Giải SGK Vật lý 11 Cánh diều Bài 1. Lực tương tác giữa các điện tích có đáp án
Giải SGK Vật lý 11 Cánh diều Bài 1. Lực tương tác giữa các điện tích có đáp án
-
56 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lực tác dụng giữa các vật mang điện tuân theo định luật nào?
Lực tác dụng giữa các vật mang điện tuân theo định luật Coulomb.
Câu 2:
Thế nào là một vật nhiễm điện?
Vật nhiễm điện là vật có thừa hoặc thiếu các electron.
Câu 3:
Nêu ví dụ về một vật nhiễm điện hút hoặc đẩy một vật khác?
Ví dụ 1: Dùng thước nhựa chà nhẹ lên mái tóc, sau đó đưa lại gần các vụn giấy nhỏ sẽ thấy thước hút các mẩu giấy đó.
Ví dụ 2: Vào mùa đông, lúc cởi áo len thường nghe thấy tiếng nổ lách tách, thi thoảng có các tia điện nhỏ.
Ví dụ 3: Mùa hanh khô, dùng lược chải đầu, các sợi tóc thường bị hút dựng đứng lên.
Câu 4:
Thực hành, khám phá trang 64 SGK Vật lí 11:
Dụng cụ
Thanh nhựa, miếng vải len, quả cầu kim loại có đế cách điện.
Tiến hành
• Tích điện cho quả cầu
Dùng vải len cọ xát thanh nhựa để nó tích điện âm.
Đưa thanh nhựa đến gần quả cầu kim loại nhưng không để chúng chạm vào nhau (Hình 1.4).
Trong khi thanh nhựa ở gần quả cầu, chạm đầu ngón tay vào quả cầu trong giây lát rồi bỏ ngón tay ra khỏi quả cầu.
Di chuyển thanh nhựa ra xa. Dự đoán quả cầu tích điện loại nào và giải thích tại sao.
• Thử nghiệm sự tương tác của quả cầu tích điện dương
Treo một thanh nhựa đã tích điện âm để nó có thể quay tự do. Đưa quả cầu tích điện dương lại gần xem chúng có hút nhau không.
Sử dụng quả cầu tích điện dương này để kiểm tra tương tác của nó với thanh thuỷ tinh, thanh nhựa khác,...
- Dự đoán quả cầu tích điện dương.
- Giải thích: Khi đưa thanh nhựa nhiễm điện âm lại gần quả cầu thì các điện tích dương ở trong quả cầu di chuyển về phía gần với thanh nhựa (do các điện tích âm ở thanh nhựa hút các điện tích dương lại gần phía nó). Khi đưa tay chạm vào quả cầu thì các electron di chuyển từ quả cầu sang người, khi đó quả cầu thiếu electron dẫn đến nó sẽ tích điện dương.
Câu 5:
Lực mà hai điện tích tác dụng lên nhau tuân theo quy luật nào?
Lực mà hai điện tích tác dụng lên nhau tuân theo quy luật Coulomb.
Câu 6:
Hãy biểu diễn bằng hình vẽ lực tương tác giữa hai điện tích trái dấu nhau.
Hình vẽ lực tương tác giữa hai điện tích trái dấu:
Câu 7:
Tính lực tương tác giữa hai electron ở cách nhau 1,0.10-10 m trong chân không. (Điện tích của electron e = -1,6.10-19 C)
Lực tương tác:
Câu 8:
Một vật dẫn A cô lập không tích điện đang được nối đất.
Đưa một điện tích dương B lại rất gần vật dẫn này. Vật dẫn A được tích điện dương, âm hay không tích điện khi:
a) Đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất vật dẫn A?
b) Thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa.
Trường hợp này vật dẫn A bị nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa điện tích dương B lại gần vật dẫn A không tích điện thì những electron tự do trong vật dẫn A sẽ bị dồn về một phía và vật dẫn A bị phân thành 2 cực dương, âm. Các electron dưới đất sẽ theo dây nối đất đi đến trung hòa phần cực dương của vật dẫn A. Như vậy, tổng electron trong vật dẫn A đã lớn hơn tổng proton.
a. Khi đưa B ra xa vật dẫn A thì các electron ban đầu trong A sẽ dần dần đẩy các electron đã từ đất truyền lên về lại phía mặt đất. Do đó, khi đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất thì vật dẫn A sẽ có tổng số electron bằng tổng số proton nên vật dẫn A trung hòa về điện.
b. Khi thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa thì electron từ mặt đất truyền lên bị nhốt trong vật dẫn A, không còn truyền đi đâu được. Vì vậy vật dẫn A lúc này có tổng số electron lớn hơn tổng số proton nên tích điện âm.