Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc , có lời giải (Đề số 4)
-
55306 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hội nghị Ianta (Liên Xô) tháng 2-1945 có sự tham dự của nguyên thủ quốc gia nào sau đây?
Chọn đáp án D. Mĩ.
Có nguyên thủ của ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh tham dự Hội nghị Ianta (Liên Xô) tháng 2-1945.
Câu 2:
Một trong những nguyên nhân tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:
Chọn đáp án A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
Câu 3:
Đến giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN bắt đầu
Chọn đáp án C. quá trình đối thoại, hòa dịu.
Sau khi “vấn đề Căm-pu-chia” được giải quyết thì quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu
Câu 4:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất ở
Chọn đáp án A. Châu Á.
Có ba nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào giành độc lập năm 1945
Câu 5:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mỹ theo kế hoạch nào?
Chọn đáp án D. Kế hoạch Mác san.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mỹ theo “Kế hoạch Mác san” còn gọi là kế hoạch phục hưng châu Âu. (SGK Lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, H 2009, trang 47)
Câu 6:
Đâu là nguyên nhân khách quan giúp các nước Tây Âu hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Chọn đáp án D. Tiếp nhận kế hoạch Mác-xan của Mĩ.
Các nước Tây Âu tiếp nhận kế hoạch Mác-xan của Mĩ để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. Cho đến 1950, nền kinh tế các nước Tấu Âu dần ổn định
Câu 7:
Một trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của Mỹ trong những năm 1945-1973?
Chọn đáp án C. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại.
Câu 8:
Để bù đắp thiệt hại nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra, thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương
Chọn đáp án B. tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929).
Câu 9:
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp tập huấn của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) được in thành tác phẩm
Chọn đáp án A. Đường Kách mệnh.
Câu 10:
Tổ chức nào đại diện cho giai cấp tư sản ở dân tộc ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX?
Chọn đáp án D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Ngày 25-12-1927, Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính…thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là một chính Đảng yêu nước, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc
Câu 11:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt nam yêu nước ở Pháp gửi đến Hội nghị Véc-xai
Chọn đáp án B. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
Đây là lần đầu tiên có một người ở xứ thuộc địa dám công khai đòi quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam trước đông đảo các nước đế quốc tại Hội nghị Véc-xai (Pháp)
Câu 12:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 của thế giới tư bản đã làm cho nền kinh tế Việt Nam
Chọn đáp án C. suy thoái, khủng hoảng.
Câu 13:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam nổ ra trên quy mô
Chọn đáp án D. từ Bắc chí Nam.
Câu 14:
Luận cương chính trị (tháng 10-1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là
Chọn đáp án D. Đánh đổ đế quốc và phong kiến.
Luận cương chính trị (tháng 10-1930) xác định hai nhiệm vụ này tiến hành đồng thời với nhau
Câu 15:
Xác định đoạn trích sau đây được ghi trong văn bản nào?
“Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
Chọn đáp án C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
Sau nhiều nỗ lực đấu tranh hòa bình với Pháp, nhưng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Vì vậy ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong đó có đoạn như trên
Câu 16:
Năm 1965, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi
Chọn đáp án D. bị thất bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
Do bị thất bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc
Câu 17:
Trong đông-xuân 1966-1967, đế quốc Mĩ mở cuộc phản công "tìm diệt" quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta vào căn cứ
Chọn đáp án D. Dương Minh Châu.
Trong đông-xuân 1966-1967, đế quốc Mĩ mở cuộc phản công "tìm diệt" quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta vào căn cứ Dương Minh Châu hòng tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta
Câu 18:
Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ mùa khô 1966-1967 vào Đông Nam Bộ mang tên
Chọn đáp án D. “Gian Xơnxity”.
Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ mùa khô 1966-1967 vào Đông Nam Bộ mang tên “Gian Xơnxity” đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) hòng tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta
Câu 19:
Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội nào của Đảng?
Chọn đáp án C. Đại hội VI.
Đại hội VI (12-1986) đánh dấu mốc mở đầu công cuộc đổi mới đất nước
Câu 20:
Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra khi
Chọn đáp án C. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc
Đêm 25-10 (7-11) khi Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc quân khởi nghĩa chiếm Cung Điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt, trừ Kê-ren-xki. Ngày 25-10 (7-11) đánh dấu thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga
Câu 21:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhân dân Nam Phi phải chống lại kẻ thù chủ yếu nào?
Chọn đáp án C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (A-pác-thai).
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) là hình thức thống trị của chủ nghĩa thực dân
Câu 22:
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ-la-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Chọn đáp án C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
Chế độ tay sai phản động áp dụng hình thức thống trị của chủ nghĩa thực dân mới
Câu 23:
Một trong những mục đích của Mỹ thực hiện “kế hoạch Macsan" sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
Chọn đáp án B. Buộc các nước Tây Âu lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ.
Các nước Tây Âu tiếp nhận “kế hoạch Macsan" sẽ bị lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ. Đó là một trong những âm mưu của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là chính sách hai mặt của Mỹ
Câu 24:
Sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
Chọn đáp án A. diễn ra trên mọi lĩnh vực, trừ xung đột trực tiếp về quân sự.
Đây là cuộc chiến tranh trên mọi lĩnh vực, gây tình hình căng thẳng trong tình trạng chiến tranh
Câu 25:
Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) đã đánh dấu chấm dứt vai trò lịch sử của tổ chức và giai cấp nào?
Chọn đáp án B. Việt Nam Quốc dân đảng và giai cấp tư sản dân tộc.
Con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng tư sản không phù hợp ở Việt nam
Câu 26:
Một trong những ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là
Chọn đáp án B. công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
Các đáp án còn lại nói về kết quả và tính chất của phong trào cách mạng 1930 - 1931
Câu 27:
Trong thời kỳ 1954-1975, thắng lợi nào là mốc đánh dấu bước chuyển cuộc cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
- Chọn đáp án D. “Đồng khởi” (1959-1960).
- Cách mạng miền Nam Việt Nam phát triển theo quỹ đạo cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc với biện pháp truyền thống
Câu 28:
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương là
Chọn đáp án B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương còn làm nhiệm vụ hậu phương lớn với cách mạng miền Nam
Câu 29:
Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?
Chọn đáp án B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương, miền Bắc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhưng miền Nam còn chịu ách thống trị của Mỹ và tay sai. Vì vậy nhân dân Việt Nam còn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lược hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
Câu 30:
Nội dung nào sau đây không phải của chính quyền cách mạng miền Nam sau ngày đất nước được giải phóng?
Chọn đáp án C. Làm nghĩa vụ hậu phương chi viện cho Căm-pu-chia.
Sau ngày đất nước được giải phóng, chính quyền cách mạng miền Nam tập trung giải quyết khắc phục hậu quả chiến tranh
Câu 31:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những cường quốc nào đã chi phối trật tự thế giới?
Chọn đáp án C. Mỹ và Liên-xô.
Trật tự thế giới hai cực hay còn gọi là trật tự hai cực Ianta với sự khẳng định vai trò của Mỹ và Liên-xô
Câu 32:
Trong những năm 1919-1925, phong trào dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam có điểm hạn chế gì?
Chọn đáp án B. Hoạt động đấu tranh còn mang tính thỏa hiệp, cải lương.
Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế. Vì vậy khi được thực dân Pháp đáp ứng nhu cầu kinh tế thì giai cấp tư sản thôi không đấu tranh nữa, nên hoạt động đấu tranh còn mang tính thỏa hiệp, cải lương
Câu 33:
Trong phong trào dân tộc dân chủ cảu tiểu tư sản ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 không có hoạt động nào sau đây?
Chọn đáp án B. Thành lập Đảng Lập Hiến.
Câu 34:
Đâu là hoạt động của chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh ở Việt Nam?
Chọn đáp án B. Mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.
Câu 35:
Nhận xét nào đúng khi nói về Xô Viết Nghệ -Tĩnh?
Chọn đáp án A. Nhà nước kiểu mới.
Nhà nước kiểu mới. Hay Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Câu 36:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là
Chọn đáp án B. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2-1930).
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2-1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua Hội nghị thành lập Đảng đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 37:
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam thực hiện
Chọn đáp án D. lấy lực thắng thế.
Khi ta mở Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), ta dồn lực cho Điện Biên Phủ. Trong khi đó kế hoạch Na-va của Pháp bước đầu bị phá sản, buộc Pháp phải điều chỉnh kế hoạch và tiến hành chiến dịch trong thế bị động
Câu 38:
Nhận xét nào đúng khi nói về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam
Chọn đáp án A. Là một phong trào dân chủ mang tính dân tộc.
Mục tiêu giải phóng dân tộc mang tính chiến lược. Do hoàn cảnh mà phong trào dân chủ 1936-1939 chỉ giành một phần mục tiêu đó. Vì vậy, phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào dân chủ mang tính dân tộc
Câu 39:
Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và vận dụng sáng tạo bài học truyền thống lịch sử nào vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
Chọn đáp án D. Đề ra đường lối tự lực cánh sinh trường kì kháng chiến.
Tự lực cánh sinh trường kì kháng chiến, khi chuyển hóa được lực lượng thì ta tiến hành tiến công địch giành thắng lợi
Câu 40:
Điểm mới và tiến bộ trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Chọn đáp án D. Việc tập hợp lực lượng phải dựa trên cơ sở thành lập tổ chức chính trị