Thứ sáu, 27/12/2024
IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 24)

  • 5976 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Gió phơn tây nam ảnh hưởng sâu sắc đến vùng Bắc Trung Bộ do 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

Gió phơn tây nam ảnh hưởng sâu sắc đến vùng Bắc Trung Bộ do gió này gặp bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn Bắc khi vượt qua núi gió bị biến tính trở nên khô nóng.

Chọn C


Câu 2:

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ NĂM 2018

Căn cứ vào bảng số liệu trên, năng suất lúa của nước ta năm 2018 là

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng tính toán

Cách giải:

Công thức: Năng suất lúa = Sản lượng Diện tích (tạ/ha) 

=> Năng suất lúa của nước ta năm 2018 là:

44 0460 47 570,9= 58,2 (tạ/ha)

Chọn C


Câu 3:

Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu long là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 41 - Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Cách giải:

- A sai: thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ là biện pháp phù hợp với vùng Đồng bằng sông Hồng - C sai: chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển thủy lợi là biện pháp phù hợp với vùng Đông Nam Bộ

- D sai: vùng ven biển của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phèn đất mặn, thường xuyên bị xâm nhập mặn, muốn khai thác cần phải cải tạo

- B đúng: đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác nên còn nhiều vùng có tiềm năng chưa được khai thác hết 

=> do vậy biện pháp quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là mở rộng diện tích đất canh tác bằng cách đẩy mạnh khai hoang, cải tạo diện tích đất phèn, đất mặn.

Chọn B


Câu 4:

Sự phân hóa của yếu tố chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Cách giải:

Sự phân hóa địa hình, đất trồng cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng:

- Vùng trung du miền núi thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn

- Vùng đồng bằng thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh tăng vụ và nuôi trồng thủy sản 

Chọn A


Câu 5:

Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện biện pháp chủ yếu nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 36 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Cách giải:

Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu là nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam. Bởi đây là 2 trục đường chính, kéo dài theo chiều Bắc Nam, đảm nhận vai trò vận chuyển khối lượng hàng hóa rất lớn giữa các địa phương miền Bắc và miền Trung, Nam nước ta. 

Chọn A


Câu 6:

Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 30 – Vấn đề giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Cách giải:

Chú ý từ khóa: “chủ yếu nhất Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu là nhờ huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư. 

Chọn D


Câu 7:

Đất cát ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 35 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ 

Cách giải:

Đất cát ở đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp hằng năm như lạc, mía, thuốc lá... 

Chọn C


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2000 so với năm 2007 nhỏ hơn bao nhiêu lần? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 18

Cách giải: Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2000 so với năm 2007 nhỏ hơn: 338553 / 16333,5 = 2,07 lần

Chọn C


Câu 9:

Phương hướng quan trọng nhất nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm

Cách giải:

Phương hướng quan trọng nhất nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, phân bố lại dân cư, đẩy mạnh công nghiệp hóa.

- Kiểm soát tốc độ tăng dân số: nhằm hạn chế tình trạng dư thừa lao động quá nhiều trong điều kiện kinh tế chưa thực sự phát triển

- Phân bố lại dân cư: giúp cho việc phân bổ và sử dụng lao động có hiệu quả hơn, khai thác tốt lợi thế về tài nguyên ở các vùng, vùng đồng dân sẽ được di tản bớt về các vùng thưa dân và tài nguyên giàu có...

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa: để tạo nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết tình trạng thiếu việc làm. 

Chọn C


Câu 10:

Nguyên nhân chủ yếu đe dọa xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại ở Tây Nguyên là 

Xem đáp án

Phương pháp: Tìm mối liên hệ giữa đặc điểm đất – chế độ mưa – lớp phủ thực vật ở Tây Nguyên

Cách giải:

- Tây Nguyên không phải là vùng chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới =>loại C

- Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng có độ cao từ 500 - 800 - 1000m => đặc điểm đồi núi, độ chia cắt lớn là không đúng =>loại D

- Đặc điểm đất feralit trên đá badan không phải là nguyên nhân gây xói mòn đất => loại B

- Tây Nguyên có sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc, vào mùa khô đất badan khô, nứt nẻ thành từng tảng, khi có mưa lớn tập trung kết hợp lớp phủ thực vật không có=> những tảng đất khô này sẽ dễ dàng bị xói, rửa trôi theo dòng chảy nước => gây hiện tượng sạt lở xói mòn nghiêm trọng =>A đúng 

Chọn A


Câu 11:

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HẰNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018 NXB Thống kê, 2019)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây công nghiệp phân theo nhóm cây ở nước ta giai đoạn 2005 - 2018, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ

Cách giải:

Đề bài yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng => Biểu đồ đường thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng 

Chọn A


Câu 12:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sự cạnh tranh còn thấp? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 31 - Thương mại và du lịch

Cách giải: 

Nguyên nhân chủ yếu làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sự cạnh tranh còn thấp là do công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế, nước ta chủ yếu xuất thô, tỉ lệ các mặt hàng chế biến hay tinh chế còn thấp và tăng chậm =>khó cạnh tranh với các nước 

Chọn D


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Chu thuộc lưu vực sông nào? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10

Cách giải:

Sống Chu thuộc lưu vực sông Mã (chảy qua tỉnh Thanh Hóa)

Chọn A


Câu 14:

Trong khu vực II, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm tốt nhằm 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cách giải:

Trong khu vực II, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm tốt để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

Chọn D


Câu 15:

Trung du miền núi Bắc Bộ đảm bảo được an ninh lương thực nhờ 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 32 – Trung du miền núi Bắc Bộ

Cách giải:

Trung du miền núi Bắc Bộ đảm bảo được an ninh lương thực nhờ đẩy mạnh thâm canh ở nơi có khả năng tưới tiêu, điều này giúp nâng cao năng suất sản lượng lúa.

Chọn C


Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết núi Tây Côn Lĩnh phân bố phía nào của vùng núi Đông Bắc? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 6 – 7

Cách giải:

Núi Tây Côn Lĩnh phân bố ở phía Tây Bắc của vùng núi Đông Bắc.

Chọn C


Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm đất của Đồng bằng sông Cửu Long? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11

Cách giải:

- A đúng: đất phù sa sông lớn hơn đất cát biển

- B đúng: đất phù sa sông phân bố ven sông Tiền, sông Hậu

- D đúng: diện tích đất phèn (41%) lớn hơn đất cát biển, đất mặn

- C không đúng: đất mặn phân bố chủ yếu ở ven biển phía đông và đông nam (ven biển dọc các cửa sông) 

=>nhận xét C không đúng

Chọn C


Câu 18:

Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ mưa chủ yếu do tác động của 

Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ mối liên hệ về đặc điểm địa hình và khí hậu

Cách giải:

Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ mưa chủ yếu do tác động của Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình.

Ví dụ: 

- Khi Nam Bộ và Tây Nguyên đón gió mùa Tây Nam đem lại mưa lớn thì Đông Trường Sơn là mùa khô. Ngược lại, khi Đông Trường Sơn đón Tín phong Bắc bán cầu thổi hướng Đông Bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

- Đầu mùa hạ, khi gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến đem lại mưa cho vùng núi phía Tây, trong khi vùng núi phía đông là hiện tượng phơn khô nóng.

Chọn D


Câu 19:

Vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Cách giải:

Vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta là:

- Sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển

- Phòng chống ô nhiễm môi trường biển

- Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai 

=> loại đáp án B, C, D

Tăng cường khai thác nguồn lợi ven bờ không phải là vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển. 

Chọn A


Câu 20:

Nước ta có gió tín phong hoạt động chủ yếu do 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 

Cách giải:

Nước ta có tín phong hoạt động chủ yếu do vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến.

Chọn D


Câu 21:

Cho biểu đồ: 

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2018

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ 

Cách giải:

- A đúng:

+ Giai đoạn 2010 – 2014: sản lượng tăng 144%; giá trị xuất khẩu tăng 202%

+ Giai đoạn 2014 – 2018: sản lượng tăng 111%; giá trị xuất khẩu tăng 100% 

=> Giai đoạn 2010 – 2014, sản lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng nhanh hơn thời kì 2014 – 2018

- B đúng: giai đoạn 2010 – 2018 sản lượng tăng 160% và giá trị xuất khẩu tăng 201%

- C đúng: trong cả giai đoạn sản lượng và giá trị xuất khẩu đều có sự biến động tăng - giảm không ổn định - D không đúng: giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn sản lượng (200% > 160%) 

Chọn D


Câu 22:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết ở phía đông bắc nước ta, đỉnh núi nào sau đây có độ cao 1980m? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13

Cách giải:

Ở phía đông bắc nước ta, đỉnh núi có độ cao 1980m là: núi Phia YA

Chọn D


Câu 23:

Cho biểu đồ: 

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THAN SẠCH, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA  GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

Cho biết lỗi sai nằm ở vị trí nào sau đây của biểu đồ?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận diện lỗi sai của biểu đồ

Cách giải:

Lỗi sai nằm ở tỉ lệ trục hoành và bảng chú giải 

- Trục hoành chia tỉ lệ đều nhau là không đúng

 - Bảng chú giải không cần ghi đơn vị 

Chọn B


Câu 24:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây chưa thành lập khu kinh tế ven biển? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28

Cách giải:

- Quảng Nam có khu kinh tế ven biển Chu Lai

- Quảng Ngãi có khu kinh tế ven biển Dung Quất

- Khánh Hòa có khu kinh tế ven biển Vân Phong

- Ninh Thuận chưa có khu kinh tế ven biển 

Chọn B


Câu 25:

Cho bảng số liệu: 

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết cân bằng ẩm ở Huế là bao nhiêu?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng tính toán

Cách giải: Cân bằng ẩm = Lượng mưa – Lượng bốc hơi 

=>Cân bằng ẩm ở Huế = 2868 – 1000 = 1868 (mm)

Chọn B


Câu 26:

Những nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên sự giống nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng phân tích so sánh, liên hệ kiến thức bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Cách giải:

Nhân tố chủ yếu tạo nên sự giống nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển và địa hình

- Cả hai vùng đều có vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc  khí hậu mang tính chất nhiệt đới với nền nhiệt cao trên 20°C

- Cả hai vùng đều nằm trong vùng gió mùa điển hình của châu Á, có gió tín phong thổi quanh năm

- Cả hai vùng đều có địa hình với hướng nghiêng tây bắc - đông nam, vùng núi hướng vòng cung, phía nam là vùng đồng bằng châu thổ sông rộng lớn (đồng bằng sông Hồng và đb sông Cửu Long) 

Chọn A


Câu 27:

Biện pháp nào dưới đây không nhằm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lâm nghiệp của Đông Nam Bộ? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 39 – Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Cách giải:

Biện pháp khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lâm nghiệp của Đông Nam Bộ là:

- Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn

- Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông để tránh mất nước ở hồ chứa, giữ được mực nước ngầm

- Bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển 

=>Loại A, B, D

Trồng rừng chắn gió, bão không phải là biện pháp khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Chọn C .


Câu 28:

Nơi phân bố chủ yếu của công nghiệp chế biến rượu, bia, nước ngọt là ở 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 27 – Một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp trọng điểm 

Cách giải:

Công nghiệp chế biến rượu, bia, nước ngọt là các đô thị lớn.

Chọn B


Câu 29:

Quá trình phân công lao động xã hội nước ta chậm chuyển biến chủ yếu do 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm

Cách giải:

Quá trình phân công lao động xã hội nước ta chậm chuyển biến chủ yếu do cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến, chất lượng, năng suất và thu nhập của lao động thấp.

Chọn B


Câu 30:

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có số dân đô thị nhiều nhất cả nước chủ yếu do 

Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ mối liên hệ giữa dân số và kinh tế

Cách giải:

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có số dân đô thị nhiều nhất cả nước chủ yếu do 2 vùng này có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, nền kinh tế phát triển => thu hút nhiều lao động từ các vùng khác đến. Chọn D


Câu 31:

Mục đích chủ yếu của việc tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 33 – Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng Cách giải:

Mục đích chủ yếu của việc tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ ở đồng bằng sông Hồng là đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là các ngành tài chính – ngân hàng, giáo dục - đào tạo...

Chọn A


Câu 32:

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ta ngày càng phát triển do 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Cách giải:

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ta ngày càng phát triển là tàu thuyền và ngư cụ hiện đại hơn. 

Chọn C


Câu 33:

Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Cách giải:

Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do kết quả của việc đào đất và đắp đê ngăn lũ diễn ra từ lâu đời.

Chọn B


Câu 34:

Tính chất địa đới của tự nhiên Việt Nam được biểu hiện ở 

Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ kiến thức về tính địa đới ở lớp 10

Cách giải:

Tính chất địa đới của tự nhiên Việt Nam được biểu hiện ở việc vị trí địa lí nước ta nằm hoàn toàn trong đời khí hậu nhiệt đới => quy định các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam là: nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, gió tín phong thổi quanh năm và đất feralit là loại đất đặc trưng.

Chọn D.


Câu 35:

Biện pháp nào sau đây không nhằm hạn chế xói mòn trên đất dốc ở khu vực miền núi? 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 14 - Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Cách giải:

Biện pháp nhằm hạn chế xói mòn trên đất dốc ở khu vực miền núi là làm ruộng bậc thang, chống ô nhiễm đất và trồng cây theo băng => loại A, C, D

Chống ô nhiễm đất không phải là biện pháp nhằm hạn chế xói mòn trên đất dốc ở khu vực đồi núi

Chọn B


Câu 36:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19. Năng suất lúa của nước ta năm 2007 đạt được 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 19+ kĩ năng tính toán

Cách giải:

Năng suất lúa= Sản lượng / Diện tích (tạ/ha)

Năng suất lúa của nước ta năm 2007 là:

72077 35942 = 4,99 tấn/ha = 49,9 tạ/ha

Chọn A


Câu 37:

Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch của nước ta trong những năm qua là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 31 – Thương mại và du lịch

Cách giải:

Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch của nước ta trong những năm qua là sự phát triển của nền kinh tế và điều kiện sống được nâng lên. Bởi khi kinh tế phát triển và điều kiện sống cao thì nhu cầu về các hoạt động nghỉ dưỡng, du lịch sẽ tăng lên => điều này là động lực cho ngàng du lịch phát triển.

Chọn C


Câu 38:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình năm của sông Cửu Long lớn gấp bao nhiêu lần lưu lượng nước trung bình năm của sông Hồng? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 10

Cách giải:

Lưu lượng nước trung bình năm của sông Cửu Long là: 14890,7 m/s Lưu lượng nước trung bình năm của sông Hồng là: 2705,8 m/s 

=>Lưu lượng nước trung bình năm của sông Cửu Long gấp sông Hồng là:

14890,77 2705,8 =5,5 lần

Chọn C


Câu 39:

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17

Cách giải:

Khu kinh tế ven biển Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh 

=> Không thuộc vùng Bắc Trung Bộ

Chọn B


Câu 40:

Cho bảng số liệu 

SỔ DÂN NỮ VÀ NAM CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2018.

(Đơn vị nghìn người)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018)

Tỷ số giới tính của Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 theo tính toán từ bảng số liệu trên lần lượt là 

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng tính toán

Cách giải: Công thức: Tỉ số giới tính = (Số nam / Số nữ) x 100 

=>Tỉ số giới tính Tây Nguyên = (2923,7 / 2872,7) x 100 = 101,8 

Tỉ số giới tính ĐBS Cửu Long = (8597,1 / 8683,5) x 100 = 99

Chọn C


Bắt đầu thi ngay