IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 27)

  • 5770 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho bảng số liệu:

TỈ TRỌNG PHÂN BỔ DÂN CƯ THEO CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2015 VÀ NĂM 2019 (Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám thống kê 2019, NXB Thống kê 2020)

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng phân bố dân cư theo các châu lục, năm 2015 và 2019?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

Giải chi tiết:

Nhận xét:

- A đúng: châu Á giảm (60,7% xuống 59,5%), châu Phi tăng (16,4% lên 16,8%)

- B sai: vì châu Phi tăng (16,4% lên 16,8%)

- C sai: vì châu Á giảm (60,7% xuống 59,5%)

- D sai: vì châu lục khác tăng (12,8% lên 14,1%)


Câu 2:

Cho biểu đồ:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA

(Nguồn: Số liệu theo niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta qua các năm?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ

Giải chi tiết:

- A sai: vì tỉ lệ dân thành thị tăng lên (30,4% lên 35%)

- B sai: vì tỉ lệ dân nông thôn lớn hơn dân thành thị (năm 2019: dân nông thôn 65% > 35%  dân nông thôn)

- C sai: vì tỉ lệ dân thành thị đang giảm xuống (tư 69,6% xuống 65%)

- D đúng: tỉ lệ dân nông thôn luôn lớn hơn dân thành thị (năm 2019 dân nông thôn 65% dân thành thị 35%)


Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tên 4 cánh cung của vùng núi Đông Bắc theo thứ tự từ Đông sang Tây? 

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13

Giải chi tiết:

Tên 4 cánh cung của vùng núi Đông Bắc theo thứ tự từ Đông sang Tây là: Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.


Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5 cho biết Việt Nam có biên giới cả trên đất liền và trên biển với 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5

Giải chi tiết:

Việt Nam có biên giới trên cả đất liền và trên biển với Trung Quốc và Campuchia


Câu 5:

Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là: 

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Liên hệ mối liên hệ giữa các nhân tố tự nhiên ở nước ta về khí hậu

Giải chi tiết:

Yếu tố chính làm nên các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là địa hình: khu vực địa hình núi cao, đón gió sẽ hình thành các trung tâm mưa lớn (Huế, Móng Cái); khu vực vùng trũng thấp, địa hình khuất gió thường mưa ít, khô hạn ( phía Nam Điện Biên, các tỉnh cực Nam Trung Bộ).


Câu 6:

Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho nước ta là do 

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải chi tiết:

Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho nước ta là gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới vào thời kì giữa và cuối mùa hạ.  Chú ý từ “nước ta” => nghĩa là

- Loại A: vì khối khí chí tuyến Bắc Ấn Độ Dương chỉ gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào đầu mùa hạ

- Loại C: vì địa hình chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến sự đối lập về mùa mưa theo không gian giữa sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn.

- Loại D: vì gió Tín Phong chỉ gây mưa cho vùng ven biển phía đông dãy Trường Sơn vào thời kì mùa đông.


Câu 7:

Khoáng sản nào sau đây có nhiều ở vùng thềm lục địa nước ta? 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Giải chi tiết:

Khoáng sản có nhiều ở vùng thềm lục địa nước ta là các bể dầu khí, với giá trị kinh tế rất lớn.


Câu 8:

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là 

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa.


Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía nam? 

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9

Giải chi tiết:

Vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Nam là vùng Nam Trung Bộ.


Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực vùng núi Đông Bắc nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Giải chi tiết:

Vùng núi Đông Bắc địa hình chủ yếu là đồi núi thấp có hướng vòng cung

=> Nhận định: địa hình cao nhất nước ta là không đúng


Câu 11:

Cho bảng số liệu:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG TẠI TRẠM HÀ NỘI

(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục Việt Nam)

Theo bảng số liệu, sông Hồng tại trạm Hà Nội có đỉnh lũ rơi vào tháng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

Giải chi tiết:

Trạm sông Hồng có đỉnh lũ rơi vào tháng 8 với lưu lượng nước cao nhất trong năm: 6660mm


Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết Sếu đầu đỏ là loài động vật đặc hữu của vườn quốc gia nào? 

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12

Giải chi tiết:

Sếu đầu đỏ là loài động vật đặc hữu của vưởn quốc gia Tràm Chim.


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trong 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Thái Bình? 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa  lí trang 10

Giải chi tiết:

Con sông không thuộc hệ thống sông Thái Bình là sông Cả. Sông Cả thuộc hệ thống sông Cả.


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng? 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10

Giải chi tiết:

Con sông thuộc hệ thống sông Hồng là sông Đà.


Câu 15:

Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất là 

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất là vùng biển Nam Trung Bộ.


Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tên 6 cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là 

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14

Giải chi tiết:

Tên 6 cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là: Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.


Câu 17:

Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào sau đây? 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải chi tiết:

Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng đông bắc.


Câu 18:

Nước ta có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây? 

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Giải chi tiết:

Nước ta có dạng địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi thấp chiếm khoảng 60% diện tích lãnh thổ nước ta.


Câu 19:

Cho biểu đồ GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm

(Nguồn: Niến giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Kĩ năng đặt tên biểu đồ

Giải chi tiết:

Biểu đồ cột ghép, đơn vị GDP (tuyệt đối)

=> Biểu đồ đã cho thể hiện quy mô GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin


Câu 20:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không trực tiếp gây nên thiên tai nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải chi tiết:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không trực tiếp gây nên động đất. Động đất xảy ra là do hoạt động nội lực bên trong Trái Đất.


Câu 21:

Địa hình bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Giải chi tiết:

Địa hình bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở khu vực Đông Nam Bộ.


Câu 22:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu vực của hệ thống sông nào nằm ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc? 

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10

Giải chi tiết:

Lưu vực của hệ thống sông nằm ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc là lưu vực sông Cả.


Câu 23:

Vùng nào sau đây có địa hình cao nhất nước ta? 

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Kiến thức bài  6 – Đất nước nhiều đồi núi

Giải chi tiết:

Tây Bắc là vùng có địa hình cao nhất nước ta, với địa hình dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ nhất cả nước.


Câu 24:

Ranh giới vùng lãnh hải nước ta được xác định 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Kiến thức bài 2- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Giải chi tiết:

Ranh giới vùng lãnh hải nước ta được xác định từ đường cơ sở mở rộng ra phía biển 12 hải lý.


Câu 25:

Đặc điểm nào sau đây không phải của biển Đông?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Giải chi tiết:

Biển Đông là một biển lớn trong Thái Bình Dương => nhận xét C sai


Câu 26:

Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải chi tiết:

Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta biểu hiện ở: sự suy giảm về số lượng thành phần loài, suy giảm về nguồn gen quý hiếm, suy giảm kiểu hệ sinh thái.

=> loại B, C, D

Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài không phải là biểu hiện của suy giảm đa dạng sinh học.


Câu 27:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7 cho biết cao nguyên/sơn nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta? 

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 6 – 7

Giải chi tiết:

Các cao nguyên, sơn nguyên không thuộc miền Bắc nước ta là Di Linh. Cao nguyên Di Linh thuộc vùng tây Nguyên.


Câu 28:

Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải chi tiết:

Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu do: ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất:

-  Miền Bắc có mùa đông lạnh ít mưa do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng,ẩm mưa nhiều do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam từ biển vào.

- Miền Nam có mùa mưa – khô rõ rệt: do vào thời kì mùa hạ đón các luồng gió tây nam đem lại mưa lớn và kéo dài và ngược lại thời kì mùa đông mưa ít, khô hạn do vị trí khuất gió hướng đông bắc.

- Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ cũng có sự đối lập mùa mưa – khô.


Câu 29:

Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học 

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Kiến thức bài 14 – Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải chi tiết:

Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học là xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.


Câu 30:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển? 

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5

Giải chi tiết:

Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ là tỉnh tiếp giáp biển Đông nước ta.


Câu 31:

Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên Đông- Tây chủ yếu do 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi:

- Khi Tây Nguyên và Nam Bộ (sườn tây Trường Sơn) đón gió mùa Tây Nam mang lại mưa lớn, thì sườn đông Trường Sơn là mùa khô do ở vị trí khuất gió

- Ngược lại khi sườn Đông Trường Sơn đón các hướng gió đông bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì sườn Tây Trường Sơn đang là mùa khô.


Câu 32:

Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào duới đây:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Thiên nhiên nước ta không có đai xích đạo gió mùa


Câu 33:

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nuớc ta có sự phân hóa thành 3 đai rõ rệt là 

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 đai rõ rệt là: vùng biển và thềm lục địa -vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi.


Câu 34:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết bão đổ bộ vào nước ta mạnh nhất tháng nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9

Giải chi tiết:

Bão đổ bộ vào nước ta mạnh nhất vào tháng 9


Câu 35:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có khí tự nhiên? 

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8

Giải chi tiết:

Nước ta có mỏ khí Tiền Hải ở Thái Bình.


Câu 36:

Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do 

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải chi tiết:

Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do mưa lớn kết hợp với triều cường nước biển dâng => lũ khó thoát hơn dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng.


Câu 37:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có quặng crôm? 

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8

Giải chi tiết:

Nơi có quặng crôm là Cổ Định (Thanh Hóa)


Câu 38:

Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là: 

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải chi tiết:

- Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là do hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.

- Hoạt động khai thác, vận chuyển dầu khí làm ô nhiễm vùng biển là chủ yếu => loại B, C

- Hoạt động nông nghiệp mặc dù có ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm đất, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước ngọt ở nước ta. => loại D


Câu 39:

Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm, nguyên nhân chính là do 

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Giải chi tiết:

Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000mm/năm, nguyên nhân chính là do vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn nên nước ta đón các khối không khí qua biển mang theo hơi ẩm, gây mưa lớn cho phần đất liền bên trong.


Câu 40:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Ba Bể nằm ở phân khu địa lí động vật nào sau đây? 

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12

Giải chi tiết:

Vườn quốc gia Ba Bể nằm ở phân khu địa lí động vật Đông Bắc.


Bắt đầu thi ngay