IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Vật lý Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 12. Điện trường có đáp án

Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 12. Điện trường có đáp án

Giải SGK Vật lí 11 CTST Bài 12. Điện trường có đáp án

  • 117 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi một vật nhiễm điện được đặt gần một vật nhiễm điện khác, ta thấy hai vật có thể hút hoặc đẩy nhau, nghĩa là giữa chúng có sự tương tác mặc dù không có sự tiếp xúc. Vậy, hai vật này tương tác với nhau bằng cách nào?

Xem đáp án

Do xung quanh các vật nhiễm điện tồn tại một điện trường, nếu đặt một vật nhiễm điện khác vào vùng điện trường đó thì nó sẽ chịu tác dụng của lực điện do điện trường đó gây ra.


Câu 2:

Làm thế nào để biết trong một vùng không gian nào đó có sự xuất hiện của điện trường?

Xem đáp án

Để biết một vùng không gian nào đó có sự xuất hiện của điện trường ta có thể dùng điện tích thử.


Câu 3:

Làm thế nào để xác định được độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm?

Xem đáp án

Để xác định được độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm ta xác định cường độ điện trường tại điểm đó.


Câu 5:

Tại hai điểm A và B trong chân không, người ta đặt hai điện tích trái dấu q1 và q2. Tìm những điểm sao cho hai vectơ cường độ điện trường do hai điện tích q1 và q2 gây ra tại đó có đặc điểm:

a) Cùng phương, cùng chiều.

b) Cùng phương, ngược chiều.

Xem đáp án

a) Hai điện tích trái dấu nên vị trí những điểm sao cho hai vectơ cường độ điện trường do hai điện tích q1 và q2 gây ra đó có đặc điểm cùng phương, cùng chiều phải nằm bên trong khoảng nối giữa hai điện tích trên.

Tại hai điểm A và B trong chân không, người ta đặt hai điện tích trái dấu q1 và q2. Tìm những điểm sao cho hai vectơ cường độ điện trường do hai điện tích q1 và q2 gây ra tại đó có đặc điểm:  a) Cùng phương, cùng chiều.  b) Cùng phương, ngược chiều. (ảnh 1)

b) Hai điện tích trái dấu nên vị trí những điểm sao cho hai vectơ cường độ điện trường do hai điện tích q1 và q2 gây ra đó có đặc điểm cùng phương, ngược chiều phải nằm bên ngoài khoảng nối giữa hai điện tích trên.

Trường hợp: M nằm ngoài khoảng hai điện tích, gần q2 hơn.

Tại hai điểm A và B trong chân không, người ta đặt hai điện tích trái dấu q1 và q2. Tìm những điểm sao cho hai vectơ cường độ điện trường do hai điện tích q1 và q2 gây ra tại đó có đặc điểm:  a) Cùng phương, cùng chiều.  b) Cùng phương, ngược chiều. (ảnh 2)

Trường hợp: M nằm ngoài khoảng hai điện tích, gần q1 hơn.

Tại hai điểm A và B trong chân không, người ta đặt hai điện tích trái dấu q1 và q2. Tìm những điểm sao cho hai vectơ cường độ điện trường do hai điện tích q1 và q2 gây ra tại đó có đặc điểm:  a) Cùng phương, cùng chiều.  b) Cùng phương, ngược chiều. (ảnh 3)

Câu 6:

Dựa vào hình ảnh điện phổ quan sát được ở Hình 12.6, ta có thể kết luận được dấu của mỗi điện tích không? Vì sao?

Dựa vào hình ảnh điện phổ quan sát được ở Hình 12.6, ta có thể kết luận được dấu của mỗi điện tích không? Vì sao?   (ảnh 1)
 
Xem đáp án

Dựa vào đặc điểm của hình ảnh điện phổ, ta có thể xác định được hai điện tích đó cùng dấu hay trái dấu chứ không thể xác định được đâu là điện tích dương, đâu là điện tích âm. Vì từ hình ảnh ta không thể xác định được hướng của các đường sức điện nên không thể kết luận được dấu của điện tích.


Câu 7:

Thiết kế phương án và thực hiện thí nghiệm để quan sát hình ảnh điện phổ của một vật tích điện.

Xem đáp án

Thí nghiệm rắc các hạt bột mịn cách điện xung quanh tấm kim loại đã được tích điện, quan sát hình ảnh điện phổ.


Câu 8:

Quan sát Hình 12.7, em hãy mô tả hình dạng, điểm xuất phát, điểm kết thúc của đường sức điện và so sánh độ mạnh yếu của điện trường tại hai vị trí A và B cho mỗi trường hợp.

Quan sát Hình 12.7, em hãy mô tả hình dạng, điểm xuất phát, điểm kết thúc của đường sức điện và so sánh độ mạnh yếu của điện trường tại hai vị trí A và B cho mỗi trường hợp.   (ảnh 1)
 
Xem đáp án

Hình a – đường sức điện có dạng đường thẳng, hướng đi ra từ điện tích dương kết thúc ở vô cực. Tại điểm B có điện trường mạnh hơn điểm A.

Hình b – đường sức điện có dạng đường thẳng, hướng đi từ vô cực đến điện tích âm. Tại điểm B có điện trường mạnh hơn điểm A.

Hình c – đường sức điện có dạng đường cong, hướng đi ra từ điện tích dương đi vào điện tích âm. Tại điểm B có điện trường mạnh hơn điểm A.

Hình d – đường sức điện có dạng đường cong, hướng đi ra từ điện tích dương tới vô cực. Tại điểm B có điện trường yếu hơn điểm A.


Câu 9:

Quan sát Hình 12.9, vẽ đường sức điện trường trong vùng không gian giữa hai tấm kim loại phẳng.

Quan sát Hình 12.9, vẽ đường sức điện trường trong vùng không gian giữa hai tấm kim loại phẳng. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đường sức điện trường trong vùng không gian giữa hai tấm kim loại phẳng là các đường thẳng song song và cách đều nhau, hướng từ bản dương sang bản âm.

Quan sát Hình 12.9, vẽ đường sức điện trường trong vùng không gian giữa hai tấm kim loại phẳng. (ảnh 2)

Câu 10:

Xét đường sức điện của hai điện tích điểm q1 và q2 như Hình 12.10.

Em hãy xác định dấu của hai điện tích q1, q2 và so sánh độ lớn điện tích của chúng.

Xét đường sức điện của hai điện tích điểm q1 và q2 như Hình 12.10. Em hãy xác định dấu của hai điện tích q1, q2 và so sánh độ lớn điện tích của chúng.   (ảnh 1)
Xem đáp án

Dựa vào chiều của đường sức điện ta có thể thấy điện tích q2 là điện tích dương, điện tích q1 là điện tích âm.

Cường độ điện trường ở điểm bất kì là cường độ điện trường tổng hợp do điện trường của 2 điện tích gây ra.

Xét cùng diện tích một phần mặt cầu có cùng bán kính đến mỗi điện tích, số đường sức qua phần diện tích xung quanh điện tích tích q2 nhiều hơn. Do đó điện trường của nó lớn hơn. Chứng tỏ độ lớn điện tích q2 lớn hơn.


Câu 11:

Từ các dụng cụ: pin, dây nối, 2 thanh kim loại, dầu cách điện (như dầu máy), thuốc tím (KMnO4), em hãy thiết kế và thực hiện thí nghiệm để quan sát đường sức điện trường giữa hai thanh kim loại.

Xem đáp án

Thiết kế phương án thí nghiệm.

- Dùng dây nối, nối 2 thanh kim loại vào mỗi đầu của hai cực của pin ( 1 thanh nối cực dương, 1 thanh nối cực âm của pin)

Từ các dụng cụ: pin, dây nối, 2 thanh kim loại, dầu cách điện (như dầu máy), thuốc tím (KMnO4), em hãy thiết kế và thực hiện thí nghiệm để quan sát đường sức điện trường giữa hai thanh kim loại. (ảnh 1)

- Nhúng hai thanh kim loại vào dung dịch dầu cách điện.

- Đổ từ từ thuốc tím vào dung dịch và quan sát hiện tượng

Kết quả: Thấy thuốc tím ban đầu chuyển động hỗn loạn sau đó dần dần tạo thành dòng có hình ảnh giống như điện phổ.


Câu 13:

Đặt lần lượt một electron và một proton vào cùng một điện trường đều. Hạt nào sẽ chịu tác dụng của lực tĩnh điện có độ lớn lớn hơn? Giả sử chỉ xét tương tác tĩnh điện, các tương tác khác được bỏ qua. So sánh gia tốc hai hạt thu được.

Xem đáp án

Ta có: Độ lớn lực tĩnh điện tính theo công thức F = E. q

Mà electron và proton cùng đặt trong điện trường đều E

qe=qp=1,6.1019C

nên hai hạt này chịu tác dụng của lực tĩnh điện F là như nhau.

Lại có: a=Fm mà me=9,1.1031kg, mp=1,67.1027kg

Nên proton có gia tốc nhỏ hơn electron.


Câu 14:

Đặt hai quả cầu nhỏ có điện tích lần lượt là 3,0μC và 3,5μC tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng 0,6 m. Xác định vị trí điểm C sao cho vectơ cường độ điện trường tại đó bằng không.

Xem đáp án

Do hai điện tích đặt tại A và B trái dấu nhau nên vị trí điểm C phải nằm ngoài khoảng AB để vectơ cường độ điện trường tại đó bằng 0.

Xét trường hợp C nằm gần B.

Đặt hai quả cầu nhỏ có điện tích lần lượt là   và   tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng 0,6 m. Xác định vị trí điểm C sao cho vectơ cường độ điện trường tại đó bằng không. (ảnh 1)

Cường độ điện trường do điện tích tại A và B gây ra tại điểm C là:

E1=kq1AC2=9.109.3.1060,6+BC2

E2=kq2BC2=9.109.3,5.106BC2

Do vectơ cường độ điện trường tại C bằng không nên:

E1=E29.109.3.1060,6+BC2=9.109.3,5.106BC26.BC2=70,6+BC2

BC=0,31BC=8,09 (loại cả hai vì đều cho giá trị âm)

Xét trường hợp C nằm gần A hơn

Đặt hai quả cầu nhỏ có điện tích lần lượt là   và   tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng 0,6 m. Xác định vị trí điểm C sao cho vectơ cường độ điện trường tại đó bằng không. (ảnh 2)

Cường độ điện trường do điện tích tại A và B gây ra tại điểm C là:

E1=kq1AC2=9.109.3.106AC2

E2=kq2BC2=9.109.3,5.106AC+0,62

Do vecto cường độ điện trường tại C bằng không nên:

E1=E29.109.3.106AC2=9.109.3,5.106AC+0,626.AC+0,62=7AC2

AC=7,5(tm)AC=0,3(loai)

Vậy vị trí điểm C nằm ngoài khoảng AB và cách A một đoạn 7,5 m


Bắt đầu thi ngay