IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Hóa học Tính chất hóa học của muối (phần 2)

Tính chất hóa học của muối (phần 2)

Tính chất hóa học của muối (phần 2)

  • 584 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

Xem đáp án

Chọn C

Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, xảy ra phản ứng:

3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

Fe(OH)3 kết tủa màu đỏ nâu


Câu 3:

Nhỏ dd natri hidroxit vào ống nghiệm chứa dd đồng(II) clorua. Xuất hiện:


Câu 4:

Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng  quan sát được là


Câu 5:

Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là:


Câu 6:

Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối canxi cacbonat:


Câu 7:

Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây:

Xem đáp án

Chọn A

Dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được: NaOH, Na2CO3, AgNO3. Cho dung dịch HCl vào mỗi lọ

Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O AgNO3 + HCl  AgCl  + HNO3


Câu 9:

Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

Xem đáp án

Chọn A

Cặp NaOH và MgSO4 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì xảy ra phản ứng:

2NaOH + MgSO4  → Mg(OH)2 ↓+ Na2SO4


Câu 10:

Các cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch? 

1. CuSO4và HCl            

2. H2SO4 và Na2SO3

3. KOH và NaCl            

4. MgSO4và BaCl2

Xem đáp án

Chọn D

Các cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất không phản ứng với nhau

cặp 1: CuSO4 và HCl và cặp 3: KOH và NaCl.


Câu 11:

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

Xem đáp án

Chọn A

2 chất không tác dụng được với nhau sẽ cùng tồn tại được trong một dung dịch

A. thỏa mãn


Câu 12:

Dung dịch chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch kali sunfat (K2SO4) tạo ra kết tủa. Chất X là:

Xem đáp án

Chọn C

Dung dịch chất X có pH > 7  X là dung dịch bazơ  loại A và D

Dung dịch X tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa  X là Ba(OH)2

Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KOH


Câu 13:

Dung dịch tác dụng được với các dung dịch FeNO32CuCl2

Xem đáp án

Chọn A

Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là dung dịch NaOH vì tạo kết tủa


Câu 14:

Cho các chất có công thức: Ba(OH)2, MgSO4, Na2CO3, CaCO3, H2SO4. Số chất tác dụng được với dung dịch K2CO3 là:

Xem đáp án

Chọn B

Chất tác dụng được với dung dịch K2CO3 là: Ba(OH)2, MgSO4, H2SO4


Câu 15:

Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại

Xem đáp án

Chọn B

Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3 ta dùng Cu vì Cu phản ứng được với AgNO3 tạo ra Cu(NO3)2

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag


Câu 16:

Dung dịch  ZnSO4 bị lẫn tạp chất CuSO4 Kim loại nào sau đây làm sạch dung dịch

Xem đáp án

Chọn A

Ta dùng kim loại sao cho đẩy được Cu ra khỏi muối đồng thời muối mới bắt buộc phải là ZnSO4 để tránh thêm tạp chất khác

=> kim loại là Zn

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Lọc loại bỏ kết tủa thu được ZnSO4 tinh khiết


Câu 17:

Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:

 

Xem đáp án

Chọn D

Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch KOH vì tạo các kết tủa có màu khác nhau:

- dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh


Câu 18:

Để nhận biết 3 dung dịch bị mất nhãn : Na2SO4 , HCl , H2SO4 loãng , người ta dùng 

 


Câu 19:

Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và NaCl ta có thể dùng chất có công thức

Xem đáp án

Chọn B

Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và NaCl ta có thể dùng chất HCl vì

Na2CO3  + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2  còn NaCl không tác dụng nên không có hiện tượng


Câu 20:

Cho các dung dịch sau: HCl, BaCl2, NaOH, BaOH2. Có mấy dung dịch được sử dụng để phân biệt Na2SO4Na2CO3?

Xem đáp án

Chọn D

Dung dịch có thể sử dụng để nhận biết 2 dung dịch Na2SO4 và Na2CO3 là : Dung dịch  HCl


Câu 24:

Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất


Bắt đầu thi ngay