- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
Giải SBT Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
-
13154 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào hình 31
Em hãy:
a) Em hãy ghi lên lược đồ số thứ tự của 6 tỉnh Đông Nam Bộ theo chỉ dẫn ở bảng chú giải.
b) Ghi tên nước, tên vùng tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ.
c) Dựa vào lược đồ và vốn hiểu biết, nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng Đông Nam Bộ.
a)
b)
- Phía tây giáp với 2 vùng là Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Phía đông nam giáp với Biển Đông.
- Phía tây nam tiếp giáp Đồng bằng sông Cửu Long.
c) Ýnghĩa vị trí địa lý của vùng Đông Nam Bộ:
- Gần các vùng nguyên liệu lớn của cả nước: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giáp vùng biển thuận lợi để phát triển kinh tế biển đặc biệt đây là vùng biển giàu tiềm năng về dầu khí.
- Giáp với ngã tư đường hàng hải và hàng không thế giới.
- Có TP. Hồ Chí Minh- trung tâm văn hóa chính trị, đầu mối quan trọng của vùng cũng như cả nước.
Như vậy vùng Đông Nam Bộ có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, trao đổi với các vùng khác và các nước trong khu vực và thế giới.
Câu 2:
Hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì khi xây dựng và phát triển kinh tế.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và phát triển kinh tế:
* Thuận lợi:
- Vị trí: Cầu nối giữa Tây Nguyên , Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long; Giáp với ngã tư đường hàng hải và hàng không thế giới thuận lợi giao lưu, trao đổi với các vùng khác và các nước trong khu vực và thế giới.
- Địa hình bằng phẳng thuận lợi để diễn ra các hoạt động kinh tế- xã hội.
- Đất: diện tích badan, đất xám lớn thuận lợi để phát triển trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
- Khí hậu: nhiệt đới và cận nhiệt.
- Tài nguyên biển: Nguồn thủy hải sản phong phú, vùng biển giàu tiềm năng dầu khí…
* Khó khăn:
- Khoáng sản: Trên đất liền ít khoáng sản.
- Diện tích rừng tự nhiên thấp và ngày càng giảm.
- Ô nhiễm môi trường: ngày càng ô nhiễm do các hoạt động kinh tế- xã hội của vùng.
Câu 3:
Dựa vào bảng 31.3.Một số tiêu chí dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ, năm 1999, tr.115 SGK và vốn kiến thức, hãy ghi chữ Đ vào những nhận xét đúng.
Đông Nam Bộ là vùng đông dân, mật độ dân số gấp gần 1,9 lần trung bình cả nước; là nơi có lực lượng lao động dồn dào, tập trung nguồn lao độ có trình độ cao của cả nước.
Là vùng có tỉ lệ dân thành thị lớn (gấp 2,4 lần so với cả nước), nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị lại thấp; điều đô chứng tỏ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, có sức hút đối với lao động ngoại vùng.
Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hóa (bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo…) là một trong những điều kiện tốt để phát triển du lịch.
Các tiêu chí: tuổi thọ trung bình, tỉ lệ người biết chữ, thu nhập bình quân đầu người/tháng của Đông Nam Bộ đều cao hơn mức trung bình cả nước; điều đó chứng tỏ Đông Nam bộ là vùng có chất lượng cuộc sống cao.
Nhận xét đúng về dân cư – xã hội của vùng:
Đông Nam Bộ là vùng đông dân, mật độ dân số gấp gần 1,9 lần trung bình cả nước; là nơi có lực lượng lao động dồn dào, tập trung nguồn lao độ có trình độ cao của cả nước.
Là vùng có tỉ lệ dân thành thị lớn (gấp 2,4 lần so với cả nước), nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị lại thấp; điều đô chứng tỏ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, có sức hút đối với lao động ngoại vùng.
Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hóa (bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo…) là một trong những điều kiện tốt để phát triển du lịch.
Các tiêu chí: tuổi thọ trung bình, tỉ lệ người biết chữ, thu nhập bình quân đầu người/tháng của Đông Nam Bộ đều cao hơn mức trung bình cả nước; điều đó chứng tỏ Đông Nam bộ là vùng có chất lượng cuộc sống cao.