IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SGK Vật lý 11 Cánh diều Bài 2. Điện trường có đáp án

Giải SGK Vật lý 11 Cánh diều Bài 2. Điện trường có đáp án

Giải SGK Vật lý 11 Cánh diều Bài 2. Điện trường có đáp án

  • 35 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Lấy một ví dụ lực hút của nam châm lên vật khác.

Xem đáp án

VD: Đặt thanh nam châm lại gần một thanh sắt nhỏ, thấy nam châm hút thanh sắt đó lại.


Câu 5:

Hình 2.8 là hình dạng đường sức điện trường giữa hai điện tích.

Xác định dấu của các điện tích ở mỗi hình a), b), c).

Hình 2.8 là hình dạng đường sức điện trường giữa hai điện tích. Xác định dấu của các điện tích ở mỗi hình a), b), c). (ảnh 1)
Xem đáp án

Chúng ta biết tính chất của đường sức điện có hướng đi ra từ điện tích dương và đi vào điện tích âm.

Ở hình a – cả hai điện tích đều là điện tích dương (vì hướng của đường sức điện có mũi tên đi ra từ điện tích).

Hình 2.8 là hình dạng đường sức điện trường giữa hai điện tích. Xác định dấu của các điện tích ở mỗi hình a), b), c). (ảnh 2)

Ở hình b – điện tích bên trái là điện tích âm, điện tích bên phải là điện tích dương.

Hình 2.8 là hình dạng đường sức điện trường giữa hai điện tích. Xác định dấu của các điện tích ở mỗi hình a), b), c). (ảnh 3)

Ở hình c – cả hai điện tích đều là điện tích âm.

Hình 2.8 là hình dạng đường sức điện trường giữa hai điện tích. Xác định dấu của các điện tích ở mỗi hình a), b), c). (ảnh 4)

Câu 7:

Trong Hình 2.10, nếu tốc độ ban đầu của electron trong điện trường bằng không thì nó sẽ chuyển động như thế nào

Trong Hình 2.10, nếu tốc độ ban đầu của electron trong điện trường bằng không thì nó (ảnh 1)
Xem đáp án

Nếu tốc độ ban đầu của electron bằng không thì nó sẽ chịu tác dụng của lực điện và trọng lực của nó (nếu có) kéo nó chuyển động thẳng đứng về phía bản dương.


Câu 8:

Trong ống phóng điện tử ở Hình 2.11, hiệu điện thế giữa hai cặp bản nằm ngang và giữa hai cặp bản thẳng đứng sẽ làm chùm electron bị lệch như thế nào?

Trong ống phóng điện tử ở Hình 2.11, hiệu điện thế giữa hai cặp bản nằm ngang (ảnh 1)
Xem đáp án

Khi tia electron đi qua cặp bản nằm ngang sẽ bị lệch theo trục Oy tức là lệch theo phương thẳng đứng (có thể lên trên hoặc xuống dưới tuỳ vào dấu của các bản cực).

Khi tia electron đi qua cặp bản thẳng đứng sẽ bị lệch theo trục Ox tức là lệch theo phương nằm ngang (có thể sang lệch ra phía trước hoặc phía sau tuỳ vào dấu của bản cực). Kết quả là tia electron đi ra khỏi 2 cặp bản cực này và đập vào màn hình phát ra điểm sáng mong muốn.


Câu 9:

Ống phóng điện tử có thể được sử dụng ở thiết bị nào?

Xem đáp án

Ống phóng điện tử được sử dụng ở dao động kí điện tử, màn hình tivi, máy tính, …


Câu 10:

Vẽ sơ đồ giải thích cách dùng lực điện để tách riêng các ion trong một chùm gồm các ion có khối lượng và điện tích khác nhau.

Xem đáp án

Khi chùm tia đi qua điện trường của hai bản cực, sẽ chịu tác dụng của lực điện. Ion mang điện dương sẽ có xu hướng đi về bản cực âm, ion mang điện âm sẽ có xu hướng đi về bản cực dương.

Vẽ sơ đồ giải thích cách dùng lực điện để tách riêng các ion trong một chùm gồm (ảnh 1)

Bắt đầu thi ngay