[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 29)
-
5971 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 45.
Cách giải: Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ mỷ/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ).
Chọn D.
Câu 2:
Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 30.
Cách giải: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ phía Nam sông Cả tới dãy núi Bach Mã.
Chọn A.
Câu 3:
Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 45.
Cách giải: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở xâm thực mạnh tại miền núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Chọn B.
Câu 4:
Vùng núi Tây Bắc có vị trí
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 30.
Cách giải: Vùng núi Tây Bắc có vị trí nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Chọn B.
Câu 5:
Cho biểu đồ:
CHO BIỂU ĐỒ LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI, CÂN BẰNG ẤM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Căn cứ vào biểu đồ nhận xét nào sau đây đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của một số địa điểm trên
Phương pháp: Nhận xét biểu đồ.
Cách giải: Căn cứ vào biểu đồ :
- Lượng mưa: Huế có lượng mưa cao nhất, thứ 2 là TP Hồ Chí Minh và thấp nhất lag Hà Nội. => D sai.
- Lượng bốc hơi: TP Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất, thứ 2 là Huế và thấp nhất là Hà Nội. => A sai, C đúng.
- Cân bằng ẩm: Huế có cân bằng ẩm cao nhất, thứ 2 là Hà Nội và thấp nhất là TP Hồ Chí Minh. => B sai.
Chọn C.
Câu 6:
Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 62, 63.
Cách giải: Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.
Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Trên biển bão gây sóng to dâng cao 9 – 10m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới1,5 – 2m, gây ngập mặn vùng ven biển. Nước dâng tràn để kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế... Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xất và đời sống nhân dân nhất là ở vùng ven biển.
Chọn B.
Câu 7:
Giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc địa hình có điểm giống nhau là
Phương pháp: Tổng hợp và so sánh.
Cách giải:
Vùng núi Đông Bắc: nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam. Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên.
=> Điểm giống nhau giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Chọn B.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc ?
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh Sơn La của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc.
Chọn C.
Câu 9:
Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa:
Phương pháp: Phân tích và mở rộng.
Cách giải: Lãnh thổ nước ta trải dài, hẹp ngang và có đường kinh tuyến 1050 đi qua nước ta nên nước ta nằm trọn trong khu vực giờ số 7. Với việc chỉ có 1 múi giờ sẽ tạo điều kiện cho việc thống nhất quản lý trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.
Chọn A.
Câu 10:
Vào mùa đông, miền Bắc nước ta vẫn còn có những ngày trời nắng, thời tiết ổn định nhiệt độ cao do hoạt động của loại gió nào sau đây?
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu nên có gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động quanh năm. Gió mùa Đông Bắc hoạt động theo đợt nên khi không có loại gió này hoạt động, gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ mạnh lên và làm cho miền Bắc nước ta có những ngày trời nắng, thời tiết ổn định, nhiệt độ cao.
Chọn D.
Câu 11:
Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm làm
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 46.
Cách giải: Nước ta có diện tích là đồi núi và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt và ẩm dồi dào. Vì thế quá trình feralit diễn ra mạnh, là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nên đất feralit chiếm phần lớn diện tích ở nước ta.
Chọn B.
Câu 12:
Nhân tố nào sau đây gây ra nhiều trở ngại đối với các hoạt động du lịch, công nghiệp khai khoáng ở nước ta?
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 47.
Cách giải: Các hoạt động du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu.
Chọn D.
Câu 13:
Vùng núi nào ở nước ta có cấu trúc địa hình như sau: phía đông là dãy núi cao đồ sộ, phía tây là các dãy núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các thung lũng xen kẽ là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi.
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 32.
Cách giải: Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam. Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên..
Chọn B.
Câu 14:
Ở vùng Đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.
Cách giải: Do Đồng bằng sông Hồng có đế ven sông ngăn lũ nên vùng trong để không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, còn khu vực ngoài đê vẫn được bồi đắp hàng năm.
Chọn A.
Câu 15:
Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về chiều dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 13.
Cách giải: Đường biên giới của Việt Nam với các nước láng giềng là:
- Việt Nam - Trung Quốc: 1400 km.
- Việt Nam - Lào: 2100 km.
- Việt Nam - Campuchia: 1100 km.
=> Thứ tự giảm dần theo chiều dài là: Lào, Trung Quốc và Campuchia.
Chọn A.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8 các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh Kiên Giang.
Chọn C.
Câu 17:
Nước ta có 3260 km đường bờ biển kéo dài từ
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 14.
Cách giải: Nước ta có 3260km đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Chọn A.
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11 hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là đất feralit trên đá badan và đất xám trên phù sa cổ.
Chọn C.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết những tỉnh nào ở nước ta nằm ở ngã ba biên giới
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5 tỉnh Kon Tum nằm ở ngã 3 Việt Nam - Lào - Campuchia và tỉnh Điện Biên nằm ở ngã 3 Việt Nam - Trung Quốc – Lào.
Chọn C.
Câu 20:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản trang 89.
Cách giải: Nhờ tiến hành chính sách dân số triệt để, mỗi gia đình chỉ được sinh 1 con nên tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm, năm 2005 chỉ còn 0,6%.
Chọn D.
Câu 21:
Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 36 và Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5.
Cách giải:
- Diện tích vùng biển của nước ta khoảng 1 triệu km2 rộng gấp 3 lần diện tích đất liền => A đúng.
- Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông mở rộng, còn ở miền trung thu hẹp tiếp giáp với vùng nước sâu => C, D đúng.
- Đường bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu => B không đúng.
Chọn B.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu - động tiêu biểu ở nước ta là
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu – động tiêu biểu ở nước ta là Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang.
Chọn B.
Câu 23:
Địa hình bán bình nguyên ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 32.
Cách giải: Địa hình bán bình nguyên ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m.
Chọn B.
Câu 24:
Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nền nhiệt độ trung bình tháng 1 ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền Bắc phổ biến là dưới 180C.
Chọn C.
Câu 25:
Đại nhiệt đới gió mùa không có đặc điểm nào dưới đây?
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 51.
Cách giải: Đai nhiệt đới gió mùa có đặc điểm :
- Ở miền Bắc có độ cao trung bình dưới 600 – 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 – 1000m => D sai.
- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tùy từng nơi: từ khô đến ẩm ướt => A đúng.
- Đất trong đại bao gồm:
+ Đất đồng bằng chiếm 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước với các nhóm : đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát,...
+ Đất vùng đồi núi thấp chủ yếu là nhóm đất feralit => B đúng.
- Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới :
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa => C đúng.
Chọn D.
Câu 26:
Vùng nội thủy của nước ta được xác định là vùng:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 15.
Cách giải: Vùng nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong của đường cơ sở và được coi như là một bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
Chọn A.
Câu 27:
Địa hình có sự bất đối xứng rõ nét ở hai sườn đông - tây là đặc điểm của vùng núi nào sau đây?
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 32.
Cách giải: Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên.
Phía đông: địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng ven biển.
Phía tây: các cao nguyên badan Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các bậc độ cao 500 - 800 – 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
=> Tạo nên sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông – tây.
Chọn D.
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết hai tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long giáp Campuchia là
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5 hai tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long giáp Campuchia là Long An và Kiên Giang.
Chọn C.
Câu 29:
Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản trang
Cách giải: Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtray-li-a. Đây là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn và cũng là nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
=> Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng.
Chọn D.
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 khu vực Đồng bằng sông Hồng ở nước ta chịu tác động của gió mùa Đông Nam vào mùa hạ.
Chọn C.
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, đảo lớn nhất nước ta là
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5 đảo lớn nhất nước ta là đảo Phú Quốc.
Chọn C.
Câu 32:
Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 36.
Cách giải: Biển Đông có các đặc điểm:
- Là một biển rộng, nằm ở phía tây của Thái Bình Dương => A, C sai.
- Là biển tương đối kín, phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo => D sai.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa => B đúng.
Chọn B.
Câu 33:
Dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.
Cách giải: Vùng ven biển miền Trung có nhiều dãy núi chạy sát ra biển: Hoành Sơn, Bạch Mã,... đã chia cắt dải đồng bằng ven biển miền Trung thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Chọn A.
Câu 34:
Điểm cực Tây phần đất liền kinh độ 102009’Đ thuộc
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 13.
Cách giải: Điểm cực Tây của nước ta có kinh độ 102009’Đ thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Chọn A.
Câu 35:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng về nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm?
Phương pháp: Nhận xét bảng số liệu.
Cách giải: Căn cứ vào bảng số liệu :
- Nhiệt độ trung bình tháng tăng dần từ Bắc vào Nam và có sự chênh lệch lớn giữa hai miền => B, C sai.
- Nhiệt độ trung bình tháng VII đều cao, không có nhiều sự chênh lệch. Cao nhất ở Quy Nhơn và thấp ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh => A sai.
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam => D đúng.
Chọn D.
Câu 36:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA HOA KÌ, GIAI ĐOẠN 2000 – 2014 (%)
Nhận xét nào sau đây đúng nhất về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của Hoa Kỳ, giai đoạn 2000 – 2014
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
- A sai: cơ cấu dân số theo độ tuổi của Hoa Kì có sự thay đổi trong giai đoạn 2000 – 2014
- B sai: Nhóm tuổi dưới lao động giảm từ 21,3% xuống 19%, trên lao động tăng từ 12,3% lên 14,8%
- C sai: nhóm tuổi trong độ tuổi lao động có xu hướng giảm từ 66,4% xuống 66,2%
- D đúng: nhóm tuổi dưới lao động (dưới 15) giảm từ 21,3% xuống 19%; nhóm tuổi lao động (15 – 64) giảm từ 66,4% xuống 66,2%; nhóm tuổi trên 65 tăng từ 12,3% lên 14,8%
Chọn D
Câu 37:
Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.
Cách giải: Đồng bằng châu thổ là những đồng bằng được hình thành do sự bồi tụ của các hệ thống sông trên vùng biển nông và thềm lục địa mở rộng => Đồng bằng sông Hồng (được hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp) và đồng bằng sông Cửu Long (được hệ thống sông Mê Công bồi đắp) là 2 đồng bằng châu thổ của nước ta.
Chọn A.
Câu 38:
Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với hai vành đai sinh khoáng nên nước ta có
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 16.
Cách giải: Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
Chọn A.
Câu 39:
Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 14 cho biết đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào của nước ta?
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 14.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 14 đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi Trường Sơn Nam.
Chọn C.
Câu 40:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Tài liệu cập nhật một số thông tin, số liệu trong sách giáo khoa môn Địa lí).
Theo bảng số liệu, nhận xét đúng nhất về tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Châu Phi và thế giới qua các năm
Phương pháp: Nhận xét bảng số liệu.
Cách giải: Căn cứ vào bảng số liệu:
- Tốc độ tăng GDP của thế giới có xu hướng giảm => A, B sai.
- Tốc độ tăng GDP của các nước châu Phi không ổn định và nhìn chung đang có xu hướng giảm (An-giê-ri, CH Công - gô, Nam Phi) => C sai, D đúng.
Chọn D.