
b) Li độ của vật dao động tại thời điểm t1 ứng với điểm A là xA = - 0,1 cm
Li độ của vật dao động tại thời điểm t2 ứng với điểm B là xB = - 0,2 cm
Li độ của vật dao động tại thời điểm t3 ứng với điểm C là xC = 0.
c) Tại thời điểm ban đầu vật chuyển động từ VTCB theo chiều dương nên
Đồ thị độ dịch chuyển của vật dịch xuống một đoạn , tức là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian và đồ thị li độ - thời gian trùng nhau.
Độ dịch chuyển của vật dao động tại thời điểm t1 ứng với điểm A là dA = - 0,1 cm
Độ dịch chuyển của vật dao động tại thời điểm t2 ứng với điểm B là dB = - 0,2 cm
Độ dịch chuyển của vật dao động tại thời điểm t3 ứng với điểm C là dC = 0.
Câu 4:
Quan sát Hình 2.3a và 2.3b, hãy xác định:
a) Hình dạng đồ thị vận tốc - thời gian của vật.
b) Chu kì của vận tốc của vật.
c) Mối liên hệ giữa tốc độ cực đại và biên độ của vật.
d) Độ lệch pha của vận tốc so với li độ của vật.
a) Hình dạng đồ thị vận tốc - thời gian của vật có dạng hình sin.
b) Chu kì của vận tốc của vật: T = 0,66 s.
c) Biên độ dao động: A = 0,44 cm
Tốc độ cực đại: vmax = 4,2 cm/s
Tốc độ góc:
Mối liên hệ giữa tốc độ cực đại và biên độ của vật gần đúng theo công thức:
d) Độ lệch pha của vận tốc so với li độ của vật là
Câu 5:
Một vật dao động điều hoà với biên độ 10 cm và chu kì 2 s. Chọn gốc thời gian là khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Xác định vận tốc của vật vào thời điểm đó.
Khi vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì vận tốc của vật vào thời điểm đó bằng với tốc độ cực đại:
Lưu ý: nếu bài cho vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm thì khi đó vận tốc
Câu 6:
Quan sát Hình 2.3a và 2.3c, hãy xác định:
a) Hình dạng đồ thị gia tốc – thời gian của vật.
b) Chu kì của gia tốc của vật.
c) Mối liên hệ giữa gia tốc cực đại và biên độ của vật.
d) Độ lệch pha của gia tốc so với li độ của vật.
a) Hình dạng đồ thị gia tốc – thời gian của vật có dạng hình sin.
b) Chu kì của gia tốc của vật: T = 0,66 s.
c) Biên độ dao động: A = 0,44 cm
Gia tốc cực đại: amax = 40 cm/s2
Tốc độ góc:
Mối liên hệ giữa gia tốc cực đại và biên độ của vật gần đúng với công thức:
d) Độ lệch pha của gia tốc so với li độ của vật:
Câu 7:
Hãy vẽ phác đồ thị lực tác dụng – thời gian của vật dao động điều hoà có đồ thị li độ – thời gian như Hình 2.2.
Câu 8:
Dựa vào các đồ thị trong Hình 2.3:
a) Viết phương trình li độ, vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hoà.
b) Mô tả định tính tính chất của li độ, vận tốc và gia tốc của vật tại các thời điểm: 0,5 s; 0,75 s và 1 s.
c) Dựa vào các phương trình được xây dựng ở câu a để kiểm chứng lại mô tả định tính ở câu b.
Biên độ dao động: A = 0,44 cm
Tốc độ cực đại: vmax = 4,2 cm/s
Gia tốc cực đại: amax = 40 cm/s2
Chu kì của gia tốc của vật: T = 0,66 s.
Tốc độ góc:
a) Tại thời điểm ban đầu vật đi từ biên âm tiến về VTCB nên pha ban đầu
Khi đó, phương trình li độ có dạng:
Phương trình vận tốc có dạng:
Phương trình gia tốc có dạng:
b)
Với các đường kẻ màu xanh, cam, vàng tương ứng với các thời điểm 0,5 s; 0,75 s; 1 s.
Từ đồ thị có thể thấy:
- Khi t = 0,5 s thì vật đang có li độ âm và đang tiến về biên âm, vận tốc âm, gia tốc dương.
- Khi t = 0,75 s thì vật đang có li độ âm và đang tiến về VTCB, vận tốc dương, gia tốc dương.
- Khi t = 1 s thì vật đang có li độ dương và đang tiến về VTCB, vận tốc âm, gia tốc âm.
c) Nghiệm lại với các phương trình.
- Tại thời điểm t = 0,5 s
- Tại thời điểm t = 0,75 s
- Tại thời điểm t = 1 s
Câu 9:
Nhận xét về độ lệch pha giữa gia tốc và vận tốc của vật dao động.
Phương trình vận tốc:
Phương trình gia tốc:
Độ lệch pha giữa gia tốc và vận tốc: tức là gia tốc và vận tốc vuông pha với nhau.
Câu 11:
Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn nguyên tắc hoạt động của thiết bị đo khối lượng của các phi hành gia trên tàu vũ trụ.
Khi làm việc dài ngày trên các trạm không gian vũ trụ, việc theo dõi các chỉ số sức khoẻ như chiều cao, khối lượng cơ thể của các nhà du hành vũ trụ rất quan trọng. Khi đó cần có loại cân đặc biệt để xác định khối lượng của nhà du hành vũ trụ.
Dụng cụ này được thiết kế để cho phép các nhà du hành xác định khối lượng của họ ở điều kiện không trọng lượng. Nó là một cái ghế có khối lượng m gắn ở đầu một lò xo có độ cứng k. Đầu kia của lò xo được gắn vào một điểm cố định của trạm. Một máy đếm điện tử được kết nối với chiếc ghế có thể đo được chu kì dao động của ghế. Từ đó sử dụng các công thức trong dao động điều hoà của con lắc lò xo thì xác định được khối lượng M của nhà du hành vũ trụ.
Công thức xác định khối lượng M:
Câu 12:
Một vật dao động điều hoà có đồ thị li độ – thời gian và vận tốc – thời gian như Hình 2P.1. Hãy viết phương trình li độ và phương trình vận tốc của dao động này. Từ đó suy ra phương trình gia tốc của vật dao động.
Từ đồ thị trên xác định được:
Biên độ dao động: A = 1 cm
Tốc độ cực đại: vmax = 4 cm/s
Chu kì gần đúng với giá trị T = 1,6 s.
Tốc độ góc:
Tại thời điểm ban đầu vật đi từ biên dương tiến về VTCB nên phương trình li độ có dạng: với
Phương trình vận tốc có dạng:
Câu 13:
Một chất điểm dao động điều hoà với biên độ 4 cm, tần số 1 Hz. Tại thời điểm ban đầu, vật ở vị trí biên âm. Hãy xác định vận tốc và gia tốc của vật tại thời điểm t = 1 s.
Li độ: x = - A = - 4 cm (vì vật đang ở biên âm)
Vận tốc: v = 0 (vì vật ở biên có vận tốc bằng 0)
Gia tốc: (vì ở biên âm gia tốc có giá trị cực đại và nhận giá trị dương)
Câu 14:
Một vật dao động điều hoà có đồ thị gia tốc theo thời gian được thể hiện trong Hình 2P.2.
Xác định vị trí, vận tốc và gia tốc của vật tại các thời điểm t1, t2 và t3 tương ứng với các điểm A, B và C trên đường đồ thị a(t).
Tại thời điểm t1 thì gia tốc của vật có giá trị nên vật đang ở vị trí biên dương, khi đó vận tốc bằng 0.
Tại thời điểm t2 thì gia tốc của vật có giá trị bằng 0 và đang tăng nên vật đang ở vị trí cân bằng và đang đi theo chiều âm, khi đó vận tốc có giá trị .
Tại thời điểm t3 thì gia tốc của vật có giá trị nên vật đang ở vị trí biên âm, khi đó vận tốc bằng 0.