Chủ đề 10. Phương pháp nhận biết các chất vô cơ có đáp án
-
376 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất riêng biệt sau:
a) BaO, MgO, CuO
- Trích các mẫu thử vào các ống nghiệm riêng biệt đã đánh số theo thứ tự để nhận biết.
a) Hoà tan 3 oxit kim loại bằng nước → Nhận biết được BaO tan tạo dung dịch trong suốt: BaO + H2O → Ba(OH)2
Hai oxit còn lại cho tác dụng với dung dịch HCl, nhận ra MgO tạo ra dung dịch không màu, CuO tan tạo dung dịch màu xanh.
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Câu 2:
b) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl
b) Dùng quỳ tím → nhận biết HCl vì làm quỳ tím hoá đỏ, NaOH làm quỳ tím hoá xanh, Na2SO4 và NaCl không làm đổi màu quỳ tím.
Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch không làm đổi màu quỳ tím → Na2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, NaCl không phản ứng.
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 (kết tủa trắng) + 2NaCl
Câu 3:
c) CO, CO2, SO2
c) Dẫn từng khí qua dung dịch nước brom nhận biết SO2 làm mất màu nước brom.
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Hai khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong → nhận biết CO2 làm đục nước vôi trong, CO không phản ứng.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 4:
Chỉ được dùng nước, hãy nhận biết các chất rắn sau: NaOH, Al2O3, BaCO3, CaO.
Hướng dẫn:
Hoà tan các mẫu thử vào nước nhận biết CaO tan tạo dung dịch đục, NaOH tạo dung dịch trong suốt, còn Al2O3 và BaCO3 không tan.
Lấy dung dịch NaOH vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử không bị hoà tan trong nước → Al2O3 tan, BaCO3 không tan.
CaO + H2O → Ca(OH)2
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
Câu 5:
Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: Na2CO3, HCl, BaCl2
Hướng dẫn:
- Trích mẫu thử của từng dung dịch vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng.
- Lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với hai mẫu thử còn lại. Sau 6 lượt thí nghiệm, ta có kết quả như bảng sau:
Na2CO3 |
HCl |
BaCl2 |
|
Na2CO3 |
↑ |
↓ trắng |
|
HCl |
↑ |
Không phản ứng |
|
BaCl2 |
↓ trắng |
Không phản ứng |
Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào tạo khí và có kết tủa trắng thì chất nhỏ vào là Na2CO3, mẫu thử nào tạo khí là HCl, mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2.
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
Câu 6:
Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây ?
Để phân biệt 2 dd không màu ZnSO4 và AlCl3 ta dùng dd NH3, dd NH3 đều tạo kết tủa với 2 dd trên khi nhỏ từ từ dd NH3 vào, nhưng khi dd NH3 dư kết tủa Zn(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3.
PTHH:
ZnSO4 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Zn(OH)2 + 4NH3 →[Zn(NH3)4](OH)2
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
⇒ Chọn B.
Câu 7:
Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?
Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa: H2SO4, BaCl2, Na2SO4 bằng Na2CO3.
Vì Na2CO3 tác dụng với H2SO4 sẽ có hiện tượng sủi bọt khí (khí CO2), tác dụng với BaCl2 sẽ có hiện tượng kết tủa trắng (BaCO3), khi tác dụng với Na2SO4 sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.
PTHH:
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
⇒ Chọn C.
Câu 8:
Có 3 lọ, mỗi lọ đựng các dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên ?
Đun sôi 3 dung dịch thấy dd có khí thoát ra và tạo kết tủa là Ca(HCO3)2
Hai dd còn lại dùng thuốc thử AgNO3 để nhận biết: AgNO3 tạo kết tủa trắng với BaCl2, Ba(NO3)2 không xảy ra hiện tượng.
PTHH:
Ba(HCO3)2 −to→ BaCO3 + CO2 + H2O
BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl
⇒ Chọn C.
Câu 9:
Có hai dung dịch mất nhãn gồm: (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên ?
Dùng Ba(OH)2 để nhận biết 2 dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4
Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2S tạo khí mùi khai.
Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2SO4 tạo khí mùi khai và kết tủa trắng.
PTHH:
Ba(OH)2 + (NH4)2S → BaS + 2NH3 + H2O
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + H2O
⇒ Chọn C.
Câu 10:
Có thể nhận biết được 3 dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là:
BaCO3 tác dụng với H2SO4 tạo kết tủa trắng và có khí thoát ra.
BaCO3 tác dụng với HCl kết tủa BaCO3 bị hòa tan và có khí thoát ra.
BaCO3 tác dụng với KOH không có hiện tượng gì xảy ra.
PTHH:
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
⇒ Chọn B.
Câu 11:
Dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt đã mất nhãn gồm: AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2?
Sử dụng NaOH để nhận biết 4 muối AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2, khi NaOH tác dụng với 4 muối tạo 4 kết tủa hidroxit: Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)2 và Mg(OH)2.
Al(OH)3 bị tan khi cho dư NaOH vào dd muối.
Fe(OH)3 là kết tủa màu nâu đỏ.
Fe(OH)2 là kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển màu nâu đỏ.
Mg(OH)2 kết tủa trắng không tan.
⇒ Chọn C.
Câu 12:
Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được đồng thời các dung dịch mất nhãn riêng biệt gồm: NaI, KCl, BaBr2 ?
Chọn AgNO3 là thuốc thử vì AgNO3 tác dụng với 3 muối tạo 3 kết tủa có màu đặc trưng.
AgCl màu trắng → KCl
AgBr màu vàng nhạt → BaBr2
AgI màu vàng đậm → NaI
⇒ Chọn A.
Câu 13:
Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn gồm: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:
Chọn Ba(OH)2 vì:
Ba(OH)2 tác dụng với ZnSO4 tạo kết tủa trắng, đến khi Ba(OH)2 dư thì kết tủa tan một phần.
Ba(OH)2 tác dụng với Mg(NO3)2 tạo kết tủa trắng không đổi.
Ba(OH)2 tác dụng với Al(NO3)3 tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa tan hết khi Ba(OH)2 dư.
⇒ Chọn C.
Câu 14:
Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:
Tương tự bài 6.
Chọn A.
Câu 15:
Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:
Sử dụng dung dịch nước Brom vì trong 2 muối chỉ có muối Na2SO3 tác dụng được với nước brom, làm mất màu nước brom
Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr
⇒ Chọn B.