- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
Giải SBT Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
-
13185 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào hình 24.1. Biểu đồ lương thực có hạt bình quân đâu người thời kì 1995-2002, tr.86 SGK, e hãy:
a) Hoàn thành bảng dưới đây:
TỐC ĐỘ TĂNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI THỜI KÌ 1995-2007 CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ CẢ NƯỚC (NĂM 1995=100%).
Năm | 1995 | 1998 | 2000 | 2002 | 2007 |
Bắc Trung Bộ | 100 | 136,1 | |||
Cả nước | 100 | 130,0 |
b) Căn cứ vào bảng em vừa hoàn thành và SGK, hãy nêu nhận xét về lượng lương thực có hạt bình quân/người và tốc độ tăng lương thực có hạt bình quân/đầu người ở Bắc Trung Bộ so với cả nước.
c) Ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào kết quả dưới đây:
Việc sản xuất lương thực ở Bắc Trung Bộ tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng còn nhiều khó khăn (diện tích đất canh tác ít, chất đất xấu, nhiều thiên tai).
a) Hoàn thành bảng dưới đây:
TỐC ĐỘ TĂNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI THỜI KÌ 1995-2007 CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ CẢ NƯỚC (NĂM 1995=100%).
Năm | 1995 | 1998 | 2000 | 2002 | 2007 |
Bắc Trung Bộ | 100 | 106,8 | 128,3 | 141,7 | 136,1 |
Cả nước | 100 | 112,3 | 122,5 | 127,7 | 130,0 |
b)
- Bình quân lương thực có hạt /đầu người ở Bắc Trung Bộ thấp hơn so với cả nước: năm 2002: Bình quân lương thực có hạt /đầu người ở Bắc Trung Bộ là 333,7 kg/người; Bình quân lương thực có hạt /đầu người của cả nước là 463,6 người/kg.
- Bình quân lương thực có hạt /đầu người ở Bắc Trung Bộ từ năm 1995-2002 liên tục tăng:
+ Tăng từ 235,5 kg/người (năm 1995) lên 333,7 kg/người.
+ Tốc độ tăng năm 2002 so với 1995 là 141,7%, giảm nhẹ 2007 là 136,1%
- Tốc độ tăng sản lượng bình quân lương thực/người ở Bắc Trung Bộ nhìn chung tăng nhanh hơn cả nước.
c) Kết luận trên là đúng.
Câu 2:
Quan sát hình 24.2. Biểu đồ sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ thời kì 1995-2002 (giá trị so sánh năm 1994), tr.86 SGK, hãy nêu nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ thời kì 1995-2002.
Giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ thời kì 1995-2002 tăng và tăng liên tục:
+ Tăng từ 3705,2 tỉ đồng (năm 1995) lên 9883,2 tỉ đồng (năm 2002), tăng gấp hơn 2,6 lần, tăng 6178 tỉ đồng; trung bình mỗi năm tăng được 882,5 tỉ đồng.
Như vậy sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển công nghiệp của vùng.
Câu 3:
Dựa vào hình 24.3. Lược đồ kinh tế Bắc Bộ, tr.87 SGK, em hãy ghi giấu (+) vào ô trống những nhận xét sai.
Các tỉnh phía Bắc vùng (Thanh Hóa, Nghệ An) co nhiều khoáng sản như: đá vôi, sét, thiếc, mangan, crom, quặng sắt.
Thành phố Vinh là trung tâm chế biến lâm sản lớn nhất của vùng (vì điều kiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm tương đối thuận tiện bằng đường sông và đường bộ).
Công nghiệp đánh bắt, chế biến thủy sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
Các tỉnh phía nam của vùng có nhiều khả năng phát triển những nghành công nghiệp nặng như luyện ki, cơ khí,…
Bắc Trung Bộ có 3 trung tâm công nghiệp lớn, đó là các thành phố: Thanh Hóa, Vinh và Huế.
Những nhận xét sai là:
- Các tỉnh phía nam của vùng có nhiều khả năng phát triển những nghành công nghiệp nặng như luyện ki, cơ khí,…
Câu 4:
Cho hình 24 dưới đây, em hãy thể hiện trên lược đồ:
a) Các bãi biển nổi tiếng: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô.
b) Các địa điểm du lịch văn hóa- lịch sử: Kim Liên, ngã ba Đồng Lộc, Cố đô Huế.
c) Các vườn quốc gia: Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã
a) Các bãi biển nổi tiếng: Sầm Sơn (Thanh Hóa) Cửa Lò (Nghệ An), Thuận An (Thừa Thiên Huế), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế).
b) Các địa điểm du lịch văn hóa- lịch sử: Kim Liên (Nghệ An), ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).
c) Các vườn quốc gia: Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).
Câu 5:
Dựa vào bảng 24.3. Lược đồ vùng kinh tế vùng Bắc Trung Bộ, tr.87 SGK, hoàn thành bảng dưới đây:
TTCN | Thanh Hóa | Vinh | Huế |
Các ngành kinh tế chính |
- Cơ khí - Sản xuất vật liệu xây dựng - Chế biến lương thực thực phẩm. |
- Cơ khí - SX hàng tiêu dùng. - Chế biến lương thực thực phẩm. - Chế biến lâm sản. - Sx hàng tiêu dùng. |
- Cơ khí - SX hàng tiêu dùng. - Chế biến lương thực thực phẩm. - Sx hàng tiêu dùng. |