Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Vật lý 290 Bài trắc nghiệm Từ Trường cực hay có lời giải chi tiết

290 Bài trắc nghiệm Từ Trường cực hay có lời giải chi tiết

290 Bài trắc nghiệm Từ Trường cực hay có lời giải chi tiết (P1)

  • 2305 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ Bắc đến Nam. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều:

Xem đáp án

Đáp án A

Áp dụng quy tắc bàn tay trái “đặt bàn tay trái xòe rộng để cho các đường cảm ứng từ xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa trùng với chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện.”

+ Áp dụng cho bài này, đặt bàn tay nằm ngang sao cho có chiều từ Bắc đến Nam, xoay bàn tay sao cho ngón cái khi choãi ra 90° thì chỉ xuống mặt đất, lúc này lòng bàn tay đang hướng về phía Đông nên cảm ứng từ sẽ có chiều từ Đông sang Tây


Câu 2:

Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài: B=2.107.Ir => D sai.


Câu 3:

Phát biểu nào dưới đây là sai? Lực từ là lực tương tác

Xem đáp án

Đáp án D

Lực từ là lực tương tác giữa hai nam châm hoặc giữa hai dòng điện hoặc giữa nam châm với dòng điện. Lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên là lực tương tác tĩnh điện (lực Cu-lông).


Câu 4:

Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau thì không có tương tác từ

+ Một thanh sắt đặt rất gần nam châm nó sẽ bị nhiễm từ nên giữa sắt và nam châm có tương tác từ.


Câu 6:

Một electron chuyển động tròn đều trong từ trường đều có cảm ứng từ 103T. Biết bán kính quỹ đạo chuyển động là 5,69 mm. Vận tốc của electron là:

Xem đáp án

Đáp án A

Lực Lorenxơ đóng vai trò là lực hướng tâm:

qvB=mv2Rv=qBRm=1,6.1019.103.5,69.1039,1.103110m/s.


Câu 9:

Phương của lực Lorenxo

Xem đáp án

Đáp án B

Phương của lực Lorenxo vuông góc với đường sức từ và véc - tơ vận tốc của hạt.


Câu 10:

Chọn câu sai

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: F=qvBsinθ 

Quỹ đạo của electron chuyển động trong từ trường là một đường tròn chỉ khi θ=90° 

θ=0° thì từ trường không tác dụng lực lên e.

0°<θ<90° thì quỹ đạo là đường xoắn ốc.


Câu 11:

Chọn câu sai

Xem đáp án

Đáp án A

Hạt proton bay vào trong từ trường theo phương vuông góc với véc - tơ cảm ứng từ thì quỹ đạo của proton là quỹ đạo tròn có v không đổi.


Câu 12:

Lực Lorenxo tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường

Xem đáp án

Đáp án B

Lực Lorenxo tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường luôn hướng về tâm của quỹ đạo. (F đóng vai trò lực hướng tâm).


Câu 13:

Một electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ B với vận tốc v. Khi góc hợp bởi v và B bằng θ, quỹ đạo chuyển động của electron có dạng

Xem đáp án

Đáp án C

Khi góc hợp bởi v B bằng θ, quỹ đạo chuyển động của electron có dạng đường xoắn ốc.


Câu 15:

Một electron bay vào trong từ trường đều với vận tốc ban đầu vuông góc với B. Tính độ lớn của lực Lo-ren-xơ nếu v=2.105m/s B=200mT. Cho biết electron có độ lớn e=1,6.1019C.

Xem đáp án

Đáp án A

+ Đổi B=200mT=0,2T 

+ Độ lớn của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt:

fL=Bvqsinα=0,2.2.105.1,6.1014.sin90°=6,4.1015N


Câu 16:

Trong không khí, hai dòng điện thẳng dài vô hạn song song với nhau và cách nhau một khoảng 35 cm có cường độ I1=8A và I2=6A, cùng chiều. M là điểm mà cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại đó có độ lớn bằng 0. M cách I1 và I2 những khoảng tương ứng là

Xem đáp án

Đáp án B

Để cảm ứng từ tại M bằng 0 thì cảm ứng từ thành phần do hai dòng điện gây ra tại M phải cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.

→ M nằm giữa hai dòng điện và nằm trong mặc phẳng tạo bởi hai dòng điện. Ta có hệ:


Câu 18:

Thanh dẫn điện MN dài 80cm chuyển động tịnh tiến đều trong từ trường đều, véc tơ vận tốc vuông góc với thanh. Cảm ứng từ vuông góc với thanh và hợp với vận tốc một góc 30° như hình vẽ. Biết B = 0,06T, v = 50cm/s. Xác định chiều dòng điện cảm ứng và độ lớn suất điện động cảm ứng trong N thanh:

Xem đáp án

Đáp án C

+ Áp dụng quy tắc bàn tay phải xác định chiều dòng điện cảm ứng: Từ N đến M

+ Độ lớn suất điện động:

e=Blv.sinα=0,06.0,8.0,5.sin30=0,012V


Câu 20:

Cảm ứng từ B của dòng điện thẳng tại điểm M cách dòng điện 3 cm bằng 2,4.105 T. Tính cường độ dòng điện của dây dẫn

Xem đáp án

Đáp án B

Áp dụng công thức:

Cảm ứng từ B gây bởi dây dẫn thẳng dài: B=2.107Ir


Câu 21:

Xung quanh từ trường B biến thiên có điện trường xoáy E với đường sức điện bao quanh các đường sức từ có chiều cho như hình vẽ. Hỏi trường hợp nào vẽ đúng mối quan hệ về chiều giữa B và E

Xem đáp án

Đáp án A

Chiều của điện trường xoáy E xác định giống như chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong hiện tượng cảm ứng điện từ (vì nhờ có điện trường xoáy  kéo các điện tích tự do có sẵn trong mạch kín mới tạo ta dòng điện cảm ứng trong hiện tượng cảm ứng điện từ). Nên cả hai trường hợp đều đúng.


Câu 23:

Cuộn dây kim loại có điện trở ρ=2.108Ωm,N=100 vòng, đường kính d = 10cm, tiết diện của dây S=0,2mm2. Có trục song song với B của từ trường đều, cho từ trường biến thiên với tốc độ ΔB/Δt=0,2T/s. Nối hai đầu cuộn dây với nhau. Tính cường độ dòng điện cảm ứng và công suất tỏa nhiệt trong cuộn dây.

Xem đáp án

Đáp án A

Chiều dài sợi dây l=N.πd=314m

Điện trở của cuộn dây: R=ρlS=31,4Ω

Suất điện động sinh ra trong cuộn dây do từ trường biến thiên: e=ΔϕΔt=πR2.ΔBΔt

Dòng điện trong cuộn dây: I=eR=πR2ΔBΔt.Sρl=0,05A

Công suất tỏa nhiệt: P = I2.R=0,08W


Câu 24:

Một electron bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ B=2,5.104T với vận tốc v=8.108cm/s theo phương vuông góc với từ trường. Tìm bán kính quỹ đạo của electron

Xem đáp án

Đáp án B

Áp dụng công thức

R=mvqB=9,l.1031.8.1061,6.1019.2,5.104=18,2.102m


Câu 26:

Kim nam châm của la bàn đặt trên mặt đất chỉ hướng Bắc − Nam địa lí vì

Xem đáp án

Đáp án C

Kim nam châm của la bàn đặt trên mặt đất chỉ hướng Bắc – Nam địa lí vì từ trường của Trái Đất tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó.


Câu 27:

Chọn phát biểu sai? Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án B

Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối.


Câu 28:

Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của vecto cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường?

Xem đáp án

Đáp án C

Vecto cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có 4 đặc điểm:

- Có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó.

- Có chiều cùng chiều với từ trường tại điểm đó (tuân theo quy tắc nắm tay phải).

- Điểm đặt đặt tại điểm cần xác định vecto cảm ứng từ.

- Có độ lớn phụ thuộc vào dòng điện gây ra từ trường.


Câu 29:

Chọn phát biểu sai? Đường sức từ

Xem đáp án

Đáp án A

Đường sức từ là các đường được vẽ trong không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện, có tính chất là các đường cong khép kín hoặc thẳng dài vô hạn ở hai đầu, có chiều tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm đó và chiều quy ước là chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của một kim nam châm đặt tại điểm xét (hoặc một thanh nam châm cũng như vậy). Tránh nhầm lẫn với hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của thanh nam châm tại điểm đó.


Câu 30:

Nếu cường độ dòng điện chạy trong khung dây dẫn tròn tăng 2 lần và đường kính khung dây dẫn đó tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây đó

Xem đáp án

Đáp án A

Cảm ứng từ gây ra bởi dây dẫn tròn tại tâm vòng dây là B=2π.107IR I và R đều tăng 2 lần thì B không đổi.


Câu 31:

Một sóng điện từ đang lan truyền trong không gian từ Bắc vào Nam. Biết tại một thời điểm cường độ điện trường có giá trị bằng E02 và đang giảm, biết chiều của cường độ điện trường tại thời điểm đó là từ Đông sang Tây. Sau đó T/4 thì giá trị của cảm ứng từ là bao nhiêu và hướng theo chiều nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi sóng điện từ lan truyền thì ba vecto E,B,v luôn vuông phương nhau và tạo thành một tam diện thuận.

Ở thời điểm t thì cường độ điện trường có giá trị bằng E02 và đang giảm sau đó T/4 thì cường độ điện trường sẽ có giá trị là E032 và đang giảm dần về - E0 (hình vẽ)

Mà vectơ cường độ điện trường và cảm ứng từ luôn cùng pha, vuông phương nên sau thời gian T/4 thì cảm ứng từ có giá trị bằng B032. 

Xét hướng của cảm ứng từ:

Ở thời điểm t, vecto cường độ điện trường có chiều từ Đông sang Tây, vận tốc truyền sóng có chiều từ Bắc → Nam. Sử dụng quy tắc bàn tay phải “đặt bàn tay phải sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều của vecto cường độ điện trường, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của vận tốc truyền sóng thì cảm ứng từ có hướng đi vào lòng bàn tay”. Vậy tại thời điểm t thì vecto cảm ứng từ có hướng từ trên xuống => Sau T/4 thì cảm ứng từ đổi dấu so với ban đầu => vecto cảm ứng từ đổi hướng => có hướng từ dưới lên.


Câu 32:

Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên. Nếu cảm ứng từ có hướng từ Bắc đến Nam thì lực từ tác dụng lên dây dẫn có hướng

Xem đáp án

Đáp án B

+ Áp dụng quy tắc bàn tay trái: “đặt bàn tay trái xòe rộng để cho các đường cảm ứng từ xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa trùng với chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện”.

+ Áp dụng cho bài này: đặt bàn tay trái thẳng đứng hướng từ dưới lên, xoay bàn tay sao cho lòng bàn tay hướng về phía Bắc, khi đó ngón cái choãi ra 90o, chỉ về phía Đông.


Câu 33:

Một từ trường đều có phương thẳng đứng, hướng xuống. Hạt α là hạt nhân nguyên tử He chuyển động theo hướng Bắc địa lý bay vào từ trường trên. Lực Lorenxơ tác dụng lên α có hướng

Xem đáp án

Đáp án B

+ Hạt α mang điện tích dương.

+  Áp dụng quy tắc xòe bàn tay trái để tìm hướng của lực Lorenxo.

 Xòe bàn tay trái sao cho đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều chuyển động của hạt α (hướng Bắc)  thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực lorenxo (hướng Tây).


Câu 34:

Khi electron bay vào vùng từ trường theo phương vuông góc với cảm ứng từ B  thì

Xem đáp án

Đáp án C

Hướng chuyển động của electron bị thay đổi.


Câu 35:

Khi cho dòng điện xoay chiều chạy trong một dây dẫn thẳng bằng kim loại, xung quanh dây dẫn

Xem đáp án

Đáp án A

Khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn kim loại thì xung quanh dây dẫn sẽ xuât hiện một điện từ trường.


Câu 36:

Từ trường không tồn tại xung quanh:

Xem đáp án

Đáp án D

Từ trường tổn tại xung quanh điện tích chuyển động, nam châm và dòng điện.


Câu 37:

Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I

Xem đáp án

Đáp án A

Cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I là: B = 2.10-7I/R.


Câu 38:

Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ → các đường sức của cùng một từ trường không thể cắt nhau → D sai.


Câu 39:

Lực tương tác nào sau đây không phải là lực từ ?

Xem đáp án

Đáp án D

Lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên là lực tĩnh điện, không phải lực từ.


Câu 40:

Hình nào dưới đây kí hiệu đúng với hướng của từ trường đều tác dụng lực Lorenxo lên hạt điện tích q chuyển động với vận tốc v  trên quỹ đạo tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ.

            

             

Xem đáp án

Đáp án D

Điện tích chuyển động tròn → lực Loren có chiều hướng vào tâm quỹ đạo.

Áp dụng quy tắc bàn tay trái: Cảm ứng từ xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều chuyển động của điện tích dương (nếu điện tích là âm thì ngược lại), ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực Lorenxo → Hình 4 là phù hợp.


Bắt đầu thi ngay