Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề số 10)

  • 48686 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh cần phải giải quyết ở Hội nghị Ianta (Liên Xô) tháng 2-1945 là

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

          - SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 4


Câu 2:

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã trở thành

Xem đáp án

- Chọn đáp án C. cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ.

- SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 11


Câu 3:

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành độc lập khi nào?

Xem đáp án

- Chọn đáp án C. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.         

- SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 25


Câu 4:

Sau khi giành được độc lập, về cơ bản nhóm các nước Đông Dương đã thực hiện chiến lược kinh tế nào?

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. Phát triển theo hướng kinh tế tập trung.    

- SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 30


Câu 5:

Liên minh châu Âu ra Đồng tiền chung thay cho các đồng bản tệ mang tên là gì?

Xem đáp án

- Chọn đáp án B. Euro.

- SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 52


Câu 6:

Quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu chính thức được thiết lập vào thời gian nào?

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. Năm 1990.

- SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 52


Câu 7:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hai siêu cường Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

- Chọn đáp án C. cuộc chạy đua vũ trang kéo dài làm cho cả hai nước suy giảm “thế mạnh”.

- SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 63


Câu 8:

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn  Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị những gì cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam?

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. Điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức.

- Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn  Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Từ 1921 đến 1925 là quá trình học tập nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê nin. Các hoạt động của Nguyễn ái Quốc trong thời kì này là sự chuẩn bị rất tích cực cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác –Lê nin vào Việt Nam ở thời kì sau


Câu 9:

Tổ chức chính trị nào của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam ra đời trong năm 1925?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. Việt Nam Quốc dân đảng.

            - SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 85


Câu 10:

Từ phong trào yêu nước dân chủ công khai từ năm 1919 đến năm 1925 tiểu tư sản trí thức Việt Nam đã thành lập một trong những tổ chức chính trị nào sau đây?

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. Hội Phục Việt.

          - SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 80


Câu 11:

Lực lượng đóng vai chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là những giai cấp nào?

Xem đáp án

- Chọn đáp án B. công nhân, nông dân.

            - Hình thành liên minh công - nông


Câu 12:

Đến tháng 3-1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

          - SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 100


Câu 13:

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) được bắt đầu khi

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. công nhân nhà máy Yên Phụ phá máy, toàn thành phố Hà Nội mất điện.

- SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 130


Câu 14:

Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi mở cuộc tấn công quân sự lên Việt Bắc tháng 10-1947 là gì?

Xem đáp án

- Chọn đáp án B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của ta.

- Âm mưu của thực dân Pháp khi mở cuộc tấn công quân sự lên Việt Bắc tháng 10-1947 nhằm: Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của ta; tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta; kết thúc chiến tranh...


Câu 15:

Ý nào không phải là nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. Kháng chiến kiến quốc.

- Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương là: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế


Câu 16:

Trong giai đoạn 1954 - 1975, thắng lợi của phong trào cách mạng nào ở miền Nam Việt Nam đã chứng tỏ “Chiến tranh đơn phương” của Mĩ-Diệm bị thất bại?

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. “Đồng khởi”.

          - SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 164


Câu 17:

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1960) đã khẳng định phải đưa miền Bắc phát triển như thế nào?

Xem đáp án

- Chọn đáp án B. tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

- SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 166


Câu 18:

Sử dụng chủ yếu chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” là thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

- Chọn đáp án B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

          - SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 169


Câu 19:

Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra đầu tiên ở

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24.           

          - SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 201


Câu 20:

Thái độ của nhân dân như thế nào trước việc Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc?

Xem đáp án

- Chọn đáp án C. Phản đối đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.

          -  SGK Lịch sử Lớp 11, NXB Giáo dục, H. 2007, trang 48.


Câu 21:

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

- Chọn đáp án C. Góp phần làm chiến lược toàn cầu của Mỹ bị đảo lộn. 

          - Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á là một bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai một phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ-la-tinh đã bùng lên mạnh mẽ. Kết quả hơn 100 quốc gia giành được độc lập. Thắng lợi của phong trào đã góp phần làm chiến lược toàn cầu của Mỹ bị đảo lộn


Câu 22:

Từ 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình trung lập không theo nguyên tắc nào sau đây?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. Khi điều kiện cho phép sẽ tham gia tổ chức kinh tế ngoài nước.

- Các đáp án còn lại: “A. Không tham gia bất cứ liên minh chính trị quân sự nào. B. Tiếp nhận viên trợ từ mọi phía. C. Không có điều kiện ràng buộc.” chính là đường lối hòa bình trung lập của Chính phủ Xihanúc


Câu 23:

Nội dung nào không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. Sản xuất hàng hóa dân dụng xuất khẩu.

          - Các đáp án còn lại: “A. Không bị chiến tranh tàn phá.B. Cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất.C. Thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí.” là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất


Câu 24:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

- Chọn đáp án B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

          -  SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 58


Câu 25:

Cơ sở hình thành và phát triển lực lượng cách mạng tiên tiến của thời đại ở Việt Nam là yếu tố nào?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. Sự du nhập và phát triển của kinh tế tư bản ở Việt Nam.

          - Thực dân Pháp du nhập và phát triển của kinh tế tư bản ở Việt Nam, áp dụng chế độ bóc lột tư bản đối với người làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy… nên xuất hiện giai cấp công nhân. Tư bản Pháp sử dụng người Việt Nam làm thầu khoán trung gian giữa chúng với người Việt. Dần dần bộ phận này có tài sản tiến tới hình thành giai cấp tư sản người Việt. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là lực lượng cách mạng tiên tiến của thời đại


Câu 26:

Một trong những ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

Xem đáp án

- Chọn đáp án B. Khẳng định đường lối đấu tranh của Đảng Cộng sản là đúng đắn.

- Đảng ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào phong trào cách mạng 1930 - 1931, nhân dân 2 tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh tham gia bằng đấu tranh vũ trang, giành chính quyền, lập chính quyền theo kiểu Xô-viết ở các địa phương. Các Xô-viết đem lại nhiều quyền lợi thiết thực cho nhân dân như ruộng đất, bài trừ mê tín dị đoan, trấn áp bọn phản cách mạng


Câu 27:

Vì sao Hội nghị lần thứ 15 của (1-1959), Đảng lao động Việt Nam quyết định dùng bạo lực cách mạng chống Mĩ-Diệm ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

- Chọn đáp án C. Vì không thể duy trì đấu tranh hòa bình khi kẻ thù đàn áp cách mạng.

          - Hiệp định Giơ-ne-vơ  được kí kết (1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp tại Đông Dương. Pháp, Mĩ-Diệm ra sức phá hoại. Trong những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm đàn áp, khủng bố nhân dân, đề ra đạo luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam, bắt giết hàng chục vạn người yêu nước. Tình hình này không thể duy trì đấu tranh hòa bình. Hội nghị lần thứ 15 của (1-1959), Đảng lao động Việt Nam quyết định dùng bạo lực cách mạng chống Mĩ-Diệm ở miền Nam Việt Nam


Câu 28:

Phong trào thi đua của phụ nữ miền Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) là?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. “Ba đảm đang”.

         - Phong trào “Ba đảm đang”, ra đời ngày 23-3-1965 do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động cho phụ nữ miền Bắc. Nội dung: 1. Đảm đang sản xuất, công tác thay thế nam giới đi chiến đấu. 2. Đảm đang gia đình, khuyến khích chồng con đi chiến đấu. 3. Đảm đang phục vụ chiến đấu khi cần thiế


Câu 29:

Lực lượng nào đóng vai trò chủ yếu trong “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

           - Chọn đáp án D. Quân đội Sài Gòn.

          -  Thực chất “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” thực chất thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt (SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 180.)


Câu 30:

Kết quả lớn nhất của kì họp Quốc hội khóa VI là gì?

Xem đáp án

- Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã quyết định: tên nước, thủ đô, Quốc kỳ, Quốc ca, bầu các cơ quan, chức vụ lãnh cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước


Câu 31:

Một trong những điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ-Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai so với các nước châu Á và châu Phi là?

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. Giành được độc lập từ đầu thế kỉ XIX, sau đó bị lệ thuộc vào Mỹ.

            -  SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 38


Câu 32:

Hội nghị Véc-xai (1919) không chấp nhận Bản yêu sách của nhân dân An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào? 

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. Phải dựa vào sức mình để tự giải phóng dân tộc.

            -  SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 81


Câu 33:

Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 8 (5 - 1941) so với các nghị quyết hội nghị của Đảng trước đó có điểm mới nào?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

          -  Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận riêng ở mỗi nước Đông Dương nhằm phát huy sức mạnh của mỗi nước Đông Dương


Câu 34:

Một trong những bài học lịch sử rút ra từ thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

Xem đáp án

- Chọn đáp án C. Đảng phải có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.

            -  SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 120


Câu 35:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của những biện pháp xây dựng chế độ mới?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. Tạo thời gian để ta chuẩn bị kháng chiến khi điều kiện bắt buộc.

- Các đáp án “A. Làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù. B. Tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. C. Thể hiện sức mạnh và ý chí của khối đoàn kết dân tộc.” là ý nghĩa của những biện pháp xây dựng chế độ mới


Câu 36:

Với trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972, quân và dân miền Bắc đã đánh bại

Xem đáp án

- Chọn đáp án C. cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ đối với miền Bắc.

            - Cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ đối với miền Bắc nhằm “tạo thế mạnh” trên bàn đàm phán ở Pari. Kết quả nhân dân miền Bắc đã làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không". Do thất bại, Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc và ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973)


Câu 37:

Trong công cuộc đổi mới đất nước chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng về kinh tế là gì?

Xem đáp án

- Chọn đáp án A. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

- SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H. 2009, trang 209.


Câu 38:

Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám 1945 được Đảng, Chính phủ vận dụng cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là 

Xem đáp án

- Chọn đáp án B. 1945-1954, tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản.

          - Để giải quyết những khó khăn chống thù trong giặc ngoài sau Cách mạng tháng Tám, Đảng tuyên bố “tự giải tán” nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật


Câu 39:

Ý nào không phải là nguyên nhân thắng lợi của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954?

Xem đáp án

- Chọn đáp án D. Có tiềm lực kinh tế - quốc phòng vững mạnh hơn Pháp.

- Các đáp án còn lại “A. Có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng. B. Đã xây dựng được hậu phương kháng chiến vững mạnh. C. Có sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, nhân dân tiến bộ trên thế giới.” nguyên nhân thắng lợi của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954


Câu 40:

Đâu không phải là lí do thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam tháng 1 năm 1858?

Xem đáp án

- Chọn đáp án C. Đà Nẵng có kinh tế phát triển làm hậu phương cho Pháp.

          - Các đáp còn lại “A. Cửa biển Đà Nẵng sâu, rộng tàu lớn ra vào dễ dàng. B. Làm bàn đạp tấn công Huế buộc triều đình Nguyễn đầu hàng. D. Có lực lượng giáo dân đông hy vọng làm nội ứng cho Pháp.” Là những lí do thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam tháng 1 năm 1858


Bắt đầu thi ngay