[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 22)
-
5629 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do
Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiết 1)
Cách giải:
Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do sự tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.
Cụ thể là do dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lấn sâu về phía Tây => Tây Bắc có mùa đông đến muộn và bớt lạnh hơn so với Đông Bắc. Ngược lại Đông Bắc địa hình đồi núi thấp hướng vòng cung tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc lấn sâu vào đất liền.
Chọn A
Câu 2:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: °C)
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là
Phương pháp: Kĩ năng tính toán
Cách giải:
Biên độ nhiệt năm = Nhiệt độ tháng cao nhất – Nhiệt độ tháng thấp nhất (Đơn vị: °C)
=> Biên độ nhiệt năm của Hà Nội là: 28,9 – 16,4 = 12,5°C
Biên độ nhiệt năm của TP.HCM là: 28,9 – 25,7 = 3,2°C
Chọn D
Câu 3:
Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do con người phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
Chọn B
Câu 4:
Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là
Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Cách giải:
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta, với đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vùng vịnh nước sâu kín gió,
Chọn B
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất mặn nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11
Cách giải:
Vùng tập trung nhiều đất mặn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (kí hiệu nền màu tím đậm)
Chọn C
Câu 6:
Cho biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng đặt tên biểu đồ
Cách giải:
Biểu đồ đường => có khả năng thể hiện tốt nhất tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong 1 giai đoạn
=>Biểu đồ đã cho thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 - 2014
Chọn A
Câu 7:
Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn được cung cấp nguồn nhiệt ẩm dồi dào, kết hợp với vị trí trong khu vực gió mùa châu Á cũng đem lại lượng mưa lớn, đặc biệt mưa mùa hạ.
Chọn C
Câu 8:
Ngành sản xuất nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta?
Phương pháp: Liên hệ ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nhất
Cách giải:
Ngành sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta là ngành nông nghiệp. Các hoạt động của thiên tai mưa bão, lũ lụt, hạn hán...có thể khiến phá hoại mùa màng, cuốn trôi nhiều cây con hoặc gây dịch bệnh hư hại.
Chọn B
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 20
Cách giải:
Tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta là: An Giang
Chọn C
Câu 10:
Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Ở đồng bằng sông Hồng khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là vùng ngoài để.
Chọn B
Câu 11:
Nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão ở nước ta là
Phương pháp: Kiến thức bài 15 - Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Cách giải:
Nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão ở nước ta là khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế)
Chọn C
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết thành phố nào sau đây thuộc đô thị loại 1?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15
Cách giải:
Thành phố thuộc đô thị loại 1 là Hải Phòng, Đà Nẵng
Chọn B
Câu 13:
Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông?
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
Biển Đông mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa =>nhiệt độ nước biển có sự thay đổi khác nhau theo mùa.
=> Nhận định D không đúng
Chọn D
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết Đà Lạt thuộc cao nguyên nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14
Cách giải:
Đà Lạt thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng
Chọn A
Câu 15:
Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Cách giải:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm: đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
Chọn A
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cửa khẩu nào sau đây nằm giữa biên giới Việt - Lào?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23
Cách giải:
Cửa khẩu nằm giữa biên giới Việt – Lào là của khẩu Tây Trang (thuộc tỉnh Điện Biên)
Chọn B
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết Đồng bằng sông Cửu Long có các loại khoáng sản chủ yếu nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8
Cách giải:
Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu gồm các loại khoáng sản như: đá vôi, xi măng, đá a xit, than bùn
Chọn D
Câu 18:
Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở
Phương pháp: Kiến thức bài 1 – Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ
Cách giải: Đường biên giới trên đất liền của nước ta nằm khu vự miền núi phía Tây và phía Bắc
Chọn B
Câu 19:
Quá trình feralit diễn ra mạnh ở khu vực nào của nước ta?
Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Quá trình feralit diễn ra mạnh ở khu vực đồi núi thấp trên đá mẹ axit.
Chọn C
Câu 20:
Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng
Phương pháp: Kiến thức bài 1 - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng thềm lục địa.
Chọn A
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây cao nhất vùng núi Trường Sơn Bắc?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13
Cách giải:
Đỉnh núi cao nhất vùng núi Trường Sơn Bắc là núi Pu Xai Lai Leng (2711m)
Chọn C
Câu 22:
Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta?
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 2 thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
Chọn A
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Campuchia?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5
Cách giải:
Tỉnh không tiếp giáp Campuchia là Điện Biên.
Chọn D
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những khu vực nào sau đây có nhiệt độ cao nhất vào tháng VII?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9
Cách giải:
Những khu vực có nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là: đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Nền nhiệt phổ biến từ trên 28°C (do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng)
Chọn A
Câu 25:
Cấu trúc địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp: Kiến thức bài Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông là biểu hiện của đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
=> Đây không phải là biểu hiện của cấu trúc địa hình nước ta
Chọn B
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào sau đây có số dân đông nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 16
Cách giải:
Dân tộc có số dân đông nhất là dân tộc Mường (1137515 người)
Chọn D
Câu 27:
Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Nước ta có 28 tỉnh/thành phố giáp biển
Chọn A
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đất liền?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 12
Cách giải:
Vườn quốc gia nằm trên đất liền là Bạch Mã. Các vườn quốc gia Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Bà đều nằm trên đảo.
Chọn C
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17
Cách giải:
Khu kinh tế cửa khẩu không thuộc đồng bằng sông Cửu Long là: Mộc Bài (thuộc vùng Đông Nam Bộ)
Chọn B
Câu 30:
Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Cách giải:
Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
Chọn B
Câu 31:
Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm địa hình cao nhất cả nước, hướng tây bắc – đông nam.
Chọn C
Câu 32:
Ở vùng ven biển miền Trung, đất đai bị hoang mạc hóa là do
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
Ở vùng ven biển miền Trung đất đai bị hoang mạc hóa là do chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc.
Chọn C
Câu 33:
Gió Tín phong Bắc bán cầu khi thổi vào nước ta có hướng
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Gió Tín phong Bắc bán cầu khi thổi vào nước ta có hướng đông bắc (từ biển vào)
Chọn C
Câu 34:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải:
Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau
=>Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ thích hợp nhất là kết hợp (cột + đường)
Chọn A
Câu 35:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm: Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.
Chọn A
Câu 36:
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do nguyên nhân nào sau đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đông rộng lớn:
- Tính nhiệt đới: vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ lớn, nền nhiệt cao
- Tính ẩm: nhờ vai trò của biển Đông cung cấp lượng ẩm dồi dào, mang lại mưa lớn
- Tính gió mùa: vị trí nằm trong khu vực gió mùa châu Á điển hình trên thế giới
=>gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
Chọn D
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22
Cách giải:
Ngành công nghiệp không thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là: dệt may
Chọn D
Câu 38:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Cách giải:
Sông thuộc hệ thống sông Hồng là sông Chảy
Chọn D
Câu 39:
Những khối núi đá vôi đồ sộ của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Những khối núi đá vôi đồ sộ của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực giáp biên giới Việt
Chọn A
Câu 40:
Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng (sông Cửu Long lũ vào tháng 8, sông Mê Công đỉnh lũ vào tháng 10)
Chọn D