Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Giải SBT Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  • 12894 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào hình 35 dưới đây:

Em hãy:

a) Hoàn thành bảng chú giải.

b) Ghi tên vùng, tên nước, tên vịnh biển, tên biển tiếp giáp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

c) Dựa vào lược đồ em vừa hoàn thành và vốn hiểu biết, nên ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Xem đáp án

a)

1. Long An

2. Tiền Giang

3. Đồng Tháp

4. Bến Tre

5. An Giang

6. Cần Thơ

7. Vĩnh Long

8. Kiên Giang

9. Hậu Giang

10. Trà Vinh

11. Sóc Trăng

12. Bạc Liêu

13. Cà Mau

 

 

 

 

 

 

b)

- Phía tây giáp với Camphuchia.

-Phía đông bắc giáp vưới vùng Đông Nam Bộ

- Phía đông giáp với Biển Đông.

- Phía tây nam tiếp giáp Vịnh Thái Lan

c)

Ý nghĩa vị trí địa lý của vùng:

- Gần vùng Đông Nam Bộ đây thị trường tiêu thụ rộng lớn thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển.

- Giáp với Camphuchia thuận lợi cho giao lưu trao đổi buôn bán với nước láng giềng và các nước trong tiểu vùng Mê Công.

- Giáp vùng biển thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

- Vị trí ít thiên tai.

Như vậy vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, trao đổi với các vùng khác và các nước trong khu vực và thế giới.


Câu 3:

Dựa vào 35.1 SGK. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 1999, tr.127, hãy:

a) Nêu khát quát về đặc điểm dân cư, xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Tại sao phải đưa vấn đề nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này.

Xem đáp án

a) Đặc điểm dân cư, xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân thứ 2 của cả nước sau Đồng bằng sông Hồng, năm 2002 dân số của vùng là 16,7 triệu dân chiếm khoảng 21% dân số của cả nước. Tốc độ gia tăng dân số của vùng là 1,4% (năm 1999)

- Mật độ dân sớ của vùng vào loại cao của cả nước, năm 1999 mật độ dân số của vùng là 407 người/km2.

- Thành phần dân tộc của vùng khá đa dạng: người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa,..

- Là vùng có trình độ phát triển xã hội vào mức trung bình của cả nước. tỉ lệ hộ nghèo và thu nhập bình quân/người vào mức trung bình của cả nước.

- Tuy nhiên tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng và tỉ lệ dân số thành thị của vùng vào loại thấp so với cả nước.

b) Vấn đề nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vùng là vấn đề là vấn đề cần thiết quan tâm ở vùng này do:

- Trình độ phát triển dân trí của vùng còn thấp, năm 1999 tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng thấp 88,1%, thấp hơn nhiều so với cả nước; Tỉ lệ dân thành thị thấp năm 1999 tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1%.

- Hiện nay để phát triển kinh tế- xã của vùng cần phải chú trọng đến nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vùng để thúc đẩy kinh tế- xã hội của vùng phát triển.


Bắt đầu thi ngay