Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Bộ đề THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề số 1)
-
55319 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Phân tích để thấy điểm chung của 3 chiến dịch Việt bắc, Biên giới và Điện Biên Phủ có điểm chung về sự kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
Chọn đáp án: A
Câu 2:
Ngày 15 - 5 - 1945, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân được hợp nhất thành
Phương pháp: Sgk Lịch sử lớp 12, trang 114
Cách giải:
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kì, ngày 15-5-1945,Việt Nam cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành quân giải phóng.
Chọn đáp án: D
Câu 3:
Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược "Cam kết và mở rộng" do Tổng thống Mĩ Bill Clintơnđề ra là
Phương pháp: Sgk Lịch sử lớp 12, trang 45.
Cách giải:
Một trong những Mục tiêu cơ bản của chiến lược cam kết và mở rộng là tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
Chọn đáp án: D
Câu 4:
Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là đều
Phưng pháp: phân tích,so sánh
Cách giải:
Phân tích , so sánh nội dung của 2 Hiệp địnhnGiơ -ne- vơ và Pari nội dung đầu tiên là đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
Chọn đáp án: A
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không nằm trong nguyên nhân dẫn đến sự thành lập của tổ chức ASEAN?
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 31
Cách giải:
Sử dụng phuơng pháp loại trừ các phương án A,C,D đều là nguyên nhân ra đời của ASEAN, phương án B không phải nguyên nhân.
Chọn đáp án: B
Câu 6:
Nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ điều kiện khách quan nào để nổi dậy giành độc lập vào năm 1945?
Phương pháp:
Cách giải:
Chính sách cai trị và vơ vét bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai ngày càng trở nên gay gắt.
Chọn đáp án: D
Câu 7:
Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 83.
Cách giải:
Báo Thanh niên cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra số đầu tiên ngày 21-6-2925.
Chọn đáp án: B
Câu 8:
Thành tựu lớn nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 11.
Cách giải:
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ
Chọn đáp án: C
Câu 9:
Trong những năm 1973 - 1982, nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái chủ yếu là do
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 44
.cách giải:
Năm 1973, do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái kéo dài
Chọn đáp án: C
Câu 10:
Trong quá trình hoạt động, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã truyền bá lý luận nào vào Việt Nam?
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 84
Cách giải:
Báo thanh niên và tác phẩm Dường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
Chọn đáp án: D
Câu 11:
“Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân”, đây là một chủ trương quan trọng được đề ra trong
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 109
Cách giải:
Hội nghị xác định…..chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
Chọn đáp án: D
Câu 12:
Chiến thắng nào của quân và dân Việt Nam thắng lợi đã hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Ngụy nhào”?
Phương pháp: dùng phương pháp loại trừ.
Cách giải:
Các phương án B,C,D đều là những thắng lợi để đánh cho Mĩ cút nhưng nguỵ chưa nhào. Chỉ đến thắng lợi mùa Xuân 1975 mới lật đổ hoàn toàn chính quyền tay sai của Mĩ.
Chọn đáp án: A
Câu 13:
Nhận định nào dưới đây là nguyên nhân quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)?
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 197.
Cách giải:
Vì nhờ có đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh ta đã từng bước làm thất bại âm mưu của Mĩ-Nguỵ, đưa cuộc kháng chiến vượt qua khó khăn thử thách để giành thắng lợi hoàn toàn..
Chọn đáp án: A
Câu 14:
Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Chống tư tưởng cục bộ để đoàn kết trong Đảng lãnh đạo phát triển đất nước. vì sự chia rẽ của 3 tổ chức cộng sản đã ảnh hưởng không tốt đến cách mạng.
Chọn đáp án: B
Câu 15:
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới chủ yếu là do
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Trong thời kì khó khăn sau chiến tranh, Nhật phải nhận viện trợ của Mĩ để phát triển kinh tế nên chính sách đối ngoại phụ thuộc vào Mĩ. Đến những năm 70 Nhật bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thể giới, vì vậy giới cầm quyền Nhật bản điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp để nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế.
Chọn đáp án: A
Câu 16:
Sau mùa Xuân 1975, nguyện vọng tình cảm thiêng liêng của nhân dân 2 miền Nam – Bắc là gì?
Phương pháp: sgk 12 trang 201.
Cách giải:
Để đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc “ nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”- Hội nghị lần thứ 24 BCH Trung Ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Chọn đáp án: B
Câu 17:
Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” là hoạt động của giai cấp
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 80.
Cách giải:
Tư sản Việt nam đã tổ chức tẩy chaytuw sản Hoa kiều, vận đọng người Việt Nam chỉ mua hàng Việt Nam, “ chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá”.
Chọn đáp án: D
Câu 18:
Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 100.
Cách giải:
Mục tiêu đấu tranh đòi tưh do, dân sinh,dân chủ, cơm áo và hoà bình.
Chọn đáp án: D
Câu 19:
Trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương được Đảng ta xác định tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5/1941 là gì?
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 108.
Cách giải:
Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc”.
Chọn đáp án: C
Câu 20:
Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam mà nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (1959) xác định là con đường nào sau đây?
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 164.
Cách giải:
Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 BCh Trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lưh cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ Diệm…đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang.
Chọn đáp án: A
Câu 21:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(9/1960) đã xác định cách mạng miền Bắc có vai trò gì đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước?
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 165.
Cách giải:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước)
Chọn đáp án: A
Câu 22:
Địa phương giành chính quyền muộn nhất trong tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Việt Nam là
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 117
Cách giải:
Đồng Nai thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8.
Chọn đáp án: D
Câu 23:
Phong trào đấu tranh trong những năm 1936 - 1939 đã để lại cho cách mạng Việt Nam bài học kinh nghiệm gì về việc tập hợp lực lượng?
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Phong trào cách mạng 1936-1939, mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên được thành lập, đã có vai trò to lớn trong tập hợp lực lượng để lại bài học về xây dựng mặt trận trong các giai đoạn tiếp theo.
Chọn đáp án: A
Câu 24:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
Phương pháp: sgk 12 trang 44,45
Cách giải:
Trải qua các đời tổng thống khác nhau, nhưng mục tiêu chung trong chính sách đối ngoại của Mĩ đều là triển khai chiến lược toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực để bá chủ thế giới.
Chọn đáp án: A
Câu 25:
Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về
Phương pháp: phân tích, so sánh.
Cách giải:
Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc hình thành trong những năm 20 của Tk XX., có sự khác biệt về khuynh hướng chính trị.
Chọn đáp án: B
Câu 26:
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến đầu những nam 70 bị chi phối bởi cuộc chiến tranh lạnh do 2 siêu cường Xô- Mĩ đứng đầu đối đầu gay gắt, như cuộc chiến tranh ở triều Tiên, cuộc chiến tranh Việt Nam. Đều là sự đụng đầu lịch sử của 2 siêu cường Xô- Mĩ.
Chọn đáp án: B
Câu 27:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào sau đây?
Phương pháp: sgk 12 trang 77
Cách giải:
Trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất.
Chọn đáp án: B
Câu 28:
Từ ngày 14 - 8 - 1945, ở nhiều địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền dựa trên tình hình thực tế và
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 115.
Cách giải:
Từ ngày 14-8, một số cấp bộ Đảng,..tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa do thông tin liên lạc khó khăn, nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, và vận dụng chỉ thị “ Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã phát động nhân dân khởi nghĩa.
Chọn đáp án: C
Câu 29:
Tham dự Hội nghị Ianta (02-1945) gồm các nguyên thủ đại diện cho các cường quốc
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 4.
Cách giải:
Hội Nghị Ianta được triệu tập từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh.
Chọn đáp án: B
Câu 30:
Điểm khác biệt cơ bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu so với Phan Châu Trinh là ở
Phương pháp: phân tích, so sánh.
Cách giải:
Con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu cầu viện Nhật Bản để đánh pháp, sử dụng phương pháp bạo động. Phan Châu trinh dựa vào Pháp đánh phong kiến, tiến hành cải cách canh tân đất nước.
Chọn đáp án: A
Câu 31:
Từ tổ chức Cộng sản Đoàn, tháng 6 năm 1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức cách mạng nào?
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 83.
Cách giải:
Từ tổ chức Cộng sản đoàn, tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Chọn đáp án: A
Câu 32:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một phong trào A. không mang tính cách mạng
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Tính chất chủ yếu của phong trào cách mạng 1936-1939 là dân chủ, song bên cạnh đó vẫn có tính dân tộc.
Chọn đáp án: D
Câu 33:
Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?
Quan hệ giữa 2 nước Đức phản chiếu quan hệ ở châu Âu. Trên cơ sở những thoả thuận Xô-Mĩ ngày 9-11-1972, Hai nước Cộng Hoà dân chủ Đức và Cộng hoà Liên Bang Đức. kí Hiệp định tại bon đã đặt cơ sỏ quả quan hệ 2 nước Đức, làm cho tình hình châu Âu dịu đi.
Chọn đáp án: A
Câu 34:
Tháng 9 - 1951, Mĩ kí với chính phủ Bảo Đại văn bản nào dưới đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12 trang 139,
Cách giải:
Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiẹp ước hợp tác kinh tế Việt Mĩ.
Chọn đáp án: B
Câu 35:
Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 209
Cách giải:
Đổi mới kinh tế phaỉ gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế..
Chọn đáp án: A
Câu 36:
Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam?
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
So sánh về lực lượng trong 2 chiến lược chiến tranh Đặc biệt và cục bộ thì chiến lược chiến tranh cục bộ có quân đội Mĩ trực tiếp tham chiến. Còn các đáp án A, B, D lầ điểm giống nhau của 2 chiến lược chiến tranh.
Chọn đáp án: C
Câu 37:
Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn” chia Ấn Độ thành hai quốc gia. Đây là việc thực hiện thủ đoạn chính sách
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 33.
Cách giải:
Thực dân Anh muốn chia rẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ, vì vậy đã chia Ấn Độ thành 2 nhà nước trên cơ sở tôn giáo để tiếp tục cai trị..
Chọn đáp án: D
Câu 38:
Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Lực lượng chính trị có vai trò quyết định thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám.
Chọn đáp án: A
Câu 39:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”(1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam?
Phương pháp: phân tích, loại trừ.
Cách giải:
Các phương án A, B, D là ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi, phương án C không phải ý nghĩa của Đồng Khởi mà là ý nghĩa của chiến thắng Bình Giã ngày 2 tháng 12 năm 1964 làm phá sản cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt.
Chọn đáp án: C
Câu 40:
Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ
Phương pháp: phân tích, loại trừ.
Cách giải:
Một trong những hình thức thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ là thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc với người da màu( Apácthai). Chọn phương Án C.
Chọn đáp án: C