- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
Giải SBT Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
-
13191 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào bảng 32:
Bảng 32. CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ, THỜI KÌ 1995-2010.
(Đơn vị:%)
1995 | 2000 | 2005 | 2010 | |
Nông – lâm – ngư nghiệp | 6,6 | 5,5 | 6,1 | 6,0 |
Công nghiệp – xây dựng | 53,6 | 61,1 | 59,6 | 65,2 |
Dịch vụ | 36,8 | 33,5 | 34,3 | 39,8 |
Em hãy
a) Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Đông Nam Bộ, thời kì 1995-2010.
b) Qua biểu đồ, kết hợp vốn kiến thức của bản thân, nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ, thời kì 1995-2010.
b)
Nhận xét:
Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước, tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ cao trong cơ cấu GDP của vùng; Nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, năm 2010: nông nhiệp chiếm 6%, Công nghiệp-xây dựng chiếm 65,2%, dịch vụ chiếm 49,8%.
Cơ cấu GDP của vùng trong giai đoạn 1995-2010 có sự chuyển dịch tích cực, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp từ 6,6% (năm 1995) xuống 6% (năm 2010); tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng từ 53,6% lên 65,2 % (công nghiệp), dịch vụ tăng từ 36,8% lên 39,8%.
Câu 2:
Nối ô chữ số (1), ô chữ số (2) với các ô thích hợp ở giữa để nêu đúng sự khác biệt trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ trước và sau năm 1975.
(1)Trước năm 1975
(2) Sau năm 1975
a) Công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài.
b) Xây dựng nền công nhiệp độc lập tự chủ.
c) Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
d) Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, cân đối: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng.
e) Phát triển què quặt, chỉ tập trung một số ngành: sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm.
g) Đã xây dựng một số nghành công nghiệp hiện đại: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
h) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Nối (1) với: a, c, e.
- Nối (2) với : b, d, g, h.
Câu 3:
Quan sát hình 32.1. Lược đồ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, tr.118 SGK, hãy hoàn thành bảng tổng kết dưới đây:
TTCN | TP. Hồ Chí minh | Bà Rịa- Vũng Tàu | Biên Hòa |
Các ngành công nghiệp | Năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, chế biến lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. | Luyện kim, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. | Luyện kim, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, chế biến lương thực-thực phẩm. |
Câu 4:
Dựa vào bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002, tr.119 SGK, em hãy:
a) Điền vào lược đồ sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ với những dữ liệu có sẵn ở hình 32 dưới đây.
b) Kết hợp với SGK, vốn hiểu biết và lược đồ vừa hoàn thành, trình bày tình hình trồng một số cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ.
a)
- Cao su được trồng chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai.
- Cà phê được trồng chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai.
- Hồ tiêuđược trồng chủ yếu ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai
- Điều được trồng chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
b) Tình hình phát trển cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ:
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng của nước, các cây trồng của yếu của vùng là các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và cận xích đạo. Năm 2002:
- Cao su là cây trồng quan trọng của vùng, năm 2002 diện tích cao su của vùng là 281,3 nghìn ha, được trồng chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai.
- Cà phê, năm 2002 diện tích cà phê của vùng là 53,6nghìn ha, được trồng chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai.
- Hồ tiêu, năm 2002 diện tích hồ tiêu của vùng là 27,8 nghìn ha, được trồng chủ yếu ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai
- Điều, năm 2002 diện tích cây điều của vùng là 158,2 nghìn ha, được trồng chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.